2013) trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
2.2.1. Thành tựu đạt được
2.2.1.1. Kết quả về vụ việc, tiền: Trong những năm vừa qua, ngành Thi
hành án dân sự đã dần trở thành một trong những ngành quan trọng trong tổ chức bộ máy nhà nước và là lực lượng không thể thiếu của hệ thống thực thi
pháp luật, đội ngũ cán bộ ngày càng lớn mạnh, chuyên nghiệp với các chức danh Tư pháp độc lập và có hệ thống ngành dọc từ Trung ương đến địa phương theo yêu cầu của công cuộc cải cách Tư pháp.
Trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, hoạt động xét xử của Tòa án có bước chuyển biến mạnh mẽ và đạt được những thành tích đáng khích lệ, số vụ có kháng cáo, kháng nghị giảm. Tỷ lệ giải quyết các loại án đều đạt và vượt chỉ tiêu, không có án để kéo dài quá hạn luật định [42]. Mặt khác, ngành Thi hành án dân sự luôn chủ động khắc phục khó khăn, triển khai đồng bộ và đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội và phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn tỉnh nói riêng và của cả nước nói chung. Do vậy, công tác quản lý lĩnh vực thi hành án dân sự được chú trọng, Cấp ủy ban hành nhiều văn bản chỉ đạo hoạt động thi hành án dân sự, công tác tổ chức cán bộ thi hành án dân sự như Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Ninh ban hành Chỉ thị số 19-CT/TU ngày 19/04/2012 về tăng cường sự lãnh đạo đối với công tác thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh. Vị thế của ngành Thi hành án dân sự đã được nâng lên, ngày càng chuyển biến rõ rệt. Theo thống kê báo cáo từ năm 2009 đến hết tháng 9 năm 2013 thì trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh số việc thụ lý ngày càng tăng cao và có xu hướng tăng nhanh.
Trong 05 năm thụ lý mới 15.968 việc, trong đó số việc thụ lý mới hàng năm tăng dần từ 2.610 việc (năm 2009) đến 3.485 việc (năm 2012) và đến hết tháng 9 năm 2013 thụ lý mới lên đến 4.122 việc. Tỷ lệ số việc thụ lý mới năm 2013 tăng 57,9 % so với năm 2009. Bên cạnh đó, số lượng việc tồn trong 05 năm có giảm dần nhưng không đáng kể: Năm 2009 số lượng việc tồn chuyển sang năm 2012 là 1.591 việc; năm 2013 số lượng việc tồn chuyển sang năm 2014 còn 1.414 việc, giảm 98 việc (thể hiện ở Biểu đồ số 2.1). Trong đó có nhiều vụ việc tồn đọng kéo dài nhiều năm; nhiều vụ việc có điều
kiện thi hành nhưng vì nhiều lý do khác nhau vẫn không thể thi hành dứt điểm được, tạo không ít băn khoăn, bức xúc trong dư luận xã hội.
Biểu đồ số 2.1: Số việc thi hành án dân sự trong 5 năm (2009 -2013)
Nguồn: Cục Thi hành án dân sự tỉnh Bắc Ninh
Tuy vậy, hiệu quả công tác Thi hành án dân sự ngày càng được nâng cao và đi vào ổn định. Đặc biệt, công tác xây dựng ngành Thi hành án dân sự được nâng lên trên tất cả các mặt do đó kết quả thi hành án về việc luôn đạt kết quả khả quan. Qua khảo sát các số liệu thống kê nhận thấy các chỉ tiêu thi hành án về số việc thi hành và giải quyết xong đạt kết quả khả quan nhất định. Số việc thi hành xong hoàn toàn trên số việc có điều kiện thi hành qua các năm cụ thể là 79,5% năm 2009; 81,5% năm 2010; 82,8% năm 2011; 83,6% năm 2012; 83,4% năm 2013. Chỉ tiêu về việc đã thi hành và giải quyết xong
năm 2009 đạt tỷ lệ 90,3% và tăng dần hàng năm, đến năm 2012 đạt tỷ lệ 92,7% và đến năm 2013 chỉ đạt tỷ lệ 92,8% (xem Bảng số 2.1).
Bảng số 2.1: Kết quả thi hành về việc
Năm Tổng số việc Phải thi hành Số việc xong Số việc có ĐK thi hành Số việc không có ĐK thi hành Tỷ lệ % TH, GQ xong/Số việc có điều kiện TH Thi hành xong Giải quyết xong (Đình chỉ, ủy thác, trả đơn, miễn giảm) 2009 4.201 (năm trước chuyển sang:1.591; thụ lý mới: 2.610) 2.388 325 3.004 1.197 90,3% 2010 4.225 (năm trước chuyển sang:1.488; thụ lý mới: 2.737) 2.420 307 2.970 1.255 91,8% 2011 4.512 (năm trước chuyển sang: 1.498; thụ lý mới: 3.014) 2.777 301 3.355 1.157 91,7% 2012 4.918(năm trước chuyển sang:1.433; thụ lý mới: 3.485) 3.152 344 3.770 1.140 92,7% 2013 5.536(năm trước chuyển sang:1.414; thụ lý mới: 4.122) 3.615 409 4.337 1.199 92,8%
Nguồn: Cục thi hành án dân sự tỉnh Bắc Ninh
Trong 05 năm, Cục THADS tỉnh Bắc Ninh thụ lý về tiền và tài sản thi hành án tăng nhanh, từ 100.067.661 tỷ đồng (năm 2009) và đến hết tháng 9 năm 2013 tăng lên 617.551.723 tỷ đồng, tăng gấp 6,17 lần so với năm 2009.
Song song với số việc phải thi hành tăng nhanh thì số tiền phải thi hành ngày càng tăng cao, trong đó thụ lý mới tăng 337.394.941 tỷ đồng, gấp 5,1 lần so với số tiền phải thi hành án năm 2009 (thể hiện ở Biểu đồ số 2.2).
Biểu đồ số 2.2: Số tiền thi hành án dân sự trong 5 năm (2009 - 2013)
(Chú thích: Số liệu đã được làm tròn) Nguồn: Cục thi hành án dân sự tỉnh Bắc Ninh
Qua khảo sát số liệu thống kê ở Cục THADS tỉnh Bắc Ninh nhận thấy: Số tiền có điều kiện thi hành trên tổng số tiền phải thi hành các năm 2009 chiếm 47,43%, năm 2010 chiếm 58,71%, năm 2011 chiếm 72,77%, năm 2012 chiếm 37,81% và năm 2013 chiếm 46,98%. Số tiền thi hành xong so với tổng số tiền có điều kiện thi hành qua các năm cụ thể là 63,9% năm
2009; 49,1% năm 2010; 38,8% năm 2011; 34,1% năm 2012; 76,3% năm 2013. Chỉ tiêu về tiền đã thi hành và giải quyết xong năm 2009 đạt tỷ lệ 89,3% và tăng dần hàng năm, đến năm 2012 đạt tỷ lệ 95,9%, nhưng đến năm 2013 chỉ đạt tỷ lệ 86,8% (xem Bảng số 2.2).
Bảng số 2.2: Kết quả thi hành án dân sự về tiền
Đơn vị tính: 1.000đồng Năm Tổng số tiền phải thi hành Số tiền xong Số tiền có ĐK thi hành Số tiền không có ĐK thi hành Tỷ lệ % TH, GQ xong/Số có điều kiện TH Thi hành xong Giải quyết xong (Đình chỉ, ủy thác, trả đơn, miễn giảm) 2009 100.067.661(năm trước chuyển sang:
33.570.530; thụ lý mới: 66.497.131)
30.311.436 12.610.396 47.465.183 52.602.478 89,3%
2010
143.586.303(năm trước chuyển sang:
57.145.829; thụ lý mới: 86.440.474)
41.420.705 38.860.245 84.296.965 59.289.338 95,2%
2011
233.830.615(năm trước chuyển sang:
63.301.348; thụ lý mới: 170.529.267)
65.993.912 99.594.376 170.169.454 63.661.161 97,3%
2012
335.170.760 (năm trước chuyển sang: 68.242.071; thụ lý mới: 266.928.689)
43.143.273 78.367.836 126.714.571 208.456.189 95,9%
2013
617.551.723 (năm trước chuyển sang: 213.659.651; thụ lý mới: 403.892.072)
73.353.780 178.457.437 290.113.648 327.438.075 86,8%
2.2.1.2. Về cơ chế thực hiện:
Các cơ quan THADS ở tỉnh Bắc Ninh thực hiện thủ tục, trình tự tuân theo Luật Thi hành án dân sự năm 2008, Nghị định số 58/2009/NĐ-CP ngày 13/7/2009, Nghị định số 125/2013/NĐ-CP ngày 14/10/2013 và các Thông tư liên quan đến công tác THADS như: Thông tư liên tịch số 10/2010/TTLT- BTP-BTC-BCA-VKSNDTC-TANDTC ngày 25/05/2010 của Bộ Tư pháp - Bộ Tài Chính - Bộ Công an - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao - Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước,...
Quyền yêu cầu thi hành án là quyền cơ bản của người được thi hành án trong quá trình thi hành án được Nhà nước đảm bảo. Là quyền yêu cầu Nhà nước (thông qua các cơ quan Thi hành án) đảm bảo và thi hành bản án (quyết định) đó được Tòa án nhân danh Nhà nước tuyên xử và quyết định của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của Luật Thi hành án dân sự, nhằm khôi phục, bảo vệ quyền, lợi ích bị vi phạm. Trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, người có quyền yêu cầu thi hành án gồm cả hai bên đương sự. Bên được thi hành án (cá nhân, cơ quan, tổ chức được hưởng quyền và lợi ích trong bản án, quyết định được thi hành) và bên phải thi hành án (cá nhân, cơ quan, tổ chức phải thực hiện nghĩa vụ trong bản án, quyết định được thi hành) đều có quyền yêu cầu cơ quan Thi hành án dân sự có thẩm quyền ra quyết định thi hành án theo quy định của pháp luật.
Để thực hiện quyền yêu cầu thi hành án, người có quyền yêu cầu thi hành án là cá nhân có quyền tự mình yêu cầu thi hành án. Đối với người chưa thành niên, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự là người có quyền yêu cầu thì thực hiện quyền yêu cầu thông qua người đại diện theo pháp luật. Trường hợp người được thi hành án và người phải thi hành án là người mất năng lực hành vi dân sự, hoặc là người chưa thành niên không còn cha mẹ, không xác định
được cha mẹ hoặc cha mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, bị tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ… thì quyền yêu cầu được thực hiện thông qua người giám hộ.
Người được thi hành án, người phải thi hành án là pháp nhân thực hiện quyền yêu cầu thi hành án thông qua người đại diện theo pháp luật.
Ngoài việc tự mình thực hiện quyền yêu cầu thi hành án, người được thi hành án, người phải thi hành án còn có thể thực hiện quyền yêu cầu thi hành án thông qua việc ủy quyền. Cá nhân, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân có thể ủy quyền cho người khác thực hiện việc yêu cầu thi hành án. Loại việc này trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đại đa số vụ việc đều thực hiện đúng theo yêu cầu và thực hiện đúng trình tự, thủ tục và thầm quyền theo quy định. Bên cạnh đó, trong quá trình tổ chức thi hành án thì sự tự nguyện và thỏa thuận của các đương sự ở các thời điểm trong quá trình thi hành án cũng là một nguyên tắc quan trọng được pháp luật ghi nhận và bảo vệ. Đương sự có quyền thỏa thuận với nhau về thời gian, địa điểm, phương thức thi hành án nhưng không được trái pháp luật và đạo đức xã hội (theo Điều 6 Luật Thi hành án dân sự năm 2008).
Tuy nhiên, việc tự nguyện và thỏa thuận về thi hành án của các đương sự phải được lập thành văn bản nêu rõ thời gian, thời điểm, nội dung thỏa thuận, chữ ký của các bên tham gia thỏa thuận và xác nhận của Ủy ban nhân dân địa phương nơi tiến hành việc thỏa thuận. Trong trường hợp, bên phải thi hành án có yêu cầu về việc thi hành án khác với nội dung bản án, quyết định đã tuyên và bên được thi hành án đồng ý chấp thuận thì việc thi hành án được thực hiện theo yêu cầu đó. Khi Thủ trưởng cơ quan Thi hành án dân sự ban hành quyết định thi hành án và đương sự có quyền yêu cầu Chấp hành viên chứng kiến việc thỏa thuận đó thì Chấp hành viên được giao tổ chức thi hành quyết định, bản án đó trực tiếp chứng kiến việc thỏa thuận thi hành án của các
bên đương sự khi thỏa thuận đó là đúng pháp luật. Đồng thời, Chấp hành viên có quyền từ chối, nếu thỏa thuận đó vi phạm pháp luật hoặc trái với đạo đức xã hội nhưng phải lập biên bản và nêu rõ lý do.
Trong trường hợp đương sự không tự nguyện thực hiện theo đúng nội dung đã thỏa thuận thì cơ quan Thi hành án dân sự căn cứ nội dung bản án (quyết định), đơn yêu cầu thi hành án và kết quả đã thi hành theo thỏa thuận để ra quyết định thi hành án. Trường hợp cơ quan Thi hành án dân sự đang tổ chức thi hành án mà đương sự thỏa thuận về việc không yêu cầu cơ quan Thi hành án dân sự thi hành một phần hoặc toàn bộ bản án (quyết định) thì căn cứ vào thỏa thuận của đương sự, cơ quan Thi hành án dân sự ra quyết định đình chỉ thi hành án đối với phần thỏa thuận không yêu cầu thi hành án. Và nếu thỏa thuận nêu trên được thực hiện sau khi tài sản được bán hoặc giao cho người khác nhận để thi hành án thì phải được sự đồng ý của người mua được tài sản hoặc người nhận tài sản để thi hành án.
Thực tiễn trong thời gian qua ở tỉnh Bắc Ninh, các trường hợp thỏa thuận thi hành án đều tuân thủ đúng theo quy định của pháp luật, kết quả thi hành án được công nhận, Chấp hành viên hướng dẫn và làm đúng chức trách của mình trong việc các đương sự tiến hành thực hiện việc thỏa thuận. Việc thỏa thuận thi hành án chủ yếu là án về hôn nhân gia đình, cấp dưỡng nuôi con và các vụ việc dân sự phần lớn mang tính không phức tạp…. Vì vậy, việc khiếu kiện về việc tổ chức thi hành án dân sự đối với Chấp hành viên rất ít xảy ra. Trong 05 năm (2009 – 2013) tại địa bàn tỉnh Bắc Ninh có gần 50 việc các đương sự tự thỏa thuận với nhau để giải quyết việc thi hành án dân sự.
2.2.1.3. Về tổ chức, cán bộ:
Đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác thi hành án dân sự tại tỉnh Bắc Ninh ngày càng được nâng cao ngay từ khâu tuyển dụng. Hiện toàn tỉnh có 105 cán bộ, công chức, trong đó trình độ chuyên môn Thạc sỹ luật 06 cán
bộ, công chức; Đại học 84 cán bộ, công chức; 15 cán bộ, công chức có trình độ cao đẳng. Trình độ chính trị cũng được nâng cao, có 11 cán bộ, công chức có trình độ cao cấp lý luận chính trị; có 25 cán bộ, công chức có trình độ trung cấp chính trị; có 35 cán bộ, công chức đã qua đào tạo chương trình quản lý nhà nước chuyên viên và chuyên viên chính. Toàn ngành Thi hành án dân sự tỉnh Bắc Ninh hiện có 47 Chấp hành viên, chiếm 45% tổng số cán bộ, công chức của Ngành (đảm bảo tỷ lệ Chấp hành viên theo quy định của Bộ Tư pháp). Trong đó có 07 Chấp hành viên trung cấp (hiện đang đề nghị bổ nhiệm 01 Chấp hành viên cao cấp) và 40 Chấp hành viên sơ cấp (hiện đang đề nghị bổ nhiệm 08 Chấp hành viên trung cấp). Ngoài ra toàn ngành Thi hành án dân sự tỉnh còn có 09 Thẩm tra viên và 13 Thư ký thi hành án, số còn lại là công chức khác như chuyên viên pháp lý, kế toán, văn thư, thủ kho, lái xe,...
Về tổ chức, theo quy định của pháp luật hiện hành ở tỉnh Bắc Ninh thành lập Cục Thi hành án dân sự trên cơ sở cơ quan Thi hành án dân sự tỉnh gồm có 04 phòng, ban chuyên môn. Ở cấp huyện thành lập Chi cục Thi hành án dân sự trực thuộc trên cơ sở 08 cơ quan Thi hành án dân sự cấp huyện tương ứng với 08 đơn vị hành chính cấp huyện thuộc tỉnh.
* Ở Cục Thi hành án dân sự tỉnh có 25 biên chế, gồm Lãnh đạo Cục và 04 phòng trực thuộc: Văn phòng, Phòng Tổ chức cán bộ, Phòng Nghiệp vụ và Tổ chức thi hành án dân sự, Phòng Kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Lãnh đạo Cục gồm 04 người (Cục trưởng và 03 Phó Cục trưởng), 03 Trưởng phòng, 04 Phó trưởng phòng, 10 Chấp hành viên (trong đó có 07 Chấp hành viên trung cấp, đang đề nghị bổ nhiệm 01 Chấp hành viên cao cấp; 03 Chấp hành viên sơ cấp, đang đề nghị bổ nhiệm 02 Chấp hành viên trung cấp), 03 Thẩm tra viên, 02 kế toán (01 kế toán Nghiệp vụ thi hành án, 01 kế toán Hành chính sự nghiệp).
gồm: 08 Chi cục trưởng và 15 Phó Chi Cục trưởng (mỗi Chi cục thi hành án dân sự có 01 Chi cục trưởng và 02 Phó Chi cục trưởng, riêng Chi cục Quế Võ mới có 01 Phó Chi cục trưởng, còn thiếu 01 Phó Chi cục trưởng do chưa có nguồn). Về biên chế tùy theo số lượng vụ việc phải thi hành và đặc điểm từng địa phương, mỗi Chi cục được giao từ 08 đến 16 cán bộ, công chức đảm bảo cơ cấu cán bộ theo quy định của Tổng cục Thi hành án dân sự, bao