Những quy định cụ thể liên quan đến thỏa thuận trọng tài thƣơng mạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về thỏa thuận trọng tài thương mại (Trang 30 - 52)

thƣơng mại

Quy định về khái niệm thỏa thuận trọng tài

Khái niệm thỏa thuận trọng tài được quy định tại Điều 2, Khoản 2 Pháp lệnh Trọng tài thương mại 2003: "Thỏa thuận trọng tài là thỏa thuận

giữa các bên cam kết giải quyết bằng trọng tài các vụ tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh trong hoạt động thương mại" [34].

Trong lịch sử tồn tại và phát triển của pháp luật về trọng tài ở Việt Nam đã có rất nhiều các văn bản pháp luật được ban hành, như Nghị định 116/CP của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của trọng tài kinh tế hay Quyết định 204/TTg về tổ chức của Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam. Tuy nhiên, vấn đề thỏa thuận trọng tài, một vấn đề cốt lõi đóng vai trị quan trọng trong hoạt động của trọng tài, lại chưa được quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật này. Thỏa thuận trọng tài mới chỉ được tiếp cận ở khía cạnh quyền của các bên tranh chấp hoặc dưới khía cạnh là cơ sở cho thẩm quyền

của trọng tài (Điều 3, Nghị định 116/NĐ-CP). Đây là một điểm thiếu sót trong hệ thống pháp luật về trọng tài, việc hiểu rõ về thỏa thuận trọng tài là bước cần thiết đầu tiên để các bên trong quan hệ thương mại có thể định hướng nhằm xây dựng được điều khoản trọng tài hợp lý và có hiệu quả. Với khái niệm thỏa thuận trọng tài tại Điều 2, Khoản 2 thì Pháp lệnh Trọng tài thương mại 2003 đã khắc phục được nhược điểm của pháp luật về trọng tài thương mại trước đây của Việt Nam.

Tuy nhiên, quy định trên cũng đã bộc lộ những hạn chế, theo định nghĩa tại Khoản 2, Điều 2 Pháp lệnh Trọng tài thương mại 2003, có thể hiểu rằng, những tranh chấp phát sinh từ quan hệ thương mại được giải quyết bằng trọng tài có thể là quan hệ phát sinh từ hợp đồng nhưng cũng có thể là quan hệ ngồi hợp đồng, ví dụ tranh chấp phát sinh do việc đòi bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng như tàu đâm va cầu cảng, tàu đâm va nhau v.v…

Hiểu theo định nghĩa trên thì các tranh chấp khơng có quan hệ hợp đồng cũng có thể được giải quyết bằng Trọng tài nếu các bên có thỏa thuận đưa tranh chấp ra giải quyết tại Trọng tài. Do đó, để hạn chế tối đa những rủi ro trong việc áp dụng luật, Pháp lệnh cần cụ thể hóa việc xác định thẩm quyền của Trọng tài tương thích với Luật Mẫu. "Thỏa thuận trọng tài là thỏa thuận

mà các bên đưa ra Trọng tài mọi tranh chấp nhất định phát sinh hoặc có thể phát sinh giữa các bên về quan hệ pháp lý xác định, dù là quan hệ hợp đồng hay không phải là quan hệ hợp đồng …" [17, Điều 7 Khoản 1]. Công ước

New York 1958 về công nhận và thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài cũng quy định rất rõ về vấn đề này "Mỗi quốc gia thành viên sẽ công nhận

một thỏa thuận bằng văn bản, theo đó các bên cam kết đưa ra trọng tài xét xử mọi tranh chấp đã hoặc có thể phát sinh giữa các bên từ một quan hệ pháp lý xác định, dù là quan hệ hợp đồng hay khơng, liên quan đến một đối tượng có khả năng giải quyết tranh chấp bằng trọng tài" (Điều II). Luật Trọng tài của

hầu hết các nước trên thế giới như Luật Trọng tài Anh, Luật Trọng tài Đức, Luật Trọng tài Hàn Quốc, Luật Trọng tài Nga, Luật Trọng tài Nhật Bản v.v…

đều quy định các tranh chấp phát sinh từ quan hệ hợp đồng hoặc ngoài hợp đồng đều được giải quyết bằng Trọng tài.

Sẽ khơng có trọng tài nếu khơng có thỏa thuận trọng tài. Pháp lệnh trọng tài năm 2003 đã xác định rất rõ rằng: các tranh chấp được giải quyết bởi trọng tài nếu trước hoặc sau khi tranh chấp các bên có thỏa thuận trọng tài. Thỏa thuận trọng tài có thể là một điều khoản của hợp đồng (điều khoản thỏa thuận trọng tài) hoặc được lập thành một thỏa thuận riêng.

Có thể nói, thỏa thuận trọng tài là "hòn đá tảng" của quá trình giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài, thể hiện sự nhất trí của các bên cùng đưa tranh chấp ra trọng tài để giải quyết. Thỏa thuận trọng tài có hiệu lực khơng chỉ là hình thức pháp lý ghi nhận sự thỏa thuận của các bên mà còn là một căn cứ pháp lý để dựa vào đó bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bên vi phạm thực hiện nghĩa vụ hợp đồng. Với vị trí, vai trị quan trọng mang tính quyết định đối với phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, thỏa thuận trọng tài được pháp luật các nước cũng như pháp luật quốc tế dành cho một sự quan tâm đặc biệt, thể hiện ở chỗ trong các đạo luật về trọng tài thường có một chương riêng (thường là chương 2) để quy định về vấn đề này (Luật trọng tài thương mại quốc tế Liên bang Nga 1993; Luật trọng tài Canada 1986; Luạt tọng tài Đức 1998…).

Tuy nhiên, trong điều kiện của Việt Nam sự hiểu biết pháp luật của các tổ chức, cá nhân kinh doanh còn hạn chế, với định nghĩa không rõ ràng như trên thì tranh chấp được giải quyết bằng trọng tài thường chỉ được hiểu theo nghĩa là quan hệ phát sinh từ hợp đồng. Điều này khiến cho thẩm quyền giải quyết tranh chấp của trọng tài trên thực tế bị thu hẹp, ngoài ra cịn gây khó khăn cho việc cơng nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài.

Quy định về hình thức thỏa thuận trọng tài

Hình thức của thỏa thuận trọng tài là sự thể hiện ra bên ngoài sự thống nhất ý chí của các bên tham gia quan hệ thương mại. Theo pháp lệnh trọng tài

thương mại 2003 thì thỏa thuận trọng tài phải được lập thành văn bản. Thỏa thuận bằng miệng không được chấp nhận. Điều này có khác với quan điểm của một vài nước khác thuộc hệ thống luật án lệ. Ví dụ như ở Australia, một thỏa thuận có thể làm bằng miệng. Tương tự, theo luật án lệ, một thỏa thuận bằng miệng cũng có thể được thi hành ở Hồng Kơng (tuy nhiên, khi áp dụng pháp lệnh trọng tải Hồng Kơng năm 1982 thì thỏa thuận trọng tài phải được lập thành văn bản). Ở một số nước khác như Đan Mạch, Thụy Điển, thỏa thuận trọng tài không nhất thiết phải được lập thành văn bản. Tuy nhiên, luật trọng tài của nhiều nước trên thế giới và các công ước quốc tế, chẳng hạn như Điều 7 của Luật mẫu và Điều 25 Công ước về giải quyết tranh chấp đầu tư giữa các nước và cơng dân các nước khác, địi hỏi một thỏa thuận trọng tài phải được lập thành văn bản, duy chỉ có điều nội hàm của khái niệm văn bản được hiểu theo nghĩa rộng, hẹp khác nhau.

Theo Điều 9, Khoản 1 Pháp lệnh Trọng tài thương mại 2003 thì "Thỏa thuận trọng tài phải được lập bằng văn bản. Thỏa thuận trọng tài

thông qua thư, điện báo, telex, fax, thư điện tử hoặc hình thức văn bản khác thể hiện rõ ý chí của các bên giải quyết vụ tranh chấp bằng trọng tài được coi là thỏa thuận trọng tài bằng văn bản" [34]. Tuy nhiên, nội hàm khái niệm

"văn bản" cũng được Pháp luật Việt Nam mở rộng gồm cả các dạng như thư, điện báo, telex, fax, thư điện tử hoặc hình thức văn bản khác thể hiện rõ ý chí của các bên giải quyết vụ tranh chấp bằng trọng tài thì đều được coi là thỏa thuận trọng tài bằng văn bản. Quy định trên đã trở thành một tập quán quốc tế chung bởi chỉ có thể xác lập bằng văn bản mới tạo sự tin tưởng cho các bên, đồng thời là cơ sở ràng buộc trách nhiệm của các bên khi phát sinh tranh chấp.

Có hai hình thức tồn tại của thỏa thuận trọng tài được ghi nhận tại Khoản 2, Điều 9 Pháp lệnh Trọng tài thương mại 2003 như sau:

Một là, các bên dự đoán trước và thỏa thuận ngay từ khi bắt đầu quan

trong tương lai. Sự thỏa thuận này thường được thể hiện thành một điều khoản trọng tài trong hợp đồng xác lập quan hệ thương mại giữa hai bên. Điều khoản này thường nằm cuối hợp đồng sau khi các bên đã thỏa thuận xong các điều khoản chính. Điều khoản trọng tài chỉ mang tính dự liệu, chưa chắc chắn hoặc không bao giờ xảy ra nên thường ngắn gọn.

Hai là, sau khi tranh chấp phát sinh, các bên mới thỏa thuận đưa tranh

chấp ra giải quyết bằng trọng tài. Thỏa thuận này thường dưới hình thức một văn bản thỏa thuận riêng và được coi như gắn liền với hợp đồng chính hay cịn gọi là thỏa thuận đưa các tranh chấp hiện thời ra giải quyết theo phương thức trọng tài. Điều 7.2 của Luật mẫu cũng quy định về hình thức văn bản của thỏa thuận trọng tài như sau:

Thỏa thuận trọng tài phải được lập thành văn bản. Thỏa thuận là văn bản nếu nó nằm trong một văn bản do các bên ký kết hoặc bằng sự trao đổi qua thư từ, telex, điện tín hoặc các hình thức trao đổi viễn thơng khác mà ghi nhận thỏa thuận đó hoặc trao đổi về đơn kiện và bản biện hộ mà trong đó thể hiện sự tồn tại của thỏa thuận do một bên đưa ra và bên kia không phủ nhận. Việc dẫn chiếu trong hợp đồng tới một văn bản ghi nhận điều khoản trọng tài lập nên thỏa thuận trọng tài với điều kiện hợp đồng này phải là văn bản và sự dẫn chiếu đó là một bộ phận của hợp đồng này [17].

Hiện nay pháp luật trọng tài của nhiều nước đã tiếp nhận Luật mẫu vào trong luật trọng tài của nước mình, đơn cử như Singapore đã tiếp nhận gần như toàn bộ Luật mẫu. Nhìn vào 2 điều khoản trên chúng ta thấy rằng mặc dù đều quy định hình thức thỏa thuận trọng tài là bằng văn bản nhưng nội hàm khái niệm văn bản của Việt Nam hẹp hơn so với quy định trong Luật mẫu.

Trong Luật mẫu thỏa thuận được coi là bằng văn bản nếu nó nằm trong một văn bản được các bên ký kết hoặc bằng sự trao đổi qua thư từ, telex, điện tín hoặc các hình thức trao đổi về đơn kiện và bản biện hộ mà

trong đó thể hiện sự tồn tại của thỏa thuận do một bên đưa ra và bên kia không phản đối. Việc dẫn chiếu trong hợp đồng tới một văn bản ghi nhận điều khoản trọng tài nên Thỏa thuận trọng tài với điều kiện hợp đồng này phải là văn bản và sự dẫn chiếu đó là một bộ phận của hợp đồng này. Luật Trọng tài Anh còn tiến một bước xa trong việc quy định phạm vi thỏa thuận bằmg văn bản. Theo đó, có mơt thỏa thuận bằng văn bản khi: thỏa thuận được lập bằng văn bản (cho dù nó có được các bên ký hay không); thỏa thuận được lập thông qua việc trao đổi các thông tin bằng văn bản hoặc thỏa thuận được chứng minh bằng văn bản. Thậm chí, trong quá trình tố tụng trọng tài hoặc tố tụng tư pháp, nếu một thỏa thuận không được xác lập bằng văn bản nhưng được một bên viện dẫn và bên kia không phủ nhận thì việc trao đổi đó tạo thành một thỏa thuận bằng văn bản có giá trị pháp lý. Trên thực tế, bên cạnh những hình thức văn bản đã được ghi nhận trong Pháp lệnh Trọng tài thương mại 2003 cịn có các dạng khác cũng được coi là thỏa thuận trọng tài được xác lập dưới dạng văn bản như: thỏa thuận được xác lập thông qua trao đổi thông tin bằng văn bản giữa các bên như trao đổi về đơn kiện và bản tự bảo vệ mà trong đó thể hiện sự tồn tại của thỏa thuận do một bên đưa ra và bên kia không phản đối; hay trong giao dịch các bên có dẫn chiếu đến một văn bản có thể hiện thỏa thuận trọng tài như các hợp đồng mẫu, các chứng từ, điều lệ công ty và những tài liệu khác tương tự. Ví dụ tranh chấp về góp vốn, mua cổ phần giữa cơng ty và người đăng kí kinh doanh, trong Điều lệ cơng ty có điều khoản quy định giải quyết tranh chấp bằng trọng tài là một trong số các phương thức giải quyết tranh chấp, khi đó điều khoản này có thể được coi là một thỏa thuận trọng tài. Với việc quan niệm hình thức văn bản theo nghĩa rộng như trong Luật mẫu đã tạo điều kiện cho việc ghi nhận sự thể hiện ý chí của các bên tranh chấp trong việc thỏa thuận chọn trọng tài có thẩm quyền giải quyết tranh chấp của mình. Và cũng với cách quan niệm như vậy thì quyền và lợi ích của các bên sẽ được bảo vệ một khi tranh chấp xảy ra, vì rằng nếu theo cách quan niệm của nước ta thì có những trường hợp với cùng

một thỏa thuận trọng tài nhưng trọng tài nước ta khơng có thẩm quyền giải quyết nhưng trọng tài nước khác lại có thẩm quyền.

Như vậy, quy định của Pháp lệnh về hình thức của thỏa thuận trọng tài chưa tương thích với Luật Mẫu và luật trọng tài các nước. Điều đáng lưu ý là trường hợp một bên viện dẫn đến thỏa thuận trọng tài và bên kia không phản đối thì được coi là chấp nhận. Tuy nhiên, Pháp lệnh không công nhận trường hợp này, điều này dẫn đến việc cùng một trường hợp về hình thức thỏa thuận trọng tài nhưng trọng tài ở các nước khác được quyền giải quyết vụ tranh chấp theo thỏa thuận đó, cịn trọng tài ở Việt Nam thì khơng, do đó đã hạn chế thẩm quyền của trọng tài thương mại của chúng ta.

Quy định về quan hệ giữa hiệu lực của điều khoản trọng tài với hiệu lực của hợp đồng liên quan

Sự độc lập trong quan hệ giữa điều khoản trọng tài và hợp đồng được quy định tại Điều 11 Pháp lệnh Trọng tài thương mại 2003: "Điều khoản

trọng tài tồn tại độc lập với hợp đồng. Việc thay đổi, gia hạn, hủy bỏ hợp đồng, sự vô hiệu của hợp đồng không ảnh hưởng đến hiệu lực của điều khoản trọng tài" [34].

Đây là nguyên tắc rất quan trọng, đảm bảo mọi tranh chấp phát sinh đều được giải quyết kể cả khi hợp đồng vô hiệu. Nguyên tắc này được ghi nhận trong Luật Mẫu và trong hầu hết luật trọng tài các nước. Khác với tịa án vốn có thẩm quyền đương nhiên để giải quyết tranh chấp nếu các bên khơng có thỏa thuận khác, Trọng tài chỉ có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp nếu được các bên thỏa thuận. Tuy nhiên, với việc lựa chọn trọng tài, các bên đã loại trừ sự can thiệp của tồn án. Do đó, việc xác định điều khoản trọng tài độc lập với hợp đồng có ý nghĩa, bởi vì đây là cơ sở duy nhất để Hội đồng Trọng tài được thành lập xem xét và quyết định hợp đồng có hiệu lực hay khơng. Có thể nói đây là một quy định đặc thù về giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, dù thỏa thuận trọng tài được thể hiện dưới hình thức một điều khoản

nằm trong hợp đồng chính hay dưới hình thức văn bản riêng đi kèm hợp đồng chính thì thỏa thuận trọng tài thực chất chính là một hợp đồng nhỏ có nội dung khác biệt và giá trị độc lập với hợp đồng chính. Điều đó có nghĩa, ngay cả khi hợp đồng chính có sự thay đổi nhưng việc giải quyết tranh chấp đã được các bên thỏa thuận bằng phương thức trọng tài thì sự thay đổi đó cũng khơng ảnh hưởng đến thỏa thuận trọng tài, và Trọng tài hoàn tồn có thể giải quyết tranh chấp của các bên khi hợp đồng vô hiệu hoặc các điều khoản khác vô hiệu.

Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng pháp luật lại phát sinh một số vấn đề liên quan tới tính độc lập về hiệu lực của thỏa thuận trọng tài so với hiệu lực của hợp đồng, như sau:

Một là, trường hợp thỏa thuận trọng tài là thỏa thuận cách thức giải

quyết tranh chấp đối với một hợp đồng cụ thể, hợp đồng đó về bản chất là vô hiệu, nhưng thỏa thuận trọng tài lại không vô hiệu, vấn đề đặt ra là các bên tranh chấp có hay khơng quyền được yêu cầu trọng tài giải quyết các vấn đề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về thỏa thuận trọng tài thương mại (Trang 30 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)