Từ phía cộng đồng, xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phòng, chống phân biệt đối xử với người sống chung với HIV ở việt nam hiện nay (Trang 39 - 40)

1.2. Sự phân biệt đối xử đối với người sống chung với HIV

1.2.2. Từ phía cộng đồng, xã hội

Không chỉ với những người trong gia đình, họ hàng có sự phân biệt đối xử với những người người sống chung với HIV, mà cộng đồng, xã hội là những chủ thể thường xuyên có những hành vi phân biệt đối xử, xâm hại quyền của người sống chung với HIV nhất. Từ các địa điểm dịch vụ công cộng, tại trường học, bệnh viện hay tại chính nơi người sống chung với HIV làm việc...Một số biểu hiện như: Cấm hay hạn chế con cái tiếp xúc với những người sống chung với HIV; Cấm những người sống chung với HIV sử dụng những dịch vụ công cộng như nhà tắm, nhà vệ sinh công cộng, các khu vui chơi giải trí, thể dục thể thao... Không sử dụng hoặc sử dụng rất hạn chế các dịch vụ mà người có HIV hay gia những người thân của họ cung cấp nhất là dịch vụ ăn uống... Không muốn hoặc không cho tổ chức cưới hỏi, ma chay hoặc không tới tham gia khi được những người sống chung với HIV mời.

Tại các cơ sở y tế: Một số y bác sĩ miễn cưỡng khi tiếp xúc với người có HIV; hoặc bắt những người này phải chờ lâu, hay phải dời lịch khám sang buổi khác...

Gây khó dễ cho bệnh nhân, người nhà bệnh nhân khi nhập viện điều trị; Đùn đẩy bệnh nhân có HIV giữa các y bác sĩ, giữa các khoa và các bệnh viện; Trì hoãn thậm chí từ chối làm các xét nghiệm, phẫu thuật hay các thủ thuật y tế; Ngừng điều trị cho bệnh nhân khi chưa khỏi bệnh hoặc cho xuất viện sớm; Đánh dấu hồ sơ giường nằm hoặc đồ vải của người có HIV; Xét nghiệm phát hiện HIV trước phẫu thuật, trước khi sinh...mà không có ý kiến với người bệnh; Từ chối điều trị HIV theo chế độ bảo hiểm y tế...

Tại nơi học tập, làm việc: Những người sống chung với HIV thường bị cô lập, xa lánh, ngại tiếp xúc, không muốn làm việc, học tập với người có HIV hay những người sống chung với HIV cũng bị phân biệt đối xử; Không thông báo lấy máu xét nghiệm HIV trong quá trình tuyển dụng, lao động, học tập nhưng vẫn tiến hành làm xét nghiệm HIV; Tùy tiện thay đổi công việc của người lao động có HIV; Thuyết phục, gây sức ép tạo cớ để những người sống chung với HIV xin nghỉ việc, nghỉ học; Buộc thôi việc, dừng học với những lý do không chính đáng...

Những người sống chung với HIV không thể duy trì mãi cuộc sống khi họ bị phân biệt đối xử bằng các hình thức, biểu hiện khác nhau và ở khắp mọi nơi như vậy.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phòng, chống phân biệt đối xử với người sống chung với HIV ở việt nam hiện nay (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)