thương mại
Với những đặc điểm đã trình bày ở trên, có thể khẳng định thỏa thuận trọng tài là yếu tố không thể thiếu trong tố tụng trọng tài thương mại, vai trò quan trọng này của thỏa thuận trọng tài được thể hiện ở các phương diện sau:
Thứ nhất, thỏa thuận trọng tài loại trừ thẩm quyền xét xử của Tòa án
đối với tranh chấp. Tuy nhiên, điều này không loại trừ sự hỗ trợ của Tòa án đối với hoạt động giải quyết tranh chấp của trọng tài khi: có khiếu kiện nại liên quan đến thỏa thuận trọng tài vô hiệu, yêu cầu áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời, chỉ định trọng tài viên (trong trường hợp trọng tài vụ việc) và khi có căn cứ pháp luật để đề nghị Tịa án hủy quyết định trọng tài.
Thứ hai, thỏa thuận trọng tài có tác dụng ràng buộc các bên, bởi nó
được xác lập trên cơ sở ý chí tự nguyện và bình đẳng của chính các bên. Một khi đã xác lập thỏa thuận trọng tài thì khơng bên nào được thối thác việc giải quyết tranh chấp tại trọng tài. Qua đó, cũng giúp các bên nâng cao ý thức
trong việc thực hiện những nghĩa vụ đã cam kết, là một biện pháp tích cực để phịng ngừa các tranh chấp.
Thứ ba, thỏa thuận trọng tài là yếu tố quan trọng nhất, luôn được đặt
lên hàng đầu từ khi đưa tranh chấp thương mại ra trọng tài cho tới khi phán quyết cuối cùng được đưa ra. Việc xác định thẩm quyền, phạm vi thẩm quyền của Hội đồng trọng tài trong việc giải quyết tranh chấp phụ thuộc vào các giới hạn đặt ra trong thỏa thuận trọng tài trọng tài. Đặc biệt với những tranh chấp có yếu tố nước ngồi thỏa thuận trọng tài còn cho phép lựa chọn nơi tiến hành tố tụng trọng tài, luật áp dụng và ngôn ngữ trọng tài trong điều kiện phù hợp nhất. Thỏa thuận trọng tài với nội dung chính là quyền lựa chọn của các bên về các yếu tố của luật tố tụng trọng tài sao cho phù hợp nhất với mình nên sẽ giúp hình thành những điều kiện tốt nhất để tiến hành trọng tài và thi hành quyết định trọng tài.
Từ phân tích trên đây, có thể khẳng định rằng, thỏa thuận trọng tài được xem là vấn đề then chốt và có vai trò quyết định đối với việc áp dụng Trọng tài như một phương thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh. Có thể nói, khơng có thỏa thuận trọng tài thì khơng có việc giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài. Nhưng trên thực tế hiện nay thỏa thuận trọng tài vẫn chưa phát huy được hết vai trị to lớn của mình, vẫn cịn nhiều những vướng mắc liên quan tới thỏa thuận trọng tài làm cản trở quá trình tố tụng trọng tài. Vậy, phải làm thế nào để thỏa thuận trọng tài thực sự phát huy được hết vai trị của mình, thực sự trở thành bước khởi đầu hồn hảo cho tố tụng trọng tài. Câu hỏi trên chỉ có thể được trả lời khi ta nghiên cứu thỏa thuận trọng tài từ hai góc độ là pháp luật thực định và thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật đó tại Việt Nam.
Chương 2