Uỷ ban nhân dân các cấp là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, được lập ra để thực hiện những chức năng quản lý nhà nước ở địa phương. Uỷ ban nhân dân được tổ chức theo ba cấp: Tỉnh (thành phố trực thuộc trung ương và tương đương), huyện (quận, thành phố thuộc tỉnh, thị xã), Xã (phường thị
trấn). Mơ hình tổ chức các đơn vị hành chính theo cấp tạo thuận lợi cho việc chỉ đạo, triển khai mệnh lệnh quản lý từ trên cũng như việc phân cấp quản lý cho cấp dưới.
Trên thế giới đã có nhiều hình thức tổ chức cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương. Mơ hình bổ nhiệm từ trên là mơ hình được áp dụng từ rất xa xưa. Hình thức này được thực hiện bằng cách một quan chức cá nhân (tỉnh trưởng, quận trưởng), những chức sắc này được trao toàn quyền thực hiện mọi công việc quản lý nhà nước địa phương. Sau này hình thức này được bổ sung bởi một hội đồng địa phương, hội đồng này do dân cư bầu ra và chỉ đóng vai trị tư vấn. Có mơ hình quản lý địa phương là việc quản lý được thực hiện bởi một uỷ ban do dân cư trực tiếp bầu ra (ở Mỹ) hoặc do các hội đồng địa phương cấp dưới bầu ra (Uỷ ban hành chính huyện của Việt Nam trước đây). Hiện nay mơ hình quản lý địa phương ở một số nước trên thế giới được thực hiện bởi một hội đồng (Hội đồng tự quản, Hội đồng nhân dân), Hội đồng lập ra cơ quan chấp hành của mình như Uỷ ban chấp hành, Uỷ ban nhân dân (Ở Việt Nam và các nước xã hội chủ nghĩa), Thị trưởng ở Pháp, quản trị trưởng ở Mỹ. Ở Việt Nam Mơ hình tổ chức cơ quan chính quyền địa phương theo kiểu Hội đồng nhân dân và cơ quan chấp hành của nó được thành lập ở tất cả các đơn vị hành chính. Trong thời gian qua, các cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân và hành chính nhà nước ở địa phương đã bộc lộ nhiều yếu kém, không phát huy được tối đa vai trò quản lý nhà nước ở địa phương, các cơ quan này cần phải được nghiên cứu đổi mới một cách cơ bản.
Chương 2