Nghĩa về vai trò của Viện kiểm sát nhân dân trong phiên tòa sơ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của VKSND trong phiên tòa sơ thẩm dân sự. (Trang 27 - 31)

7. Kết cấu của luận văn

1.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, ĐIỀU KIỆN, Ý NGHĨA VỀ VA

1.1.4. nghĩa về vai trò của Viện kiểm sát nhân dân trong phiên tòa sơ

tòa sơ thẩm dân sự

Qua nghiên cứu sự hình thành và phát triển Viện kiểm sát nhân dân qua các giai đoạn lịch sử của đất nƣớc, Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 và BLTTDS đã đƣợc bổ sung năm 2011 đƣợc Quốc Hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 19 tháng 3 năm 2011 tiếp tục khẳng định Viện kiểm sát nhân dân trong việc tham gia phiên tòa sơ thẩm xét xử các vụ án dân sự là điều kiện tất yếu phù hợp với thực tiễn. Điều này cho thấy, Viện kiểm sát nhân dân trong việc tham gia phiên tòa xét xử sơ thẩm dân sự tại Tòa án có ý nghĩa về mặt lý luận cũng nhƣ thực tiễn thi hành pháp luật trong điều kiện kinh tế - xã hội nƣớc ta hiện nay.

Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 đã đƣợc sửa đổi bổ sung năm 2011 đƣợc Quốc Hội khóa XII thông qua ngày 29/3/2011. Qua nghiên cứu cho thấy vai trò của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng dân sự không có sự thay đổi so với Bộ luật dân sự năm 2004. Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 đƣợc sửa đổi bổ sung tiếp tục khẳng định Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự, có tăng cƣờng thêm đối tƣợng kiểm sát đƣợc quy định tại khoản 2 Điều 21 Bộ luật tố tụng dân sự là “Viện kiểm sát tham gia phiên tòa đối với những vụ án do Tòa án tiến hành thu thập chứng cứ hoặc đối tượng tranh chấp là tài sản công, lợi ích công cộng, quyền sử dụng đất, nhà ở; một bên đương sự là người chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất, tâm thần”. Đây cũng là dấu

hiệu tích cực đánh giá đúng vai trò và cơ chế kiểm sát trong hoạt động tố tụng tại phiên tòa xét xử sơ thẩm các vụ án dân sự. Để đảm bảo hoạt động tố tụng đƣợc thực hiện nghiêm chỉnh, Viện kiểm sát nhân dân cần phải tham gia các phiên tòa xét xử sơ thẩm để kiểm sát trực tiếp việc tuân theo pháp luật của các chủ thể tiến hành tố tụng, ngƣời tham gia tố tụng. Phƣơng thức kiểm sát trực tiếp tại phiên tòa sơ thẩm các vụ dân sự của VKSND có ý nghĩa bảo đảm hoạt động tố tụng tại phiên tòa sơ thẩm đƣợc thực hiện đúng pháp luật tố tụng, khắc phục đƣợc những hạn chế, kịp thời phát hiện thiếu sót của Hội đồng xét xử. Để thực hiện mục đích và ý nghĩa trên cần tăng cƣờng phạm vi, đối tƣợng kiểm sát, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân trong phiên tòa sơ thẩm các vụ án dân sự.

Hiện tại vai trò của Viện kiểm sát nhân dân chỉ đƣợc xác định trong phạm vi, nội dung nhiệm vụ kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án dân sự tại phiên tòa sơ thẩm mà chƣa đề cao vai trò phát biểu quan điểm về việc giải quyết nội dung vụ án của Viện kiểm sát nhân dân trong phiên tòa sơ thẩm dân sự. Vì có quan điểm cho rằng nhiệm vụ này không thuộc “nội hàm” nguyên tắc kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự, Viện kiểm sát chỉ đóng vai trò là ngƣời giám sát và chỉ phát biểu ý kiến về việc tuân theo pháp luật của Thẩm phán, Hội đồng xét xử, ngƣời tham gia tố tụng đến thời điểm kết thúc tranh luận.

Về phƣơng diện pháp lý, phiên tòa xét xử sơ thẩm dân sự là giai đoạn tố tụng đặc biệt quan trọng trong toàn bộ quá trình giải quyết vụ án dân sự. Trong phiên tòa sơ thẩm dân sự các yêu cầu của đƣơng sự, chứng cứ, các tài liệu đƣợc đánh giá công khai, khách quan, toàn diện, trực tiếp và công khai tại phiên tòa. Vì vậy, sự tham gia của đại diện Viện kiểm sát nhân dân sẽ giúp thẩm phán, Hội đồng xét xử, phát hiện những sai sót, vi phạm pháp luật trong quá trình hoạt động tố tụng trƣớc cũng nhƣ tại phiên tòa sơ thẩm dân sự, nhƣ

trong trƣờng hợp Thẩm phán, Hội đồng xét xử có dấu hiệu vi phạm pháp luật, bỏ sót thủ tục tố tụng dẫn đến quyền và lợi ích hợp pháp của các đƣơng sự không đƣợc bảo đảm và ra quyết định bởi một bản án thiếu khách quan, xâm phạm đến quyền và lợi ích của các đƣơng sự. Nhằm bảo đảm tính thận trọng, khách quan, chính xác của Thẩm phán cũng nhƣ của Hội đồng xét xử cần phải tạo cơ sở pháp lý phù hợp để Viện kiểm sát nhân dân có điều kiện tham gia trong phiên tòa sơ thẩm các vụ án dân sự. Nếu trong phiên tòa sơ thẩm có cơ chế giám sát hiệu quả thì hoạt động xét xử tại phiên tòa sơ thẩm đƣợc thực hiện tốt hơn, bản án sơ thẩm của Tòa án đƣợc giải quyết đúng đắn hơn, quyền và lợi ích hợp pháp của các đƣơng sự đƣợc bảo vệ kịp thời, tiết kiệm đƣợc thời gian, chi phí tố tụng cho Nhà nƣớc và giao lƣu dân sự đƣợc ổn định, thúc đẩy kinh tế phát triển, tránh đƣợc tình trạng kháng cáo, kháng nghị kéo dài.

Viện kiểm sát nhân dân tham gia phiên tòa sơ thẩm còn có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động lập pháp. Tại phiên tòa sơ thẩm dân sự, những ngƣời tiến hành tố tụng, ngƣời tham gia tố tụng kiểm tra phân tích đánh giá toàn diện các yêu cầu, chứng cứ, dẫn chiếu các quy định của pháp luật về nội dung cũng nhƣ pháp luật về hình thức… từ đó đƣa ra phán quyết về việc giải quyết vụ án dân sự đúng pháp luật. Theo nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa và của Nhà nƣớc pháp quyền là khi áp dụng pháp luật các cơ quan tiến hành tố tụng phải căn cứ vào các quy định của pháp luật, không đƣợc lƣớt qua giới hạn quy định của pháp luật. Thông qua hoạt động kiểm sát xét xử trong phiên tòa sơ thẩm dân sự của Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thƣ ký tòa án và những ngƣời tham gia tố tụng, các đƣơng sự … phát hiện ra các quy định của pháp luật còn bất cập, trái với hiến định, mâu thuẫn giữa các quy định của pháp luật về nội dung và pháp luật về hình thức, giữa quy định của các điều luật trong cùng một ngành luật, quy định giữa các ngành luật còn chồng chéo, bất cập không phù hợp với thực tiễn, gây khó khăn trong quá trình áp dụng

thực hiện pháp luật, hiệu quả áp dụng pháp luật không cao làm cho các đƣơng sự, ngƣời tham gia tố tụng mất niềm tin vào các quy định của pháp luật, các quy định của pháp luật chƣa thực sự có hiệu quả để bảo vệ quyền và lợi ích của các đƣơng sự. Do đó, thông qua kiểm sát tại phiên tòa sơ thẩm dân sự, Viện kiểm sát có căn cứ và tập hợp những thiếu sót, bất cập để đề xuất, kiến nghị đến cơ quan ban hành pháp luật, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ những quy phạm pháp luật không còn phù hợp, kiến nghị ban hành quy phạm pháp luật mới thay thế để điều chỉnh quan hệ pháp luật đƣợc phù hợp.

Nhà nƣớc ta là nhà nƣớc pháp quyền, vai trò pháp luật đƣợc đề cao và phải đƣợc tôn trọng, nhất là trong hoạt động xét xử của Tòa án. Đây là mối quan hệ giữa một bên thực thi quyền lực nhà nƣớc còn một bên là các đƣơng sự yêu cầu đƣợc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình (mối quan hệ giữa Nhà nƣớc với công dân). Phiên tòa dân sự đƣợc tiến hành tốt, có hiệu quả, đạt chất lƣợng cao sẽ là cơ sở để Tòa án ra phán quyết bằng một bản án chính xác, khách quan, thấu tình đạt lý, bảo đảm đƣợc quyền và lợi ích hợp pháp của các đƣơng sự. Thông qua hoạt động kiểm sát của Viện kiểm sát nhân dân trong phiên tòa sơ thẩm mới có cơ sở để đấu tranh phòng ngừa đối với các hành vi vi phạm pháp luật của những ngƣời tiến hành tố tụng, ngƣời tham gia tố tụng, có cơ sở để đánh giá mức độ vi phạm để kiến nghị chủ thể có hành vi vi phạm chấm dứt và khắc phục hành vi vi phạm, thiếu sót. Những ngƣời tiến hành tố tụng phải thực hiện đúng các quy định của pháp luật, bảo đảm hoạt động xét xử sơ thẩm đƣợc diễn ra dân chủ, công bằng, khách quan. Cũng thông qua hoạt động kiểm sát tại phiên tòa sơ thẩm dân sự còn hạn chế đƣợc những tƣ tƣởng coi thƣờng pháp luật, khắc phục những thiếu sót, sai phạm trong quá trình hoạt động tố tụng tại phiên tòa sơ thẩm các vụ án dân sự.

dân sự sẽ góp phần bảo vệ tốt quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, bảo đảm công bằng và ổn định xã hội, củng cố lòng tin của nhân dân vào hoạt động xét xử của Tòa án, bảo vệ uy tín của một hệ thống tƣ pháp nói chung và Tòa án nói riêng. Tại phiên tòa sơ thẩm dân sự các quyền và nghĩa vụ của đƣơng sự đều phải đƣợc bảo đảm. Tòa án phải có trách nhiệm phổ biến và thực hiện các quy định của pháp luật để bảo đảm các đƣơng sự đƣợc bình đẳng với nhau về quyền và nghĩa vụ tố tụng của họ, không phân biệt thành phần dân tộc, địa vị xã hội…Củng cố thêm niềm tin của nhân dân vào đƣờng lối, chính sách của Đảng pháp luật của Nhà nƣớc. Ngƣợc lại, không có hoạt động kiểm sát tại phiên tòa sơ thẩm dân sự, chất lƣợng hoạt động xét xử đạt hiệu quả thấp, tình tiết vụ án không đƣợc xem xét, đánh giá khách quan kỹ lƣỡng, những sai phạm không đƣợc phát hiện và kịp thời khắc phục, hoạt động xét xử không minh bạch, thiếu khách quan, dân chủ, các quyền và lợi ích hợp pháp của các đƣơng sự không đƣợc bảo đảm kịp thời dẫn đến làm cho mọi ngƣời mất lòng tin vào hoạt động xét xử của Tòa án và chính sách pháp luật của Nhà nƣớc.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của VKSND trong phiên tòa sơ thẩm dân sự. (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)