Dưới góc độ của luật hành chính, nguyên tắc trong quản lý nhà nước là tổng thể những quy phạm pháp luật hành chính có nội dung đề cập tới những tư tưởng chủ đạo làm cơ sở để tổ chức thực hiện hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Mỗi nguyên tắc quản lý đều có những hình thức biểu hiện khác nhau. Vì quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp là một lĩnh vực đặc thù và chuyên biệt, là lĩnh vực liên quan trực tiếp đến quyền nhân thân của công dân nên có những nguyên tắc quản lý nhà nước riêng được quy định tại Điều 4 Luật Lý lịch tư pháp 2010 như sau:
Một là, Lý lịch tư pháp chỉ được lập trên cơ sở bản án, quyết định hình sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật; quyết định của Tòa án tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản đã có hiệu lực pháp luật. Đây là một trong những nguyên tắc cơ bản của tổ chức và hoạt động lý lịch tư pháp. Nguyên tắc này được hiểu là Lý lịch tư pháp của một người chỉ được lập khi người đó bị Tòa án kết án bằng bản án, quyết định hình sự đã có hiệu lực pháp luật.
lý doanh nghiệp trong quyết định tuyên bố phá sản, thì cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp sẽ lập Lý lịch tư pháp của người đó trên cơ sở quyết định tuyên bố phá sản của Tòa án.
Hai là, bảo đảm tôn trọng bí mật đời tư của cá nhân. Bí mật đời tư của cá nhân, được hiểu là thông tin về những sự việc xảy ra trong quá khứ hoặc cuộc sống hiện tại hoặc những đặc điểm nhân thân bí mật mà cá nhân đó cần giữ kín, bởi sự tiết lộ những thông tin này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, danh dự, uy tín, nhân phẩm của cá nhân đó. Tình trạng tiền án là một đặc điểm nhân thân thuộc bí mật đời tư của cá nhân. Mỗi cá nhân tồn tại trong xã hội và được phân biệt với một cá nhân khác bởi rất nhiều đặc điểm nhân thân gắn liền cá nhân đó như: họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, dân tộc, quốc tịch, nghề nghiệp, quê quán, nơi sinh, nơi cư trú, các mối quan hệ gia đình, tình trạng hôn nhân, năng lực hành vi dân sự, tình trạng tiền án, tiền sự… Đây là những đặc điểm xác lập nên căn cước của mỗi cá nhân, và là những đặc điểm thường được quan tâm khi cần đánh giá về nhân thân một cá nhân từ góc độ tư pháp.
Ba là, thông tin lý lịch tư pháp phải được cung cấp, tiếp nhận, cập nhật, xử lý đầy đủ, chính xác theo đúng trình tự, thủ tục quy định tại Luật Lý lịch tư pháp. Cơ quan cấp Phiếu lý lịch tư pháp chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin trong Phiếu lý lịch tư pháp. Lý lịch tư pháp là vấn đề quan trọng của mỗi con người, nhằm chứng minh cá nhân có hay không có án tích, có bị cấm hay không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản, do đó, việc cung cấp, tiếp nhận, cập nhật, xử lý thông tin lý lịch tư pháp phải đầy đủ, chính xác theo đúng trình tự, thủ tục được coi là một trong những nguyên tắc cơ bản của quản lý lý lịch tư pháp. Nếu việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp không đúng tuần tự theo luật định, kết luận sai về việc có án tích hay
không có án tích của một người sẽ ảnh hưởng rất nghiêm trọng tới danh dự, nhân phẩm và thậm chí là đời sống vật chất và tinh thần của cá nhân đó. Vì đây là việc chứng minh cá nhân có hay không có án tích, bị cấm hay không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản.