QUY ĐỊNH VỀ HÌNH THỨC THỎA THUẬN THI HÀNH ÁN DÂN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thỏa thuận thi hành án dân sự theo pháp luật thi hành án dân sự việt nam hiện hành (Trang 70 - 71)

Điều 5 Nghị định 62/2015/NĐ-CP quy định: “Trƣờng hợp đƣơng sự thỏa thuận trƣớc khi yêu cầu THA hoặc đã yêu cầu nhƣng cơ quan THADS chƣa ra quyết định THA thì thỏa thuận đó phải lập thành văn bản nêu rõ thời gian, địa điểm, nội dung thỏa thuận, có chữ ký hoặc điểm chỉ của các bên tham gia thỏa thuận. Đƣơng sự có nghĩa vụ tự thực hiện đúng nội dung đã thỏa thuận… Trƣờng hợp cơ quan THADS đã ra quyết định THA, đƣơng sự vẫn có quyền tự thỏa thuận. Thỏa thuận phải thể hiện rõ thời gian, địa điểm, nội dung thỏa thuận, thời hạn thực hiện thỏa thuận, hậu quả pháp lý đối với việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nội dung đã thỏa thuận, có chữ ký hoặc điểm chỉ của các bên tham gia”. Nhƣ vậy, theo quy định của pháp luật, thỏa thuận THADS trƣớc hoặc sau khi có yêu cầu THA thì đều phải đƣợc lập thành văn bản và có chữ ký hoặc điểm chỉ của các bên.

lƣợng, thống nhất quan điểm với nhau và có sự chứng kiến của chấp hành viên, thừa phát lại thì thƣờng đƣợc ghi nhận bằng Biên bản theo mẫu quy định tại Thông tƣ số 01/2016/TT-BTP ngày 01/02/2016 của Bộ Tƣ pháp. Biên bản ghi lại kết quả của quá trình trao đổi, thống nhất ý chí giữa các đƣơng sự để làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ đối với các bên. Biên bản thể hiện rõ thời gian, địa điểm diễn ra sự thỏa thuận, các thành phần tham gia và nội dung thỏa thuận cụ thể giữa ngƣời phải THA và ngƣời đƣợc THA.

Tuy nhiên có thể thấy việc các đƣơng sự thỏa thuận mà chấp hành viên, thừa phát lại chỉ lập biên bản là chƣa bảo đảm quyền lợi cho các bên bởi về bản chất, biên bản chỉ là loại văn bản ghi chép lại những sự việc đã xảy ra hoặc đang xảy ra. Biên bản không có hiệu lực pháp lý để thi hành mà chủ yếu đƣợc dùng làm chứng cứ chứng minh các sự kiện thực tế đã xảy ra. Với một văn bản nhƣ vậy thì việc THA chƣa thể chấm dứt đƣợc. Quy định này đã làm giảm đi tính nghiêm minh trong việc thi hành pháp luật THADS. Dù đã lập biên bản nhƣng có trƣờng hợp ngƣời phải THA vẫn cố tình dây dƣa, chống đối mà cơ quan, tổ chức THADS không có chế tài nào để xử lý.

Hiện nay, trình độ dân trí của ngƣời dân nhìn chung còn thấp và có sự chênh lệch giữa các vùng miền. Một bộ phận ngƣời dân không có kiến thức và ý thức pháp luật nên họ thờ ơ, tùy tiện, chây ỳ trong việc chấp hành pháp luật, đặc biệt là pháp luật THADS. Một bộ phận khác có những hiểu biết pháp luật nhất định nên họ tìm mọi cách để lách luật, tìm ra những kẽ hở và hạn chế của pháp luật để thực hiện hành vi vi phạm nhằm đạt đƣợc mục đích. Quy định về hình thức thỏa thuận THADS là một lỗ hổng của pháp luật, tạo điều kiện cho một số đối tƣợng lợi dụng để chống đối, kiên quyết không thi hành. Thực tế này ngày càng làm cho tỷ lệ án tồn đọng, khó thi hành kéo dài tại các cơ quan, tổ chức THADS.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thỏa thuận thi hành án dân sự theo pháp luật thi hành án dân sự việt nam hiện hành (Trang 70 - 71)