2.2. Thực tiễn quản lý nhà nƣớc về Lý lịch tƣ pháp tại tỉnh Tuyên Quang
2.2.3. Nguyên nhân của những hạn chế trong công tác quản lý nhà nước
nước về lý lịch tư pháp
2.2.3.1. Nguyên nhân chủ quan
- Một số cơ quan, đơn vị có liên quan đến công tác phối hợp tra cứu, xác minh thông tin LLTP chưa nhận thức sâu sắc vị trí, vai trò của công tác LLTP; việc trả lời văn bản xác minh của cơ quan quản lý LLTP còn chậm thời hạn theo quy định; một số Tòa án chưa cung cấp đầy đủ bản án đã có hiệu lực pháp luật cho Sở Tư pháp theo quy định.
- Việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho cán bộ, nhân dân về LLTP còn ít; một số trường hợp người có yêu cầu cấp Phiếu LLTP có án tích nhưng không kê khai ảnh hưởng đến thời hạn cấp phiếu.
- Một số trường hợp phải tra cứu,xác minh về tình trạng án tích đã quá lâu, cơ sở dữ liệu của các cơ quan tiến hành tố tụng không còn lưu trữ đầy đủ thông tin.
2.2.3.2. Nguyên nhân khách quan
- Tại Sở Tư pháp, do khối lượng công việc nhiều, biên chế chuyên môn còn hạn chế, chưa đáp ứng theo Quyết định số 2369/QĐ-TTg ngày 28/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Xây dựng Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia và kiện toàn tổ chức thuộc Sở Tư pháp để xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp"; các cơ quan Thi hành án, Công an công việc chuyên môn nhiều nên thời gian thực hiện công tác LLTP còn hạn hẹp.
Trong công tác kiện toàn tổ chức bộ máy, biên chế
Thứ nhất, tổ chức bộ máy, biên chế nhân sự làm công tác lý lịch tư pháp chưa tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ. Cũng như các Sở Tư pháp khác, đội ngũ cán bộ làm công tác lý lịch tư pháp của Sở Tư pháp Tuyên Quang chưa đáp ứng được với khối lượng công việc hiện tại. Tại các cơ quan Tòa án, Kiểm sát, Quốc phòng… chưa có cán bộ chuyên trách làm nhiệm vụ phối hợp tra cứu, xác minh, trao đổi, cung cấp thông tin nên việc thực hiện nhiệm vụ còn nhiều lúng túng.
Thứ hai, chất lượng của đội ngũ công chức, viên chức làm công tác lý lịch tư pháp chưa chuyên nghiệp, chưa có trình độ chuyên môn sâu do chưa được đào tạo bài bản về chuyên môn nghiệp vụ lý lịch tư pháp. Công tác đào tạo nghiệp vụ lý lịch tư pháp thời gian qua còn gặp nhiều khó khăn, chương trình, nội dung đào tạo chưa bài bản, chuyên nghiệp; đội ngũ giảng viên cũng chưa có nhiều kinh nghiệm thực tiễn về công tác này, đặc biệt là về nghiệp vụ xây dựng cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp.
Trong công tác phối hợp giữa các cơ quan có liên quan
Thứ nhất, việc bố trí cán bộ làm nhiệm vụ tra cứu, xác minh, trao đổi cung cấp thông tin tại các cơ quan có liên quan còn nhiều hạn chế. Hiện nay, bộ phận đầu mối cung cấp thông tin lý lịch tư pháp tại các cơ quan có thẩm quyền cung cấp thông tin chưa được quan tâm, bố trí theo quy định tại Thông
tư liên tịch số 04. Công chức làm nhiệm vụ cung cấp, tra cứu, xác minh thông tin tại các Bộ, ngành có liên quan đều thực hiện theo chế độ kiêm nhiệm nên đã ảnh hưởng đến tiến độ cung cấp thông tin lý lịch tư pháp.
Thứ hai, Luật Lý lịch tư pháp và các văn bản hướng dẫn thi hành luật đã quy định rất cụ thể nhiệm vụ của các cơ quan liên quan trong việc cung cấp thông tin lý lịch tư pháp cho cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp để xây dựng cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp nhưng chưa có cơ chế đảm bảo thực hiện nhiệm vụ. Do vậy, công tác phối hợp giữa Sở Tư pháp Tuyên Quang với các cơ quan nhiều lúc chưa được thực hiện đúng theo tinh thần của Luật Lý lịch tư pháp, Nghị định số 111/2010/NĐ-CP và Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT- BTP-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP, cụ thể một số Tòa án, Chi cục Thi hành án dân sự… chưa gửi hoặc chậm gửi thông tin lý lịch tư pháp cho Sở Tư pháp Tuyên Quang. Hay việc gửi thông tin lý lịch tư pháp của một số Sở Tư pháp khác gửi cho Sở Tư pháp Tuyên Quang thông qua phần mềm lý lịch tư pháp dùng chung cũng chỉ có số văn bản, tên văn bản và cơ quan ra văn bản, còn nội dung thì không có và không gửi văn bản giấy theo quy định cho Sở Tư pháp Tuyên Quang. Đặc biệt, việc cung cấp các thông tin lý lịch tư pháp của công an cấp huyện như giấy chứng nhận chấp hành xong thời gian thử thách án treo, án phạt cải tạo không giam giữ, án phạt cấm cư trú, quản chế, tước một số quyền công dân, án phạt cấm đảm nhiệm chức vụ…
Thứ ba, việc thực hiện Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT-BTP- TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP tại thành phố Tuyên Quang còn hạn chế do thành phố Tuyên Quang chưa ban hành được Quy chế phối hợp về trình tự, thủ tục trong việc cung cấp, xác minh, trao đổi, tra cứu thông tin lý lịch tư pháp, do đó chưa có sự phối hợp đồng bộ của các cơ quan có liên quan. Tòa án nhân dân các cấp chủ yếu cung cấp thông tin các bản án, trích lục bản án hình sự, một số ít các quyết định khác liên quan đến bản án, đặc biệt là các
thông tin về việc cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã theo quyết định tuyên bố phá sản thì Tòa án nhân dân chưa cung cấp cho Sở Tư pháp Tuyên Quang.
- Điều kiện kinh tế xã hội của tỉnh chưa phát triển, kinh phí đảm bảo thực hiện công tác LLTP còn hạn chế.
- Một số quy định của pháp luật về LLTP không phù hợp với thực tiễn áp dụng:
+ Theo quy định tại Luật lý lịch tư pháp năm 2009:
1. Thời hạn cấp Phiếu lý lịch tư pháp không quá 10 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu hợp lệ. Trường hợp người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp là công dân Việt Nam đã cư trú ở nhiều nơi hoặc có thời gian cư trú ở nước ngoài, người nước ngoài quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 47 của Luật này, trường hợp phải xác minh về điều kiện đương nhiên được xóa án tích quy định tại khoản 3 Điều 44 của Luật này thì thời hạn không quá 15 ngày [30, Điều 48, Khoản 1].
Tuy nhiên theo quy định của Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT-BTP- TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP hướng dẫn trình tự, thủ tục tra cứu, xác minh, trao đổi, cung cấp thông tin lý lịch tư pháp do Bộ Tư pháp - Tòa án nhân dân tối cao - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao - Bộ Công an - Bộ Quốc phòng ban hành thì tổng thời gian tra cứu xác minh để cấp phiếu LLTP đối với trường hợp có án tích là 15 ngày làm việc, vượt quá thời hạn cấp phiếu LLTP theo quy định của Luật LLTP.
+ Luật LLTP và các văn bản hướng dẫn thi hành chưa có quy định về thời hạn sử dụng của Phiếu LLTP dẫn đến thiếu thống nhất trong cách hiểu và áp dụng trên thực tế.
+ Luật LLTP và các văn bản hướng dẫn thi hành chưa có quy định về biện pháp xử lý đối với trường hợp người có yêu cầu cấp Phiếu LLTP có án
tích nhưng không kê khai; trường hợp các cơ quan, đơn vị phối hợp tra cứu, xác minh thông tin LLTP không trả lời hoặc chậm trả lời. Những trường hợp này thường làm phát sinh và kéo dài thời gian tra cứu, xác minh dẫn đến chậm trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo quy định.
Trong công tác xây dựng cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp
Thứ nhất, Luật Lý lịch tư pháp đã đặt ra các chế định có hiệu lực, tính pháp lý cao, là cơ sở cho việc tổ chức, xây dựng cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp, cũng như các Sở Tư pháp khác, tại Sở Tư pháp Tuyên Quang công tác xây dựng cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp vẫn gặp nhiều khó khăn, lúng túng từ mặt lý luận tới kinh nghiệm thực tiễn; từ định hướng, khái quát về quy mô, cấu trúc cơ sở dữ liệu cho tới việc tổ chức thực hiện do đây là công tác mới.
Thứ hai, việc cung cấp thông tin của các cơ quan liên quan đều được thực hiện theo phương pháp thủ công, chưa sử dụng phần mềm xử lý thông tin áp dụng cho việc cung cấp, xác minh thông tin lý lịch tư pháp nên công tác cung cấp thông tin lý lịch tư pháp chưa đạt hiệu quả cao; việc rà soát, thống kê các thông tin lý lịch tư pháp đã cung cấp hoặc chưa cung cấp còn gặp nhiều khó khăn. Thực tế này dẫn đến việc tra cứu, xác minh thông tin lý lịch tư pháp có từ ngày 01/7/2010, phục vụ công tác cấp Phiếu lý lịch tư pháp phần lớn vẫn còn dựa trên cơ sở thông tin của cơ quan công an và các cơ quan khác cung cấp.
Thứ ba, việc tiếp nhận và xử lý thông tin lý lịch tư pháp được thực hiện liên tục, thường xuyên với số lượng thông tin về án tích từ các cơ quan Tòa án, Thi hành án dân sự, các Sở Tư pháp… nhiều nhưng thông tin của người bị kết án gửi đến từ các cơ quan này không đầy đủ nên ảnh hưởng một phần không nhỏ đến việc tiếp nhận và xử lý thông tin như: Sở Tư pháp tiếp nhận được một bản án hình sự có hiệu lực pháp luật nhưng không có thông tin về tình trạng thi hành bản án hình sự cũng như thông tin về án phí… hay có
thông tin về bản án hình sự sơ thẩm nhưng bị kháng cáo, kháng nghị mà không có thông tin về bản án hình sự phúc thẩm…
Thứ tư, mô hình cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp hai cấp tại Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia và tại các Sở Tư pháp đã bắt đầu bộc lộ những bất cập do thông tin lý lịch tư pháp phải thường xuyên trao đổi giữa các cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu ở trung ương và địa phương, nên mất nhiều chi phí và thời gian.
Tiểu kết Chƣơng 2
Trong những năm gần đây, công tác quản lý nhà nước về Lý lịch tư pháp tại tỉnh Tuyên Quang nhìn chung đã đạt được những kết quả nhất định trên các mặt từ xây dựng thể chế, phối hợp liên ngành trong việc kiểm tra tình hình thực hiện Luật Lý lịch tư pháp đến việc xây dựng cơ sở dữ liệu Lý lịch tư pháp. Công tác tổ chức bộ máy dần dần được kiện toàn và được quan tâm từ các cấp chính quyền địa phương. Nhờ vậy, cơ sở dữ liệu Lý lịch tư pháp ngày càng hoàn hiện, đáp ứng nhu cầu khai thác thông tin.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác quản lý nhà nước về Lý lịch tư pháp tại tỉnh còn một số hạn chế như: Công tác xây dựng văn bản hướng dẫn triển khai thi hành Luật Lý lịch tư pháp; Công tác tuyên truyền, phổ biến Luật Lý lịch tư pháp; Công tác tổ chức quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp; Công tác phối hợp liên ngành; Công tác xây dựng cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp; Công tác cấp Phiếu Lý lịch tư pháp và việc đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất, kỹ thuật.
Nguyên nhân của những hạn chế nêu trên bao gồm cả những nguyên nhân chủ quan và khách quan. Một số các nguyên nhân chính có thể thấy, đó là công chức, viên chức làm về nhiệm vụ Lý lịch tư pháp tại một số cơ quan chưa nhận thức rõ về vai trò và trách nhiệm của mình trong việc cung cấp thông tin để xây dựng, quản lý, sử dụng, khai thác cơ sở dữ liệu Lý lịch tư pháp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang. Hoạt động phối hợp giữa Sở Tư pháp với các cơ quan có liên quan trong tra cứu, xác minh, cung cấp thông tin Lý lịch tư pháp vẫn thực hiện dưới hình thức trao đổi bằng văn bản giấy, chưa được ứng dụng công nghệ thông tin, chưa được điện tử hóa nên hiệu quả phối hợp chưa cao, chưa kịp thời. Cán bộ làm công tác Lý lịch tư pháp còn thiếu về số lượng và tính chuyên nghiệp. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội
của vùng còn khó khăn cũng tác động không nhỏ đến công tác quản lý nhà nước về Lý lịch tư pháp.
Như vậy, việc phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về Lý lịch tư pháp từ thực tiễn của tỉnh Tuyên Quang góp phần đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về Lý lịch tư pháp tại các tỉnh Tuyên Quang nói riêng và của cả nước nói chung.
Chƣơng 3
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ LÝ LỊCH TƢ PHÁP TỪ THỰC TIỄN TỈNH TUYÊN QUANG