Những giải pháp về pháp lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phòng, chống phân biệt đối xử trên cơ sở bản dạng giới và xu hướng tính dục trên thế giới và ở việt nam (Trang 85 - 89)

3.2. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phòng, chống phân

3.2.1. Những giải pháp về pháp lý

Từ những quan điểm về việc nâng cao hiệu quả phòng, chống phân biệt đối xử trên cơ sở bản dạng giới và xu hƣớng tính dục, cần có những biện pháp pháp lý cụ thể để hạn chế, phòng, chống thực trạng phân biệt đối xử đang diễn ra hiện nay. Nhất là khi mà pháp luật Việt Nam hiện nay chƣa điều chỉnh toàn diện, chƣa theo kịp đƣợc sự phát triển của cộng đồng LGBT.

Giải pháp đầu tiên và mang tính quyết định là việc ghi nhận chính thức sự tồn tại của cộng đồng LGBT trong Hiến pháp - văn bản có giá trị pháp lý cao nhất, đƣợc coi là đạo luật “gốc” và tất cả các quy định của các ngành luật khác bắt buộc phải phù hợp Hiến pháp. Nhƣng có thể thấy trong Điều 26 Hiến pháp 2013 có ghi rõ:

1. Công dân nam, nữ bình đẳng về mọi mặt. Nhà nƣớc có chính sách bảo đảm quyền và cơ hội bình đẳng giới.

3. Nghiêm cấm phân biệt đối xử về giới.

và Khoản 1 Điều 36: Nam, nữ có quyền kết hôn, ly hôn. Hôn nhân theo nguyên tắctự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau.

Việc này cho thấy hiện nay Hiến pháp chỉ quy định hai giới tính là nam hoặc nữ nên một số không nhỏ quy định của các ngành luật khác cũng chỉ quy định về quyền và nghĩa vụ của hai giới tính này dẫn tới việc vi phạm không vị xử lý, bị xâm phạm không đƣợc bảo vệ, tạo ra những khó khăn cho Nhà nƣớc trong quản lý xã hội. Vì vậy, trong Hiến pháp cần ghi nhận sự tồn tại của cộng đồng LGBT để họ đƣợc hƣởng những quyền con ngƣời nhƣ giới tính nam và giới tính nữ. Từ đó, các ngành luật khác có căn cứ pháp lý quy định cụ thể hơn về quyền và nghĩa vụ của ngƣời đồng tính, song tính và chuyển giới và. Nhƣ vậy mới có thể tháo gỡ đƣợc một số khó khăn trong thực tiễn áp dụng pháp luật và phòng, chống đƣợc tình trạng phân biệt đối xử trên cơ sở bản dạng giới và xu hƣớng tính dục.

Song song với giải pháp thứ nhất, giải pháp thứ hai là các kiến nghị cụ thể cho các ngành luật riêng để thay đổi một cách đồng bộ với Hiến pháp:

Thứ nhất, trong luật hôn nhân và gia đình: nên công nhận hôn nhân

đồng tính hoặc công nhận hình thức chung sống có đăng ký của ngƣời đồng tính để đảm bảo các quyền của ngƣời đồng tính và phù hợp với xu hƣớng trên thế giới. Khi vấn đề

này đƣợc công nhận, thì cần phải sửa đổi, bổ sung nội dung này vào các văn bản liên quan nhƣ Nghị định xử phạt hành chính trong lĩnh vực hôn nhân gia đình, Luật Xử lý vi phạm hành chính, Luật Bình đẳng giới… Các cặp đôi cùng giới phải có những quyền lợi chính đáng, bao gồm quyền đƣợc chung sống, đƣợc đại diện hợp pháp cho nhau, đƣợc kết hôn, sinh con, nhận con nuôi, đƣợc quyền thừa kế nhƣ những cặp đôi dị tính khác. Các quyền này cần

phải đƣợc ghi nhận trong Bộ luật Dân sự, Luật Hộ tịch, Luật con nuôi, Luật Hôn nhân và Gia đình.

Thứ hai, ngƣời chuyển giới phải có quyền đƣợc thay đổi giới tính của

mình, trên thực tế và cả trên giấy tờ tuỳ thân sau khi tiến hành phẫu thuật chuyển giới. Ngƣời liên giới tính do khiếm khuyết về cơ quan sinh dục phải có quyền đƣợc thay đổi giới tính của mình theo mong muốn, hoặc có quyền duy trì tình trạng liên giới tính của mình mà không bị gia đình hoặc nhân viên y tế can thiệp, trên thực tế lẫn trên giấy tờ tuỳ thân. Các quyền này cần phải đƣợc ghi nhận trong Bộ luật Dân sự, Luật Bảo vệ, Giáo dục và Chăm sóc trẻ em.

Thứ ba, trong pháp luật về phòng chống mại dâm, chúng ta có thể quy

định việc dùng tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác để trao đổi lấy hoạt động tình dục giữa những ngƣời đồng giới là hành vi mua dâm, từ đó có căn cứ pháp lý để xử lý đối với hành vi mua, bán dâm; môi giới hoặc chứa mại dâm đồng giới. Tùy thuộc vào mức độ vi phạm khác nhau mà các hành vi trên có thể bị xử phạt hành chính hoặc xử lý hình sự. Mọi vi phạm quyền lợi cơ bản của ngƣời LGBT, nhƣ việc phân biệt đối xử dựa trên xu hƣớng tính dục và bản dạng giới cần đƣợc xử phạt theo pháp luật, và đƣợc ghi nhận trong Bộ luật Hình sự. Các hành vi lạm dụng, xâm hại tình dục ngƣời chuyển giới hoặc liên giới tính, hoặc trong trƣờng hợp nạn nhân có cùng giới tính với ngƣời phạm tội, đều cần đƣợc xử phạt theo pháp luật.

Thứ tư, trong luật hình sự, chúng ta có sơ sở pháp lý để xử lý hình sự

đối với hành vi giao cấu trái phép với ngƣời đã chuyển đổi giới tính và hành vi tình dục trái phép với ngƣời đồng giới. Cùng với đó, trong luật tố tụng hình sự và thi hành án hình sự, chúng ta cụ thể hóa các quy định về khám ngƣời, tạm giữ, tạm giam ngƣời để đảm bảo tốt hơn quyền và lợi ích chính đáng của ngƣời đồng tính, ngƣời chuyển giới.

Bộ Y tế cần chỉ đạo và ban hành hƣớng dẫn việc cung cấp các dịch vụ y tế không phân biệt đối xử cho ngƣời LGBT. Nhân viên y tế cũng cần đƣợc đào tạo và tập huấn về vấn đề đa dạng tính dục để tránh định kiến và phân biệt đối xử với ngƣời LGBT khi họ tiếp cận các dịch vụ y tế. Các cơ sở truyền thông cần phổ biến và tuyên truyền các chủ đề sức khỏe giới tính, tình dục, các vấn đề liên quan đến LGBT. Luật pháp cần thừa nhận và cho phép quyền thay đổi giới tính của một cá nhân trên giấy tờ và trong thực tế, để các cơ sở cung cấp dịch vụ đƣợc phép thực hiện phẫu thuật chuyển giới và phải chịu trách nhiệm cho toàn bộ quá trình phẫu thuật. Ngƣời chuyển giới cần đƣợc cung cấp thông tin và tƣ vấn về các biện pháp uống thuốc, tiêm hoóc-môn, và phẫu thuật cũng nhƣ các dịch vụ hỗ trợ tâm lý bởi các nhân viên y tế đã qua đào tạo.

Cuối cùng, Luật chống phân biệt đối xử cần đƣợc dự thảo và ban hành.

Đây đƣợc coi là một trong những giải pháp pháp lý quan trọng khi mà các điểu khoản chống phân biệt đối xử riêng lẻ trong các luật riêng hiện tại tỏ ra chƣa hiệu quả. Đối tƣợng của luật này sẽ là các nhóm yếu thế trong xã hội nhƣ những ngƣời nhiễm HIV, trẻ em, ngƣời già,.. Các quy định trong luật này cần quy định rõ các quyền của từng nhóm đối tƣợng, xác định cụ thể các hành vi phân biệt đối xử đồng thời quy định các chế tài khi phát hiện các hành vi vi phạm. Trong đó, cần quy định một chƣơng riêng về phòng, chống phân biệt đối xử dựa trên bản dạng giới và xu hƣớng tính dục. Việc ban hành luật chống phân biệt đối xử, nghiêm cấm phân biệt đối xử dựa trên xu hƣớng tính dục và bản dạng giới sẽ khiến ngƣời LGBT đƣợc bảo vệ tốt hơn, làm thay đổi nhận thức chƣa đúng đắn về quyền bình đẳng trong xã hội, tăng sự tự tin của ngƣời LGBT để đối phó với những phân biệt đối xử. Ngoài ra, luật chống phân biệt đối xử còn đƣợc đánh giá là động lực để ngƣời LGBT công khai về xu hƣớng tính dục, bản dạng giới cũng nhƣ thể hiện tình cảm với ngƣời yêu của họ. Việc công khai của ngƣời LGBT trở nên an toàn hơn, và đƣợc bảo vệ của

pháp luật. Họ có cảm giác pháp luật đang đồng hành, đứng về phía và bảo vệ họ. Song song đó, để luật chống phân biệt đối xử đƣợc thực thi hiệu quả thì cũng phải tiếp tục quá trình nâng cao nhận thức xã hội về LGBT.

Tóm lại, khi Hiến pháp đƣợc sửa đổi, ghi nhận sự tồn tại của cộng đồng LGBT thì khi đó các ngành luật riêng sẽ có cơ sở pháp lý để sửa đổi, bổ sung và đặt biệt là tiền đề để ra ban hành Luật chống phân biệt đối xử làm cơ sở để bảo đảm quyền bình đẳng giữa ngƣời đồng tính, song tính và chuyển giới với những các nhân khác trong xã hội trên mọi lĩnh vực. Nhà nƣớc, xã hội và gia đình cần tạo điều kiện để ngƣời đồng tính, song tính và chuyển giới phát triển toàn diện, phát huy vai trò của mình trong xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phòng, chống phân biệt đối xử trên cơ sở bản dạng giới và xu hướng tính dục trên thế giới và ở việt nam (Trang 85 - 89)