Nhóm giải pháp cụ thể đối với địa bàn tỉnh Bắc Ninh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thi hành án dân sự qua thực tiễn tỉnh bắc ninh (Trang 81 - 101)

3.2. Giải pháp nhằm đẩy mạnh thi hành án dân sự

3.2.2. Nhóm giải pháp cụ thể đối với địa bàn tỉnh Bắc Ninh

Trên cơ sở những khó khăn, thuận lợi cùng các nguyên nhân gây ra tình trạng trên, để làm tốt công tác thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh, tác giả luận văn kiến nghị các cơ quan có trách nhiệm của Bắc Ninh áp dụng một số việc làm cụ thể sau:

3.2.2.1. Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng các cấp; nâng cao công tác quản lý nhà nước, chỉ đạo hoạt động nghiệp vụ trong lĩnh vực THADS trên toàn địa bàn tỉnh Bắc Ninh.

Trên cơ sở Kết luận số 92-KL/TW ngày 12/3/2014 của Bộ Chính trị về quản lý công tác thi hành án, Tỉnh ủy tỉnh Bắc Ninh cần tiếp tục ban hành Chỉ thị tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng các cấp, sự chỉ đạo của UBND và trách nhiệm của TAND trong công tác thi hành án.

Cơ quan THADS tỉnh Bắc Ninh cần tích cực chủ động, tham mưu cho Bộ Tư pháp, Tổng cục THADS, cấp ủy, chính quyền địa phương và Ban Chỉ đạo THADS các cấp trong hoạt động THADS để đạt kết quả công tác cao hơn và từng bước xây dựng, phát triển Ngành lớn mạnh hơn.

Quản lý và kiện toàn đội ngũ cán bộ ngành Thi hành án cả về số lượng, chất lượng trong toàn tỉnh. Chấn chỉnh kỷ cương, kỷ luật trong hoạt động thi hành án; giáo dục nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức; thường xuyên bồi dưỡng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, đặc biệt là cán bộ quản lý, cán bộ dự nguồn, cán bộ trẻ để đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ. Tiếp tục củng cố bộ máy cơ quan THADS theo quy định.

Đẩy mạnh hoạt động giám sát trong lĩnh vực THADS của các cơ quan như: Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc, Viện kiểm sát nhân dân các cấp. Tiếp tục kiện toàn mạnh mẽ Ban Chỉ đạo thi hành án dân sự các cấp theo quy định pháp luật; phát huy vai trò của Ban Chỉ đạo trong việc tham mưu cho Chủ tịch UBND cùng cấp quản lý công tác THADS.

Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn, tập huấn pháp luật về THADS hiện hành theo đợt trong năm để nâng cao trình độ, nghiệp vụ cho cán bộ THADS và ý thức chấp hành pháp luật cho tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh.

quan hữu quan, các tổ chức chính trị - xã hội trong hoạt động thi hành án. Đổi mới và nâng cao chất lượng quản lý, điều hành của Cục THADS. Ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong hoạt động THADS; cải tiến chế độ hội họp, tăng cường thời gian hướng về cơ sở. Cục THADS tỉnh quản lý tốt và sử dụng thường xuyên Website để tạo diễn đàn cho cán bộ, công chức Ngành và nhân dân trong tỉnh tìm hiểu, nắm thông tin về pháp luật THADS, trao đổi nghiệp vụ trong công tác THADS, nắm được tình hình hoạt động chung của cơ quan THADS để có đóng góp, phản ánh kịp thời. Đồng thời tiến hành xây dựng các tiêu chí cụ thể xác định việc có điều kiện và không có điều kiện thi hành, làm cơ sở để các cơ quan Thi hành án dân sự ở địa phương rà soát, xác minh, phân loại án, lập báo cáo, thống kê chính xác, tiến tới giải quyết dứt điểm vụ việc. Đối với những vụ việc không có khả năng thi hành thì đề nghị Bộ Tư pháp cho xóa hoặc không đưa vào số liệu thống kê.

Tăng cường hơn nữa công tác quản lý, chỉ đạo điều hành về THADS để những thiếu sót vi phạm pháp luật trong thi hành án không còn tái diễn trở lại. Trước mắt, cần tập trung chỉ đạo điều hành và tăng cường kiểm tra đôn đốc Chấp hành viên thực hiện đúng quy định của pháp luật trong việc phân loại, xác minh điều kiện thi hành án. Phát hiện và kiểm điểm nghiêm túc đối với các Chấp hành viên, cán bộ thi hành án có hành vi, biểu hiện gây phiền hà, thiếu trách nhiệm trong việc tổ chức xác minh điều kiện thi hành án để đưa các vụ việc tồn đọng lâu ngày ra giải quyết dứt điểm, tạo niềm tin của nhân dân đối với cơ quan Thi hành án. Áp dụng mạnh mẽ các phương thức mới trong công tác THADS, nhằm giải quyết dứt điểm số vụ việc tồn đọng, có điều kiện về tài sản nhưng tổ chức, cá nhân không tự giác chấp hành nghĩa vụ thi hành bản án. Tăng cường hướng dẫn, chỉ đạo cơ quan THADS cấp huyện kịp thời tháo gỡ vướng mắc về thi hành án. Đối với những việc xét

thấy có khó khăn trong xác minh phải xây dựng kế hoạch phối hợp chặt chẽ với Viện kiểm sát cùng cấp để tiến hành điều tra, xác minh nguồn gốc tài sản; xây dựng và lập kế hoạch xác minh chi tiết những vấn đề cần chứng minh, những khó khăn cần làm rõ. Đẩy mạnh công tác xét miễn, giảm thi hành án; đề cao công tác hòa giải, giáo dục thuyết phục người phải thi hành án tự nguyện thi hành án. Tiếp tục giải quyết đúng pháp luật về đơn thư khiếu nại, tố cáo; phấn đấu giải quyết xong 100% số vụ việc thuộc thẩm quyền thụ lý trong năm và những vụ việc tồn đọng từ năm trước chuyển sang.

Tăng cường công tác kiểm tra, theo dõi toàn diện hoạt động của các cơ quan THADS và việc tổ chức thi hành án của cán bộ, Chấp hành viên THADS trong toàn tỉnh. Tổ chức đường dây nóng để lắng nghe sự phản ánh của cán bộ, nhân dân trong tỉnh về hoạt động THADS; kịp thời phát hiện những đơn vị, cán bộ sai phạm, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phát sinh trong thực tiễn.

Cục THADS tỉnh phân công lãnh đạo, Chấp hành viên cấp tỉnh trực tiếp tổ chức thi hành án và theo dõi, chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ đối với các cơ quan Thi hành án dân sự cấp huyện. Thông qua thực tiễn công tác thi hành án dân sự tiến hành tổng kết, đánh giá về các lĩnh vực thường hay gặp khó khăn trong tổ chức thi hành để đề xuất với lãnh đạo tỉnh, Tổng cục, Bộ Tư pháp, với Chính phủ nghiên cứu, sửa đổi bổ sung các văn bản pháp luật hiện hành giúp công tác thi hành án đạt hiệu quả cao. Bên cạnh đó, Cục THADS cần chỉ đạo các cơ quan THADS cấp huyện bố trí lịch tiếp dân hàng tuần để tiếp nhận những thông tin do đương sự phản ánh. Cần xử lý nghiêm khắc nếu có tiêu cực trong ngành đối với những vụ việc có khiếu nại, tố cáo.

Cục THADS chỉ đạo cơ quan Thi hành án dân sự cấp huyện cùng các Chấp hành viên thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo thống kê thi hành án dân sự, kết quả thi hành án theo quy định nhằm đưa công tác THADS đi vào

nề nếp và hoạt động có chất lượng, hiệu quả.

3.2.2.2. Kiện toàn tổ chức, bộ máy cơ quan Thi hành án dân sự; nâng cao năng lực hoạt động của đội ngũ cán bộ, Chấp hành viên ngành THADS tỉnh Bắc Ninh.

Ngành THADS tỉnh Bắc Ninh cần chủ động tham mưu cho Ban Thường vụ Tỉnh ủy, UBND tỉnh ban hành Chỉ thị về việc kiện toàn bộ máy, tổ chức; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức ngành THADS để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong điều kiện hiện nay. Trước mắt, cần thực hiện theo hướng nâng cao vai trò của cơ quan Thi hành án; bảo đảm tương xứng với vị trí của các cơ quan tiến hành tố tụng ở địa phương như Tòa án, Viện kiểm sát, Công an. Tăng biên chế cho Cục THADS tỉnh, khẩn trương tăng biên chế cho các Chi cục cấp huyện theo hướng phạm vi địa bàn, số lượng án nhiều: Đối với các huyện có phạm vi địa bàn rộng, số lượng án nhiều thì phải có 05 Chấp hành viên, riêng thành phố Bắc Ninh phải có 07 Chấp hành viên, mỗi Chấp hành viên phải có 1 cán bộ giúp việc; mỗi Chi cục cấp huyện phải có 02 kế toán (01 kế toán Nghiệp vụ thi hành án và 01 kế toàn Hành chính sự nghiệp). Đồng thời, các Chi cục THADS cấp huyện cần bố trí, phân công cán bộ đảm bảo đúng người, đúng việc, đúng cơ cấu chức danh vào làm công tác văn phòng, kho quỹ, tránh tình trạng một cán bộ phải đảm đương nhiều mảng, hay sử dụng cán bộ tùy tiện.

Tiếp tục bổ sung các chức danh quản lý còn thiếu để bổ nhiệm Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng, đảm bảo mỗi phòng có 02 Phó Trưởng phòng ở Cục; các Phó Chi cục trưởng cho các đơn vị, đảm bảo mỗi Chi cục cấp huyện có 02 Phó Chi cục trưởng (nay huyện Quế Võ thiếu 01 Phó Chi cục trưởng); bổ nhiệm Thẩm tra viên ở các Chi cục cấp huyện ở tỉnh còn thiếu.

Cục THADS kiện toàn mạnh mẽ và tổ chức có hiệu quả đối với các tổ chức như: Hội đồng Thi đua, khen thưởng; Hội đồng Sáng kiến khoa học cơ

sở. Chỉ đạo các Chi cục kiện toàn lại các tổ chức Đảng, đoàn thể theo vị thế của một ngành độc lập.

Đề nghị Bộ Tư pháp cần nhanh chóng đáp ứng đầy đủ và kịp thời kinh phí hoạt động cho cơ quan Thi hành án. Tăng cường cơ sở vật chất, phương tiện hoạt động cần thiết, đặc biệt là hệ thống kho tang vật cho các cơ quan Thi hành án trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh theo đúng tiêu chuẩn bảo quản tang tài vật; trang bị xe ôtô chuyên dùng cho việc cưỡng chế thi hành án (nay ở tỉnh có 01 xe được cấp cho Chi cục THADS thành phố); triển khai công nghệ thông tin trong hoạt động thi hành án, nhằm hiện đại hóa và nâng cao hiệu quả hoạt động và quản lý cho cơ quan thi hành án.

Đề nghị UBND tỉnh Bắc Ninh chỉ đạo các ngành chức năng, UBND cấp huyện quan tâm hỗ trợ, tăng thêm kinh phí hàng năm cho cơ quan Thi hành án dân sự; phối hợp chặt chẽ với Tổng cục Thi hành án dân sự (Bộ Tư pháp) đẩy mạnh công tác chỉ đạo kiểm tra, thanh tra, giám sát của các cơ quan chuyên môn, cơ quan quản lý thi hành án theo quy định của pháp luật, kịp thời khắc phục những thiếu sót và sai phạm trong công tác THADS. Chấn chỉnh và xử lý nghiêm các sai phạm về nghiệp vụ, về công tác quản lý, các tiêu cực làm ảnh hưởng đến uy tín của Ngành. Kết hợp kiểm tra thi hành án với kiểm tra về công tác tổ chức cán bộ.

Các cơ quan có chức năng giám sát hoạt động THADS như Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp trong tỉnh cần xây dựng chương trình, kế hoạch giám sát hoạt động của các cơ quan THADS theo từng quý, năm và tổ chức thực hiện một cách tích cực, chủ động, thường xuyên và có hiệu quả.

Sở Tư pháp tiến hành thống kê, đánh giá sát đáng thực trạng đội ngũ cán bộ tư pháp xã, phường, thị trấn làm cơ sở tham mưu cho UBND tỉnh nhanh chóng trình ra Hội đồng nhân dân tỉnh có giải pháp nâng cao chất

lượng cán bộ tư pháp cơ sở, bổ sung cán bộ tư pháp để hoàn thành các công việc nặng nề của tư pháp cơ sở do phân cấp trong đó có sự phối hợp, hỗ trợ công tác THADS. Đồng thời, chỉ đạo Phòng Tư pháp cấp huyện tăng cường tập huấn, kết hợp với phổ biến nghiệp vụ cho cán bộ tư pháp cơ sở, tạo cho cán bộ tư pháp cơ sở chủ động trong việc cung cấp các nguồn tin về điều kiện tài chính của đương sự để cán bộ thi hành án đỡ mất công đi lại.

Cục THADS cần làm tốt công tác tuyển dụng cán bộ, chú trọng nguồn được đào tạo chính quy, có chất lượng. Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ về công tác thi hành án dân sự với các hình thức và nội dung phù hợp. Chú trọng bồi dưỡng, tổ chức tập huấn nghiệp vụ xác minh, đôn đốc, kê biên, giải quyết khiếu nại, tố cáo thi hành án,… quan tâm đặc biệt tới quy trình, thủ tục khi tổ chức thi hành án đối với các tổ chức phải thi hành án là Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn...

Có các chính sách đãi ngộ, quan tâm về cơ sở vật chất, tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt cho cán bộ, công chức để họ yên tâm công tác và phấn đấu cống hiến cho Ngành; rà soát, quy hoạch cán bộ từ cơ sở, đảm bảo cho đội ngũ cán bộ vừa có tính kế thừa, phát triển theo yêu cầu, nhiệm vụ; vừa đảm bảo tính chủ động trong việc tạo nguồn trước khi bổ nhiệm, đề bạt tránh tình trạng bổ nhiệm, đề bạt xong rồi mới cử đi học, gây ra những dị nghị không tốt trong tổ chức, cơ quan. Xây dựng Quy tắc đạo đức nghề nghiệp để áp dụng thống nhất trong toàn tỉnh.

3.2.2.3. Tăng cường phối hợp giữa cơ quan Thi hành án với các cơ quan hữu quan trong công tác THADS trên địa bàn tỉnh.

Trong thực tiễn ở tỉnh Bắc Ninh cho thấy công tác THADS là công tác rất khó khăn, vất vả. Mặc dù, không thể phủ nhận vai trò tích cực và quyết định vẫn là cơ quan Thi hành án, nhưng việc thi hành án có hiệu quả, đạt kết

quả cao hay không còn rất cần sự quan tâm của cấp ủy Đảng và sự phối hợp đồng bộ, thống nhất của nhiều các cơ quan liên quan.

Trong phạm vi toàn tỉnh, Thường trực Tỉnh ủy, Ban Chỉ đạo cải cách tỉnh và các huyện, Thành ủy cần duy trì tốt việc giao ban thường xuyên và định kỳ với ngành Nội chính để kịp thời lãnh đạo công tác THADS.

Ban Chỉ đạo THADS cần khẳng định vai trò của mình trong công tác THADS. Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc các cấp cần tăng cường hơn nữa giám sát chính quyền, cơ quan Thi hành án các cấp về công tác THADS. Định kỳ nghe cơ quan THADS báo cáo công tác THADS, kịp thời có giải pháp chỉ đạo giải quyết những việc thi hành án khó khăn trong công tác thi hành án, đưa ra những kiến nghị đề xuất để đảm bảo tăng cường công tác thi hành án có hiệu quả.

Cục THADS tỉnh Bắc Ninh cần sớm xây dựng Quy chế phối hợp trách nhiệm thi hành án dân sự giữa Cục THADS với các cơ quan Công an tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, Mặt trận Tổ quốc tỉnh dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo thi hành án tỉnh nhất là Thường trực Hội đồng nhân dân. Trong Quy chế, cần xác định rõ trách nhiệm của từng cơ quan nhất là cơ quan Công an, Viện kiểm sát, Tòa án trong việc áp dụng biện pháp kê biên, phong tỏa tài sản; trong việc cưỡng chế thi hành án đối với những vụ việc khó khăn, phức tạp và giải quyết án tồn đọng…. Ngoài ra, cần xây dựng Quy chế phối hợp riêng với Tòa án đối với những vụ việc mà nội dung bản án tuyên không rõ ràng, không phù hợp với thực tế; những vụ việc đương sự khởi kiện các tổ chức bán đấu giá, thẩm định giá đang trong quá trình tổ chức thi hành án. Giữa cơ quan Thi hành án dân sự và Viện kiểm sát nhân dân tỉnh trong việc phân loại vụ việc có điều kiện và không có điều kiện thi hành đảm bảo chính xác, khách quan; thống nhất về phương pháp chỉ đạo và phối hợp đối với các vụ việc cần áp dụng biện pháp

cưỡng chế. Theo đó, Kiểm sát viên, Thẩm phán chủ động sắp xếp thời gian trao đổi nghiệp vụ để đưa ra giải pháp tổ chức thi hành án tốt nhất đối với những vụ việc khó khăn, phức tạp trong quá trình thi hành án. Bên cạnh đó, xây dựng Quy chế với một số cơ quan khác như Ban Quản lý các khu công nghiệp, Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh khi giải quyết thi hành án liên quan đến doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

UBND xã, phường cần quan tâm bố trí cán bộ tư pháp có năng lực để

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thi hành án dân sự qua thực tiễn tỉnh bắc ninh (Trang 81 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)