QUY ĐỊNH VỀ THỦ TỤC THỎA THUẬN THI HÀNH ÁN DÂN SỰ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thỏa thuận thi hành án dân sự theo pháp luật thi hành án dân sự việt nam hiện hành (Trang 71 - 76)

THA chƣa ra quyết định THA thì việc tự thỏa thuận THA hoàn toàn do các đƣơng sự tự quyết định.

Sau khi có quyết định THA, các bên có quyền tự thỏa thuận việc THA. Các bên có thể yêu cầu chấp hành viên, thừa phát lại chứng kiến thỏa thuận và ghi nhận kết quả thỏa thuận giữa các bên đƣơng sự. Tuy nhiên, khi chứng kiến việc thỏa thuận THA giữa các đƣơng sự mà phát hiện “thỏa thuận vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội, không đúng với thực tế, làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người thứ ba hoặc nhằm trốn tránh phí THA thì chấp hành viên có quyền từ chối nhưng phải lập biên bản và nêu rõ lý do” (khoản 4 Điều 5 Nghị định 62/2015/NĐ-CP).

Thứ nhất, đối với thỏa thuận tại cơ quan, tổ chức THADS thƣờng là trƣờng hợp hai bên đƣơng sự không thể tự thống nhất quan điểm nên họ cần có sự can thiệp, giúp đỡ và chứng kiến của cơ quan, tổ chức THADS. Theo quy định tại khoản 4 Điều 5 Nghị định 62/2015/NĐ-CP, “khi đương sự có yêu cầu, chấp hành viên có trách nhiệm chứng kiến và ký tên vào văn bản thỏa thuận trong trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3 của Điều này”.

Lúc này, chấp hành viên, thừa phát lại phụ trách hồ sơ là cầu nối để dung hòa lợi ích giữa hai bên, giúp họ đảm bảo đƣợc quyền lợi và hạn chế những mâu thuẫn, xung đột đang diễn ra. Chấp hành viên, thừa phát lại giải thích các quy định của pháp luật để hai bên đƣơng sự hiểu nội dung của bản án, quyết định và nghĩa vụ mà họ phải thi hành, từ đó chứng kiến và ký tên vào văn bản thỏa thuận giữa hai bên.

Thứ hai, đối với thỏa thuận ngoài trụ sở cơ quan THADS, khi đƣơng sự có yêu cầu, Chấp hành viên có trách nhiệm chứng kiến và ký tên vào văn bản thỏa thuận. Ngƣời yêu cầu Chấp hành viên chứng kiến việc thỏa thuận ngoài trụ sở cơ quan THADS mà phát sinh chi phí thì phải thanh toán các chi phí hợp lý cho cơ quan THADS.

và không yêu cầu có sự chứng kiến của chấp hành viên nhƣng quá trình thỏa thuận giữa hai bên phải thông báo cho chấp hành viên biết để ghi nhận kết quả THA vì chấp hành viên phải thực hiện đúng nhiệm vụ mà pháp luật quy định: “kịp thời tổ chức thi hành vụ việc được phân công; ra các quyết định về THA theo thẩm quyền; thi hành đúng nội dung bản án, quyết định; áp dụng đúng các quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục THA, bảo đảm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; thực hiện nghiêm chỉnh chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp Chấp hành viên” (Điều 20 LTHADS sửa đổi, bổ sung năm 2014).

2.6. QUY ĐỊNH VỀ HIỆU LỰC CỦA THỎA THUẬN THI HÀNH ÁN DÂN SỰ

Về nguyên tắc, kết quả thoả thuận của các đƣơng sự không trái đạo đức xã hội, không vi phạm điều cấm của pháp luật và không làm ảnh hƣởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của ngƣời thứ ba thì đƣợc ghi nhận và có giá trị pháp lý đối với các bên đƣơng sự trong THA. Vì vậy, “kết quả THA theo thoả thuận được công nhận” (khoản 1 Điều 6 LTHADS). Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là nếu các bên không thực hiện theo đúng nghĩa vụ đã thỏa thuận hoặc chỉ thực hiện một phần nghĩa vụ đã thỏa thuận thì các bên sẽ buộc thực hiện theo thỏa thuận hay theo bản án, quyết định dân sự?

- Trước khi yêu cầu THA hoặc đã yêu cầu THA nhưng cơ quan cơ quan, tổ chức THA chưa ra quyết định THA:

Theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP thì bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ đã thỏa thuận mà thời hiệu yêu cầu THA vẫn còn thì bên có quyền đƣợc yêu cầu THA đối với phần nghĩa vụ chƣa đƣợc thi hành theo nội dung bản án, quyết định.

Tuy nhiên, nếu các bên đã thực hiện một phần thỏa thuận nhƣng sau đó không thực hiện nữa thì việc thi hành bản án, quyết định dân sự sẽ thực hiện nhƣ thế nào?

nhân dân huyện N quyết định buộc A trả nhà cho B. Sau khi bản án có hiệu lực pháp luật, B chƣa yêu cầu THA thì A và B thỏa thuận nhƣ sau: A thay vì trả nhà cho B thì A trả cho B 500 triệu, thỏa thuận này bằng văn bản, có công chứng viên xác nhận. Sau đó A đã trả cho B 300 triệu, còn 200 triệu thì không trả nữa. Vậy, trong trƣờng hợp này B yêu cầu cơ quan THA buộc A trả nhà cho mình hay yêu cầu cơ quan THA buộc A trả cho mình 200 triệu. Theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP thì A phải trả nhà cho B, còn khoản tiền 300 triệu B đã nhận, A muốn đòi lại thì A khởi kiện ra Tòa án. Vụ việc sẽ trở nên phức tạp hơn nếu mà A đã bán nhà cho ngƣời khác thì việc buộc A trả nhà cho B rất khó để thi hành.

- Cơ quan, tổ chức THA đã ra quyết định THA:

Theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP thì các bên không tự nguyện thực hiện theo đúng nội dung đã thỏa thuận thì cơ quan, tổ chức THADS căn cứ nội dung quyết định THA và kết quả đã thi hành theo thỏa thuận, đề nghị của đƣơng sự để tổ chức thi hành, trừ trƣờng hợp quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 50 LTHADS sửa đổi, bổ sung năm 2014. Điều này có nghĩa là các bên có thể yêu cầu THA theo thỏa thuận hoặc theo bản án, quyết định dân sự.

Tuy nhiên đối với những thỏa thuận mà không đúng với nội dung nuyết định THA thì cơ quan, tổ chức THADS không thể ghi nhận những thỏa thuận đó mà chỉ có thể hƣớng dẫn đƣơng sự theo những cách thức nhất định để vừa bảo đảm tối đa quyền lợi cho họ và vừa kết thúc đƣợc hồ sơ THA.

Về nguyên tắc, khi các đƣơng sự có sự thỏa thuận với nhau thì Chấp hành viên là ngƣời ghi nhận và đôn đốc các bên thực hiện theo các cam kết đã đƣa ra. Nếu một trong các bên đƣơng sự hoặc các bên đƣơng sự không thực hiện theo thỏa thuận đã đƣợc ghi nhận và có yêu cầu thi hành theo nội dung bản án thì phần nghĩa vụ còn lại chƣa thi hành, chấp hành viên sẽ tổ chức thi hành theo đúng nội dung bản án, quyết định.

Ngoài ra, quy định tại Điều 5 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP: “Thỏa thuận phải thể hiện rõ ... hậu quả pháp lý đối với việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nội dung đã thỏa thuận, có chữ ký hoặc điểm chỉ của các bên tham gia” rất rõ ràng nhƣng trên thực tế thì không thể thi hành đƣợc. Các bên đã thỏa thuận và đã có sự vi phạm thỏa thuận nhƣng rất khó để áp dụng các hậu quả pháp lý trong văn bản thỏa thuận đối với đƣơng sự. Cơ quan THADS không còn một cách nào khác ngoài việc tổ chức cƣỡng chế THADS. Vì vậy, Luật quy định “Kết quả THA theo thoả thuận được công nhận” chỉ là hình thức và chỉ phản ánh một khía cạnh của thoả thuận trong THADS chứ chƣa bao quát hết các tình huống phát sinh trên thực tế.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

LTHADS hiện hành đã đƣa ra những quy định về nguyên tắc, phạm vi, nội dung, hình thức, thủ tục và hiệu lực của thỏa thuận THADS. Có thể thấy rằng, các quy định của pháp LTHADS chƣa đầy đủ và chi tiết về vấn đề thỏa thuận THADS của các đƣơng sự. Trên thực tiễn hoạt động áp dụng thủ tục thỏa thuận THADS của đƣơng sự vẫn còn một vài điểm bất cập do một số quy định của pháp luật còn thiếu sót và chƣa rõ ràng. Do đó, pháp LTHADS cần có những quy định cụ thể hơn về vấn đề này để đảm bảo hơn nữa tính khả thi của các quy định pháp luật, qua đó nhằm khắc phục những mặt hạn chế còn phát sinh trong quá trình áp dụng luật vào công tác THA đồng thời cũng để nâng cao vị thế của hệ thống các cơ quan THADS trong thực tiễn.

Chƣơng 3

THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT

THI HÀNH ÁN DÂN SỰ VIỆT NAM VỀ THỎA THUẬN THI HÀNH ÁN DÂN SỰ VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

3.1. THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT THI HÀNH ÁN DÂN SỰ VIỆT NAM VỀ THỎA THUẬN THI HÀNH ÁN DÂN SỰ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thỏa thuận thi hành án dân sự theo pháp luật thi hành án dân sự việt nam hiện hành (Trang 71 - 76)