Khái niệm, đặc điểm của quyền hành pháp ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quyền hành pháp và tổ chức quyền hành pháp ở Việt Nam (Trang 36)

1.1.2.1. Khái niệm

Đa số các nước xã hội chủ nghĩa quyền lực nhà nước không được phân chia theo cơ chế phân quyền mà được tổ chức theo cơ chế tập quyền, theo đó quyền lực nhà nước được thống nhất tập trung ở nhân dân. Quyền lực nhân dân được thể hiện tập trung vào Quốc hội - cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân. Quyền hành pháp ở các nước này cũng có những bước phát triển thăng trầm. Ví dụ như ở Việt Nam, có những lúc quyền hành pháp rất mạnh mẽ và được coi trọng, có những lúc nó khơng phát huy được hiệu quả, dẫn đến xã hội có nguy cơ tụt hậu lớn.

Trong cơ cấu quyền lực nhà nước quyền hành pháp là một khái niệm chung dùng để chỉ một bộ phận quyền lực - quyền thi hành pháp luật, phản ánh mối quan hệ quyền lực giữa các bộ phận hợp thành của quyền lực nhà nước. Chủ thể chủ yếu của quyền hành pháp là Chính phủ (cơ quan hành pháp ở trung ương) với tính chất điển hình của cơ quan này là thực hiện hoạt động chấp hành và điều hành các hoạt động của đời sống xã hội. Quan niệm phổ biến ở Việt Nam hiện nay cho rằng, quyền hành pháp là quyền thi hành pháp luật hay tổ chức thực hiện các đạo luật, nghị quyết, các văn bản pháp luật do cơ quan lập pháp (Quốc hội) ban hành ra và quản lý các lĩnh vực hoạt động cơ bản của đời sống. Ở Việt Nam, các chủ thể thực hiện quyền hành pháp không chỉ có Chính phủ, các cơ quan hành pháp ở trung ương, mà một số các cơ quan nhà nước ở địa phương cũng thực hiện quyền lực này.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quyền hành pháp và tổ chức quyền hành pháp ở Việt Nam (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)