2.3. Quyền xác định lại giới tính
2.3.1. Cơ sở quy định
Quyền xác định lại giới tính của cá nhân đƣợc quy định tại Điều 36 của Bộ luật dân sự 2005 dựa trên các cơ sở:
* Thứ nhất, xuất phát từ nhu cầu thực tế: Các nghiên cứu cho thấy tỉ lệ ngƣời mắc bệnh rối loạn về giới tính ở Việt Nam là 1/10.000 – 12.000, tức là sẽ có khoảng 7000 đến 8000 ngƣời có cấu tạo bất thƣờng hoặc mắc các bệnh khiến cho giới tính không rõ ràng. Tất cả những ngƣời này phải sống hết sức khó khăn với chính bản thân mình và với sự kỳ thị của xã hội, bởi vậy, hầu hết muốn đƣợc phẫu thuật để chuyển đổi giới tính phù hợp. Mặc dù ở Việt Nam hiện nay trình độ y tế hoàn toàn có thể đáp ứng đƣợc yêu cầu của những ngƣời có nhu cầu đƣợc phẫu thuật để xác định lại giới tính của mình hoặc để có đƣợc giới tính nhƣ mong muốn song vì pháp luật chƣa quy định cho công dân có quyền đƣợc xác định lại giới tính nên các bệnh viện đã phải từ chối các yêu cầu phẫu thuật thay đổi giới tính của không ít ngƣời.
Trƣớc những rào cản xã hội cũng nhƣ những rào cản về mặt pháp lý, trong thời gian qua vẫn có rất nhiều ngƣời Việt Nam đã “vƣợt rào” ra nƣớc ngoài để thực hiện phẫu thuật chuyển đổi giới tính khi chƣa đƣợc thừa nhận về mặt pháp lý theo quy định của pháp luật Việt Nam mặc dù chi phí có thể đắt hơn làm phẫu thuật trong nƣớc gấp nhiều lần. Đối với những trƣờng hợp này khi quay trở về Việt Nam, họ đã gặp phải rất nhiều khó khăn, đặc biệt là những rắc rối pháp lý liên quan đến nhân thân của họ. Đó là một thực trạng đang tồn tại và ngày càng có xu hƣớng phát triển buộc các nhà nghiên cứu lập pháp phải thừa nhận và phải xem xét nhƣ là một vấn
* Thứ hai, cho đến trƣớc khi Bộ luật dân sự 2005 ra đời, chúng ta gần nhƣ chƣa có một hành lang pháp lý nào điều chỉnh việc chuyển đổi giới tính của một cá nhân. Pháp luật không có quy định nào thừa nhận cá nhân có quyền đƣợc xác định lại giới tính hay thay đổi giới tính của mình hay không. Và vì vậy, cũng không có các quy định liên quan đến việc thay đổi hộ tịch, tên gọi và các vấn đề khác liên quan đến cá nhân trong trƣờng hợp một ngƣời thực hiện việc thay đổi sang giới tính khác với giới tính pháp lý mà họ đã đƣợc xác nhận trong giấy khai sinh. Chính sự thiếu hụt này làm cho những ngƣời tự ý đi ra nƣớc ngoài chuyển đổi giới tính sau khi trở về sống trong cộng đồng gần nhƣ phải sống “ngoài vòng pháp luật” vì không đƣợc thừa nhận.
* Thứ ba, việc ghi nhận quyền xác định lại giới tính của cá nhân là quy định phù hợp với xu hƣớng chung của thế giới.
Vấn đề giới tính hiện nay đã trở thành một vấn đề mang tính toàn cầu và các trƣờng hợp có rắc rối về giới tính cần đƣợc xác định lại hoặc đƣợc thay đổi còn có xu hƣớng gia tăng. Rất nhiều nƣớc trên thế giới đã công nhận các quyền của cá nhân đối với giới tính nhƣ là một quyền tự do cá nhân cần phải đƣợc tôn trọng. Tại Anh, năm 2004 đã ra đời một luật mới mang tên The Gender Recognition Act 2004 (Đạo luật thừa nhận giới tính), theo đạo luật này, nƣớc Anh đã thừa nhận quyền của công dân đƣợc thay đổi giới tính của mình. Anh là một trong những quốc gia cuối cùng trong khối liên minh Châu Âu thừa nhận tính hợp pháp của những ngƣời chuyển đổi giới tính. Trƣớc đó, các nƣớc nhƣ Đức, Ý, Hà Lan, Bồ Đào Nha, Đan Mạch, Phần Lan, Thuỷ Điển… đều đã có luật thừa nhận quyền thay đổi giới tính của cá nhân. Một số nƣớc tại Châu Á cũng đã thừa nhận tính hợp pháp của những công dân chuyển đổi giới tính. Năm 2003, Nhật bản đã thông qua một đạo luật cho phép những ngƣời “bị rối loạn về nhận dạng giới tính đƣợc chuyển đổi giới tính[63].
Có thể thấy việc ghi nhận quyền của cá nhân đƣợc xác định lại giới tính của mình là xuất phát từ những cơ sở thực tiễn và là một nhu cầu bức thiết của xã hội Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.