Hiệp định về Hợp tác Khoa học và Công nghệ Việt Nam Hoa Kỳ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Ý thức pháp luật của công chức hành chính Nhà nước trong giai đoạn hiện nay ở nước ta Luận văn ThS. Luật 6 01 01 (Trang 80 - 82)

Hiệp định về Hợp tác Khoa học, Công nghệ Việt Nam - Hoa Kỳ được ký ngày 17/11/2000 tại Hà Nội và đã có hiệu lực từ ngày 26/3/2001.

Hiệp định bao gồm 12 điều, 2 Phụ lục với các nội dung chính như sau:

- Hai Bên sẽ cùng xây dựng và thực hiện chương trình hợp tác khoa học và công nghệ vì mục đích hòa bình, trên cơ sở bình đẳng cùng có lợi trong các lĩnh vực mà hai Bên cùng quan tâm.

- Hai Bên sẽ tạo điều kiện cho hợp tác khoa học, công nghệ, khuyến khích việc ký kết các thoả thuận hợp tác giữa các Cơ quan của Chính phủ hai nước trong lĩnh vực này.

- Các hình thức hợp tác bao gồm:

+ Trao đổi các nhà khoa học, chuyên gia kỹ thuật tham gia các chương trình và dự án hợp tác cũng như các hoạt động khác trong khuôn khổ Hiệp định.

+ Tổ chức hội nghị, hội thảo và các khóa đào tạo khoa học về các chuyên đề mà hai bên cùng quan tâm;

+ Các hình thức hợp tác khác do hai Bên cùng thỏa thuận.

- Mỗi Bên hoặc cơ quan tham gia sẽ tự bảo đảm các chi phí cho sự tham gia của Bên mình trong việc triển khai các hoạt động hợp tác thuộc khuôn khổ Hiệp định.

- Thông tin khoa học, công nghệ do các hoạt động hợp tác trong khuôn khổ Hiệp định mà không mang tính chất SHTT có thể được công bố công khai phù hợp với các thông lệ.

- Mỗi Bên bảo đảm bảo hộ một cách đầy đủ và có hiệu quả quyền SHTT được tạo ra hoặc sử dụng cho các hoạt động hợp tác trong khuôn khổ Hiệp định phù hợp với luật pháp của mỗi Bên.

- Liên quan đến việc phân chia quyền SHTT và lợi ích phát sinh từ các công trình nghiên cứu chung được tiến hành trên cơ sở hợp tác giữa các cá nhân/ tổ chức Việt Nam và Hoa Kỳ, Hiệp định quy định rõ:

Đối với các đối tượng SHTT mà luật pháp cả hai nước cùng bảo hộ thì:

+ Mỗi bên được hưởng trên lãnh thổ của mình mọi quyền và lợi ích đối với đối tượng SHTT đó;

+ Tại nước thứ ba cách phân chia sẽ do hai đối tác bàn bạc cho từng trường hợp cụ thể.

Đối với những đối tượng SHTT chỉ được luật pháp của một Bên bảo hộ thì hai Bên sẽ thảo luận với nhau nhằm xác định việc phân chia quyền SHTT đó. Nếu không đạt được thoả thuận trong vòng ba tháng tính từ ngày bắt đầu thảo luận, việc hợp tác về dự án đó sẽ bị chấm dứt theo yêu cầu của một Bên.

- Hai bên sẽ thành lập một Uỷ ban hỗn hợp về Hợp tác Khoa học và Công nghệ để đảm bảo các điều kiện tối ưu cho việc triển khai Hiệp định.

- Hiệp định có hiệu lực trong thời gian 5 năm và mặc nhiên được gia hạn liên tiếp mỗi lần 5 năm, trừ khi một trong các Bên thông báo bằng văn bản cho Bên kia ý định chấm dứt Hiệp định. Mỗi bên có thể chấm dứt Hiệp định vào bất kỳ thời điểm nào sau 06 tháng kể từ khi có thông báo bằng văn bản cho Bên kia.

Trong khi Chương II của Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ (phần về sở hữu trí tuệ) quy định cam kết của hai Bên về nguyên tắc thiết lập ở mỗi nước một hệ thống pháp luật nhằm bảo hộ một cách đầy đủ, có hiệu quả các quyền SHTT và việc sử dụng hệ thống đó cho việc bảo hộ lẫn nhau theo nguyên tắc đối xử quốc gia thì nội dung SHTT trong Hiệp định Hợp tác Khoa học và Cộng nghệ Việt Nam - Hoa Kỳ chỉ đề cập tới các nguyên tắc phân chia quyền và lợi ích phát sinh từ các công trình nghiên cứu chung được tiến hành trên cơ sở hợp tác trong khuôn khổ Hiệp định.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Ý thức pháp luật của công chức hành chính Nhà nước trong giai đoạn hiện nay ở nước ta Luận văn ThS. Luật 6 01 01 (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)