Thực tiễn áp dụng pháp luật về thỏa thuận trọng tài ở Việt Nam thông qua một số vụ việc điển hình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về thỏa thuận trọng tài thương mại (Trang 52 - 67)

Nam thơng qua một số vụ việc điển hình

Với việc lựa chọn phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác- Lênin và phương pháp thu thập thông tin để giải quyết những vấn đề đặt ra làm kim chỉ nam cho quá trình nghiên cứu đề tài, vậy nên khi tìm hiểu về thực tiễn áp dụng pháp luật về thỏa thuận trọng tài tại Việt Nam, tôi xin đưa ra một số vụ việc điển hình trên thực tế, qua đó có cái nhìn khái qt, sinh động và có cơ sở về vấn đề này.

Vụ việc thứ nhất:

Một công ty Đài Loan và chi nhánh của một công ty kinh doanh hải sản có trụ sở tại Bà Rịa - Vũng Tàu ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa. Hai bên đã thỏa thuận và đưa ra điều khoản trọng tài: "nếu có tranh chấp sẽ nhờ

trọng tài Việt Nam giải quyết" [6].

Khi tranh chấp xảy ra, một bên đã gửi đơn khiếu kiện lên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) yêu cầu giải quyết tranh chấp. Nhưng VIAC đã phải từ chối giải quyết tranh chấp vì trong điều khoản trọng tài việc lựa chọn cơ quan giải quyết tranh chấp, tên của tổ chức trọng tài đã không

được thể hiện cụ thể mà chỉ ghi nhận một cách chung chung. Thỏa thuận trên không đủ cơ sở để xác định thẩm quyền giải quyền giải quyết tranh chấp cho VIAC vì ở Việt Nam hiện nay ngồi Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam cịn có năm Trung tâm Trọng tài khác là: Trung tâm Trọng tài Thương mại Hà Nội, Trung tâm Trọng tài Thương mại Thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm Trọng tài Thương mại Cần Thơ và Trung tâm Trọng tài Thương mại Á Châu.

Sau khi xảy ra tranh chấp hai bên lại khơng có thỏa thuận bổ sung nên theo Khoản 4, Điều 10 Pháp lệnh Trọng tài thương mại 2003 thì thỏa thuận trọng tài trên bị vô hiệu. Do mất nhiều thời gian để nhờ tòa án phân xử, cuối cùng vụ việc được đưa ra Tòa án Nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giải quyết nhưng cũng bị đình chỉ vì đã quá thời hiệu khởi kiện.

● Vụ việc thứ hai: Tranh chấp trong hợp đồng mua bán màn hình LED

Ngày 12 tháng 3 năm 2002, Nguyên đơn (Bên Việt Nam) ký Hợp đồng mua bán màn hình LED (sau đây gọi là Hợp đồng) với Bị đơn (Bên Hàn Quốc) để nhập khẩu màn hình LED trên cơ sở Hợp đồng cho thuê tài chính và Hợp đồng ủy thác nhập khẩu giữa Ngun đơn với Cơng ty cho th tài chính.

Điều khoản trọng tài của hợp đồng như sau:

Tiếng Việt: "Mọi tranh chấp phát sinh từ hợp đồng này sẽ được giải quyết chung thẩm tại Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam bên cạnh Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam"

Tiếng Anh: "Any dispute arising from this contract shall be finally settled by Vietnam International; Arbitartion Centre at the Vietnam Chamber of Commerce and Industry in accordance with the arbitration of the VIAC"

Qua một năm kể từ ngày lắp đặt và vận hành, màn hình LED bộc lộ nhiều sai sót về chất lượng, kỹ thuật nên khơng thể sử dụng được. Sau nhiều lần thương lượng không đạt kết quả, Nguyên đơn đã khởi kiện Bị đơn ra Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) để buộc Bị đơn phải nhận lại màn hình và bồi thường thiệt hại phát sinh mà Nguyên đơn phải gánh chịu.

- Lập luận của Bị đơn

Theo quy định của Hợp đồng, Bị đơn và Nguyên đơn chỉ thống nhất chọn VIAC là cơ quan giải quyết tranh chấp. Bị đơn không đồng ý chọn Quy tắc tố tụng của VIAC để giải quyết vụ kiện mà chọn Quy tắc tố tụng của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Hàn Quốc hoặc của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Paris. Bị đơn đề nghị chọn một Trọng tài viên người nước ngồi, khơng chọn Trọng tài viên trong Danh sách VIAC. Về luật áp dụng, do hai bên không quy định trong Hợp đồng nên Bị đơn đề nghị chọn luật nội dung của Hàn Quốc để giải quyết vụ kiện.

Ngoài ra, Bị đơn còn cho rằng điều khoản trọng tài trong Hợp đồng khơng có hiệu lực vì người Ký hợp đồng của Bị đơn chỉ là Trưởng Văn phòng đại diện tại Việt Nam, khơng có thẩm quyền ký kết theo quy định của pháp luật Việt Nam. Tổng Giám đốc của Bị đơn chỉ ký Giấy ủy quyền cho Trưởng Văn phòng đại diện giao dịch và ký hợp đồng với Cơng ty cho th tài chính về dự án màn hình LED của Nguyên đơn.

- Lập luận của nguyên đơn

Nguyên đơn chỉ chấp nhận chọn VIAC và Quy tắc tố tụng của VIAC theo đúng thỏa thuận trong Hợp đồng, không chấp nhận Quy tắc của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Hàn Quốc hoặc Trung tâm Trọng tài Quốc tế tại Paris. Việc Bị đơn không chấp nhận chọn Quy tắc của VIAC là khơng có cơ sở.

Về việc lựa chọn luật áp dụng giải quyết tranh chấp: Hợp đồng được ký kết và hoàn toàn thực hiện tại Việt Nam. Do các bên không thỏa thuận về luật áp dụng nên căn cứ Điều 769 và Điều 759 Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2005 thì luật áp dùng để giải quyết vụ tranh chấp này là luật Việt Nam. Yêu cầu của Bị đơn chọn luật nội dung của Hàn Quốc để áp dụng là khơng có cơ sở pháp lý cũng như không phù hợp với thông lệ quốc tế.

- Về hiệu lực của Hợp đồng: Hợp đồng hồn tồn có hiệu lực pháp lý, cụ thể:

+ Về phạm vi ủy quyền: Trong Giấy ủy quyền ngày 03 tháng 04 năm 2002, Tổng Giám đốc của Bị đơn đã chỉ định Trưởng Văn phòng đại diện của Bị đơn tại Hà Nội ký kết Hợp đồng với Công ty cho thuê tài chính và thực hiện dự án màn hình LED của Nguyên đơn. Do đó, Trưởng Văn phịng đại diện của Bị đơn Ký Hợp đồng với Ngun đơn là hồn tồn khơng vượt q thẩm quyền Giấy ủy quyền nói trên.

+ Về hiệu lực hợp Đồng: Theo Điều 145, 146 Bộ luật Dân sự Việt Năm năm 2005, Phần 1.2 Nghị Quyết số 04/2003/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán, Tòa án nhân dân tối cao Việt Nam ngày 27 tháng 05 năm 2003 thì hợp đồng kinh tế vẫn có hiệu lực trong trường hợp người ký kết hợp đồng kinh tế không đùng thẩm quyền hoặc vượt quá thẩm quyền nhưng trong quá trình thực hiện hợp đồng được người có thẩm quyền ký kết hợp đồng theo quy định của pháp luật chấp thuận. Ý chí của Bị đơn mong muốn ký kết và thực hiện Hợp đồng với Nguyên đơn được thể hiện, ngoài việc ký Giấy ủy quyền cho Trưởng Văn phòng đại diện. Bị đơn ký kết Hợp đồng, ông Tổng Giám đốc của Bị đơn còn trực tiếp ký lệnh rút từ tài khoản tiền bán màn hình LED thu được từ Nguyên đơn; trực tiếp ký, gửi các công văn từ Hàn Quốc để trao đổi với Nguyên đơn về việc bảo hành màn hình LED.

- Quyết định của trọng tài + Về hiệu lực của Hợp đồng

Điều 15.3 của Hợp đồng quy định nếu tranh chấp phát sinh sẽ do Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam bên cạnh Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam giải quyết. Thực tế, Người ký hợp đồng của Nguyên đơn là Ông X, Giám đốc, đại diện Bên mua (Nguyên đơn) và Ông Y, đại diện Bên bán (Bị đơn), có kèm theo Giấy ủy quyền của Tổng Giám đốc. Tại Giấy ủy quyền lập ngày 03 tháng 04 năm 2002, Tổng Giám đốc của Bị đơn đã ủy quyền cho Trưởng Văn phòng đại diện tại Hà Nội, giao dịch và ký kết hợp đồng Dự án của Nguyên đơn về màn hình LED với Cơng ty cho th tài chính.

Hội đồng Trọng tài cho rằng, trong trường hợp này, Hợp đồng di Trưởng đại diện của Bị đơn tại Việt Nam ký với Nguyên đơn đã làm phát sinh quyền và nghĩa vụ đối với Bị đơn, vì trên thực tế, Hợp đồng này đã được Tổng Giám đốc của Bị đơn chấp thuận, cụ thể là:

Bị đơn đã chấp nhận L/C do người mở ra là Nguyên đơn. Trong L/C có ghi rõ ràng hàng hóa là màn hình LED, trị giá L/C phù hợp với trị giá quy định trong Hợp đồng, Bị đơn đã rút tiền từ L/C này.

Bị đơn đã thuê tài chở hàng đền cảng đích để giao cho người nhận hàng và đã lập đầy đủ các loại chứng từ giao hàng để gửi cho người nhận hàng là Nguyên đơn.

Bị đơn và Nguyên đơn đã nhiều lần gửi văn thư giao dịch với nhau, Bị đơn đã trực tiếp cử chuyên gia từ Hàn Quốc sang lắp đặt, ký văn bản nghiệm thu ba bên, sửa chữa màn hình LED.

Bản thân Ơng Tổng Giám đốc của Bị đơn đã không dưới ba lần trực tiếp gửi thư cho Nguyên đơn về việc sửa chữa màn hình này.

Trong suốt quá trình triển khai thực hiện Hợp đồng, Tổng Giám đốc của Bị đơn không hề phủ nhận hoặc phản đối vai trò Bên mua trong Hợp đồng là Nguyên đơn. Ngược lại, ông đã chỉ đạo và nhiều lần trực tiếp thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Hợp đồng này. Như vậy, Bị đơn đã chấp thuận Hợp đồng này và đã hưởng các quyền phát sinh từ Hợp đồng. Do đó. Bị đơn có nghĩa vụ phải thực hiện các quy định của Hợp đồng, trong đó có thỏa thuận trọng tài quy định tại Điều 15.3 của Hợp đồng.

Về đề xuất của Bị đơn chọn Quy tắc tố tụng của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Hàn Quốc hoặc của Trung tâm Trọng tài Quốc tế tại Paris

Căn cứ Điều lệ, Quy tắc tố tụng trọng tài của VIAC và thỏa thuận của các bên trong thỏa thuận trọng tài, Hội đồng Trọng tài áp dụng Quy tắc tố tụng của VIAC để giải quyết để giải quyết vụ tranh chấp. Việc Hội đồng trọng tài áp dụng Điều lệ và Quy tắc tố tụng của VIAC là phù hợp vì:

Trước khi Pháp lệnh trọng tài thương mại có hiệu lực, khơng có quy định pháp luật nào cho phép VIAC được áp dụng Quy tắc tố tụng của tổ chức trọng tài khác.

Trong Hợp đồng (bản tiếng Anh), các bên đã thỏa thuận chọn VIAC và Quy tắc tố tụng của VIAC. Bị đơn ký thỏa thuận trọng tài một cách tự nguyện nên khơng thể phủ định ý chí của mình.

Do đó, Hội đồng Trọng tài khơng chấp nhận yêu cầu của Bị đơn chọn Quy tắc tố tụng của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Hàn Quốc hoặc của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Hàn Quốc hoặc của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Paris vì u cầu này khơng có cơ sở. Hơn nữa, trên thực tế cũng khơng có các tổ chức trọng tài này.

+ Về luật áp dụng cho nội dung vụ tranh chấp

Hội đồng Trọng tài nhận thấy Hợp đồng được ký kết tại Việt Nam, được thực hiện chủ yếu tại Việt Nam (lắp đặt, nghiệm thu, chạy thử, bảo hành). Do đó, Hội đồng Trọng tài quyết định áp dụng luật Việt Nam.

Từ phân tích trên đây, Hội đồng Trọng tài kết luận giữa Nguyên đơn và Bị đơn thực tế có tồn tại một Thỏa thuận trọng tài và Thỏa thuận trọng tài này có hiệu lực. Căn cứ theo Điều 3 Quy tắc tố tụng của VIAC, Hội đồng Trọng tài cho rằng Hội đồng trọng tài có thẩm quyền giải quyết tranh chấp phát sinh giữa Nguyên đơn và Bị đơn theo hợp đồng nói trên. Bị đơn phải nhận lại màn hình LED và bồi thường các thiệt hại cho Ngun đơn.

Khơng nhất trí với Quyết định của Hội đồng Trọng tài, Bị đơn đã làm đơn ra Tòa án Hà Nội yêu cầu hủy Quyết định dựa trên căn cứ thỏa thuận trọng tài trong Hợp đồng vơ hiệu vì người ký Hợp đồng của Bị đơn không được ủy quyền. Tuy nhiên, sau khi xem xét, Tòa án Hà Nội cho rằng Hợp đồng có hiệu lực pháp luật. Việc VIAC thụ lý giải quyết tranh chấp là hoàn toàn phù hợp với các quy định của pháp luật. Do đó, Tịa đã bác đơn u cầu hủy Quyết định trọng tài của Bị đơn.

Khơng nhất trí với quyết định của Tịa án Hà Nội, Bị đơn lại tiếp tục làm đơn kháng cáo Bản án sơ thẩm của Tòa án Hà Nội lên Tòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao. Tuy nhiên, ngày 26 tháng 10 năm 2004, Tòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao đã mở phiên tào và ra quyết định bác nội dung kháng cáo của Bị đơn, giữ nguyên Quyết định sơ thẩm của Tòa án Hà Nội, Quyết định trọng tài của VIAC có hiệu lực.

Vụ tranh chấp được giải quyết vào thời điểm pháp luật có sự thay đổi, đó là Pháp lệnh trọng tài được ban hành với nhiều quy định hấp dẫn, thơng thống, cho phép các bên được tự do thỏa thuận ngôn ngữ, địa điểm, quy tắc tố tụng và luật áp dụng. Tuy nhiên, Pháp lệnh đã quy định việc giải quyết vụ tranh chấp phải dựa vào các quy định pháp luật có hiệu lực vào thời điểm ký thỏa thuận trọng tài. Do vậy, việc Hội đồng Trọng tài áp dụng pháp luật tại thời điểm ký thỏa thuận trọng tài là hồn tồn có căn cứ pháp lý.

Trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên lựa chọn. Nguyên tắc trọng tài là tơn trọng ý chí tự do thỏa thuận của các bên. Tuy nhiên, một khi các bên đã thỏa thuận quy định trong hợp đồng thì các bên sẽ bị ràng buộc trách nhiệm. Rõ ràng các bên đã thỏa thuận chọn VIAC và Quy tắc của VIAC nhưng Bị đơn lại khơng chấp Quy tắc của VIAC là khơng có căn cứ.

Cũng từ vụ tranh chấp nêu trên, các bên tham gia hợp đồng cần hết sức lưu ý trong việc thỏa thuận nội dung điều khoản trọng tài. Để tránh những rắc rối nảy sinh sau này, các bên cần quy định cụ thể những vấn đề như tên đầy đủ của tổ chức trọng tài, quy tắc tố tụng, ngôn ngữ, địa điểm, luật áp dụng… ngay trong điều khoản trọng tài thì việc giải quyết tranh chấp sẽ thuận lợi cho cả các bên và Hội đồng Trọng tài.

● Vụ việc thứ ba

Vụ việc điển hình thứ hai liên quan tới thỏa thuận trọng tài đó là vụ việc giữa Công ty Dâu tơ tằm Việt Nam (Viseri) và Công ty Kyunggi Silk (Hàn Quốc). Hai cơng ty ký đã hợp đồng trao đổi hàng hóa, nhưng khi ký hợp

đồng,Viseri do không hiểu luật và đánh giá đúng tầm quan trọng của thỏa thuận trọng tài nên đã không chú trọng đến việc: chọn luật, chọn trọng tài, chọn nơi giải quyết tranh chấp (nếu xảy ra). Sau đó, tranh chấp được đưa ra trọng tài Geneva (Thụy Sĩ) giải quyết. Phán quyết của trọng tài Geneva ngày 4/4/2001 buộc Viseri thanh toán cho Kyunggi khoản tiền gần 425.900 USD với lãi suất 7,5%/năm (trong đó gần 21.000 USD tính lãi từ tháng 10/1992, hơn 405.000 USD tính lãi từ giữa tháng 3/1994). Và mức lãi suất này tăng lên 11,5%/năm kể từ 9/1999. Kèm theo đó, Cơng ty Dâu tằm tơ Việt Nam phải thanh tốn gần 40.000 USD tiền phí trọng tài.

Tịa án nhân dân tỉnh Lâm Đồng đã cơng nhận phán quyết trọng tài tại phiên tòa xét xử ngày 18/12/2001. Tại phiên tòa, Viseri đề nghị Hội đồng xét xử xem xét lại nội dung vụ việc, với lý do công ty không hiểu pháp luật mà họ lựa chọn giải quyết tranh chấp, khơng hiểu hết những gì mà trọng tài quốc tế yêu cầu họ cung cấp trong quá trình tố tụng... Tuy nhiên, phạm vi phiên tịa chỉ xét việc cơng nhận phán quyết của trọng tài chứ không xem lại nội dung vụ việc, nên u cầu của Viseri khơng được tịa chấp nhận. Hội đồng xét xử cho rằng phán quyết của Geneva phù hợp với thông lệ quốc tế, với Luật Thương mại Việt Nam, với Pháp lệnh Thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài tại Việt Nam... nên được công nhận thi hành tại Việt Nam.

Nguyên nhân thua kiện của Viseri bên cạnh việc không hiểu luật giải quyết tranh chấp mà chính mình lựa chọn khi ký hợp, mà họ cịn khơng hiểu các thủ tục phải làm sau khi nhận được phán quyết của trọng tài Geneva, nên đã để tuột mất cơ hội khiếu nại và chính họ làm mất hồ sơ, trong khi phía

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về thỏa thuận trọng tài thương mại (Trang 52 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)