Quyền hiến xác, bộ phận cơ thể sau khi chết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền nhân thân của cá nhân đối với tính mạng, sức khỏe, thân thể trong pháp luật dân sự việt nam (Trang 55)

Điều 34 Bộ luật dân sự 2005 quy định “cá nhân có quyền hiến xác, bộ phận cơ thể của mình sau khi chết vì mục đích chữa bệnh cho ngƣời khác hoặc nghiên cứu khoa học”

Đây là một quyền nhân thân đặc biệt quan trọng. Nếu nhƣ quyền này đƣợc các cá nhân thực hiện một cách rộng rãi thì chúng ta sẽ có một nguồn mô, tạng rất lớn để phục vụ cho công tác chữa bệnh và nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên quyền này cũng rất có thể bị lợi dụng nhằm mục đích vụ lợi. Vì vậy, các quy định liên quan đến quyền này phải đƣợc xây dựng trên nguyên tắc vừa đảm bảo sự khuyến khích của nhà nƣớc để công dân thực hiện quyền vừa phải chặt chẽ nhằm tránh các trƣờng hợp lợi dụng vì mục đích vụ lợi.

2.2.3.1. Chủ thể quyền

Vấn đề chủ thể quyền hiến xác, mô, bộ phận cơ thể sau khi chết sẽ đƣợc xem xét ở hai khía cạnh: những chủ thể có quyền và cách thức thể hiện ý chí của chủ thể

a. Những chủ thể có quyền

- Bộ luật dân sự 2005 không quy định cụ thể những “cá nhân” nào có quyền hiến xác, bộ phận cơ thể của mình sau khi chết. Tại dự thảo Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể ngƣời, quyền hiến mô, tạng của một cá nhân sau khi chết đƣợc quy định trong ba trƣờng hợp:

Trƣờng hợp thứ nhất: Ngƣời từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thì có quyền tự mình làm đơn hiến xác, mô, bộ phận cơ thể của mình sau khi chết. (Điều 14 dự thảo Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người)

Trƣờng hợp thứ hai: Đối với ngƣời từ đủ 16 tuổi đến dƣới 18 tuổi cũng có quyền tự mình làm đơn hiến xác, mô, bộ phận cơ thể của mình sau khi chết nhƣng phải có sự đồng ý của cha, mẹ hoặc ngƣời giám hộ. (Điều 14 dự thảo Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể ngƣời)

Trƣờng hợp thứ ba: “Ngƣời chết do tai nạn giao thông hoặc đột tử hoặc chết não mà không có thẻ hiến xác, hiến mô, bộ phận cơ thể ngƣời nhƣng đƣợc cha đẻ, mẹ đẻ, vợ, chồng, con đã thành niên của ngƣời đó đồng ý cho lấy”. (Điều 19 dự thảo Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người)

Nhƣ vậy, riêng với quyền hiến xác, mô, bộ phận cơ thể sau khi chết, chủ thể có quyền đƣợc mở rộng hơn so với quyền hiến mô, bộ phận cơ thể đối với ngƣời sống. Theo đó, đối với những ngƣời có đủ năng lực hành vi dân sự (từ đủ 18 tuổi trở lên) thì họ có thể tự quyết định hiến xác, mô, bộ phận cơ thể của mình sau khi chết mà không cần phải có ý kiến của những ngƣời thân thích của ngƣời đó. Đối với những ngƣời có năng lực hành vi chƣa đầy đủ (từ đủ 16 tuổi đến dƣới 18 tuổi) thì họ vẫn là ngƣời quyết định việc hiến xác, mô, bộ phận cơ thể của mình sau khi chết nhƣng kèm theo đó phải có sự đồng ý của ngƣời giám hộ. Riêng đối với trƣờng hợp thứ ba, đây là một trƣờng hợp đặc biệt, quyền hiến xác, mô, bộ phận cơ thể của cá nhân sau khi chết có thể đƣợc “chuyển” cho ngƣời khác. Quy định nhƣ vậy có phần

không phù hợp với tính chất của quyền nhân thân nói chung là “không thể chuyển giao cho ngƣời khác”, đồng thời không phù hợp với nguyên tắc quyền tự định đoạt của cá nhân, tuy nhiên, theo chúng tôi đây là quy định phù hợp với thực tế. Bởi lẽ trên thực tế, sẽ có rất nhiều trƣờng hợp cá nhân bị chết khi chƣa thể hiện đƣợc ý nguyện hiến xác, mô, bộ phận cơ thể của mình sau khi chết, vì vậy nếu đƣợc những ngƣời thân thích nhất của ngƣời đó đồng ý hiến thì sẽ là một nguồn mô tạng rất lớn phục vụ cho công tác chữa bệnh và nghiên cứu khoa học của nƣớc ta hiện nay.

- Tuy nhiên có hai vấn đề đặt ra mà chúng ta phải xem xét một cách thấu đáo: Thứ nhất là những trƣờng hợp mà ngƣời thân thích của ngƣời chết có thể quyết định việc hiến xác, bộ phận cơ thể ngƣời thân của mình mà không cần ý kiến của ngƣời đó. Theo dự thảo bao gồm ba trƣờng hợp là với ngƣời chết đột tử, bị tai nạn giao thông hoặc chết não mà không có thẻ hiến xác. Chúng tôi cho rằng việc quy định ngƣời thân thích có quyền đƣợc quyết định hiến xác, bộ phận cơ thể thay cho ngƣời chết cả trong trƣờng hợp “chết não” là quy định quá rộng. Mục đích của việc quy định trƣờng hợp đặc biệt này đặt ra trong trƣờng hợp cá nhân chƣa kịp thực hiện ý nguyện hiến xác, bộ phận cơ thể của mình do chết bất ngờ (đột tử hoặc chết do tai nạn giao thông). Với các trƣờng hợp khác, cá nhân có thể tự mình thể hiện đƣợc ý nguyện của mình, vì vậy việc cho phép những ngƣời thân thích có thể quyết định thay cho ngƣời chết trong cả những trƣờng hợp đó là không phù hợp, vi phạm nguyên tắc quyền tự định đoạt của cá nhân.

Thứ hai là đối với trƣờng hợp những ngƣời tự quyết định việc hiến xác, mô, bộ phận cơ thể của mình sau khi chết (thông qua việc làm đơn), đặc biệt đối với ngƣời từ đủ 18 tuổi trở lên không cần có sự đồng ý của những ngƣời thân thích thì khi ngƣời đó chết, nếu thân nhân của họ không đồng ý cho lấy xác, mô, bộ phận cơ thể thì có thể cƣỡng chế đƣợc không? Với tính chất là một quyền nhân thân, cá nhân có quyền tự mình quyết định việc hiến xác, mô, bộ phận cơ thể sau khi chết là điều hợp lý. Tuy nhiên, khi cá nhân đó chết, xác, mô, bộ phận cơ thể của họ sẽ không thể lấy đƣợc nếu nhƣ không có sự đồng ý của thân nhân ngƣời chết, đây là một thực tế. Vì vậy, pháp luật cần phải có những quy định rõ ràng và phù hợp để quyền hiến

xác, mô, bộ phận cơ thể của cá nhân không chỉ là quyền “luật định” mà phải là một quyền “thực tế”.

b. Cách thức thể hiện ý chí của chủ thể

Theo quy định của dự thảo Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể ngƣời thì ngƣời hiến xác, mô, bộ phận cơ thể của mình sau khi chết phải thể hiện sự đồng ý của mình một cách rõ ràng thông qua việc viết đơn hiến xác, mô, bộ phận cơ thể sau khi chết. Trên cơ sở đơn của cá nhân, cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận đơn sẽ cấp cho cá nhân “thẻ đăng ký hiến xác, mô, bộ phận cơ thể ngƣời sau khi chết” cho ngƣời hiến. Nhƣ vậy, Việt Nam chọn cơ chế “chủ động đồng ý” đối với cá nhân thực hiện quyền hiến xác, mô, bộ phận cơ thể sau khi chết mà không áp dụng cơ chế “suy đoán đồng y”ù nhƣ một số nƣớc khác. Theo chúng tôi, việc áp dụng cơ chế này ở Việt Nam hiện nay là phù hợp với điều kiện cũng nhƣ tâm lý xã hội của ngƣời dân Việt Nam.

Tuy nhiên quy định cá nhân thực hiện quyền của mình thông qua một hình thức duy nhất là làm đơn gửi các cơ sở y tế, cơ sở nghiên cứu, đào tạo y học… nhƣ quy định tại dự thảo có lẽ là không thực sự hợp lý. Bởi lẽ theo tâm lý chung của ngƣời Việt Nam, khi đang sống khoẻ mạnh, minh mẫn mà lại nghĩ đến việc mình sẽ chết đã là một điều “kiêng kị”, hơn nữa ngồi để viết đơn hiến xác, hiến bộ phận cơ thể mình thì lại càng không khả thi. “Mặt khác, khi ốm đau, vào bệnh viện, họ cũng rất ngại để tự nguyện làm đơn hiến tạng, vì việc này buộc họ phải suy nghĩ tới cái kết cục đáng buồn là cái chết”[41,Tr.48]. Hơn nữa với chủ trƣơng khuyến khích ngƣời dân hiến bộ phận cơ thể sau khi chết, việc quy định hình thức thể hiện sự tự nguyện càng đơn giản thì ngƣời dân càng dễ tự nguyện thực hiện quyền của mình. Vì vậy, theo chúng tôi, đối với trƣờng hợp hiến xác, bộ phận cơ thể sau khi chết, chúng ta nên quy định nhiều hình thức thể hiện sự tự nguyện, đảm bảo vẫn phải rõ ràng (bằng văn bản) nhƣng đồng thời lại dễ dàng và đa dạng hơn nhƣ: làm đơn; thể hiện trong di chúc; đăng ký hiến xác, bộ phận cơ thể sau khi chết vào các dịp mua bảo hiểm y tế hoặc một ngày đặc biệt nào đó trong năm; trực tiếp đến cơ quan quản lý việc hiến, ghép mô tạng để xin cấp thẻ hiến (mà không cần phải làm đơn)… Nhƣ

vậy, khi cá nhân đó chết, chỉ cần có một trong những căn cứ rõ ràng nhƣ vậy là cá nhân đã có thể thực hiện đƣợc ý nguyện của mình, nhƣ vậy sẽ nhẹ nhàng và khả thi hơn.

2.2.3.2. Phạm vi quyền

Quyền hiến xác, bộ phận cơ thể sau khi chết là quyền nhân thân đƣợc nhà nƣớc khuyến khích song vẫn bị giới hạn bởi nguyên tắc “phi lợi nhuận”, bởi vậy pháp luật quy định quyền này chỉ đƣợc thực hiện với mục đích chữa bệnh cho ngƣời khác hoặc nghiên cứu khoa học. Nếu nhƣ đối với hiến tạng ngƣời sống, mục đích chữa bệnh cho ngƣời khác là mục đích quan trọng hơn cả và chỉ đƣợc áp dụng trong những trƣờng hợp bất đắc dĩ thì đối với quyền này, đây là nguồn mô tạng chủ yếu cho cả hai mục đích chữa bệnh và nghiên cứu khoa học.

Tuy nhiên, mục đích nghiên cứu khoa học ở đây bao gồm những ngành khoa học gì? Đây là một vấn đề cũng cần đƣợc làm rõ. Trên thực tế không chỉ có khoa học nghiên cứu giải phẫu ngƣời, y học hoặc những ngành khoa học liên quan mới cần đến xác ngƣời và các bộ phận cơ thể ngƣời. Ở một số nƣớc trên thế giới, việc sử dụng cơ thể ngƣời vào một số mục đích khác cũng đƣợc coi là hợp pháp. Ví dụ tại Đức một nữ y tá tên là Claudia Dausend đã đồng ý hiến xác của mình cho một chuyên gia trong lĩnh vực ƣớp xác với yêu cầu “ hãy cắt tôi thành 83 lát và biến nó thành một tác phẩm nghệ thuật[59]. Hay vừa qua tại Mỹ đã diễn ra một cuộc triển lãm mang tên Bodies (trƣng bày xác ngƣời và các bộ phận cơ thể ngƣời đƣợc xử lý gần nhƣ còn nguyên dạng) đƣợc tổ chức tại Viện bảo tàng khoa học và công nghệ Florida thu hút rất nhiều ngƣời đến xem[58]. Tuy nhiên theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay, những mục đích trên chƣa thể đƣợc chấp nhận. Chúng ta chỉ cho phép việc hiến, lấy bộ phận cơ thể con ngƣời phục vụ cho mục đích nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực liên quan đến giải phẫu cơ thể và y học phục vụ việc khám chữa bệnh mà thôi.

Tƣơng ứng với quyền hiến bộ phận cơ thể, pháp luật dân sự quy định cho cá nhân quyền nhận bộ phận cơ thể ngƣời. Điều 35 Bộ luật dân sự 2005 quy định “Cá nhân có quyền nhận bộ phận cơ thể của ngƣời khác để chữa bệnh cho mình. Nghiêm cấm việc nhận, sử dụng bộ phận cơ thể của ngƣời khác vì mục đích thƣơng mại”

2.2.4.1 Chủ thể quyền

Theo quy định, tƣơng ứng với quyền hiến bộ phận cơ thể, hoặc hiến xác của cá nhân thì ngƣời nhận bộ phận cơ thể không chỉ là một cá nhân khác mà có thể là các tổ chức đƣợc nhà nƣớc quy định cho phép nhận bộ phận cơ thể ngƣời ví dụ nhƣ cơ sở y tế, cơ sở nghiên cứu, đào tạo y học… Nhƣng với tƣ cách là một quyền nhân thân của cá nhân, Điều 35 Bộ luật dân sự 2005 chỉ quy định quyền này đối với chủ thể là cá nhân. Một cá nhân phải đảm bảo điều kiện nhƣ thế nào để đƣợc nhận bộ phận cơ thể ngƣời thì Bộ luật dân sự 2005 chƣa có quy định cụ thể.

Theo quy định tại dự thảo Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể ngƣời, để có quyền nhận bộ phận cơ thể ngƣời, cá nhân phải đảm bảo điều kiện: phải là ngƣời cần bộ phận cơ thể ngƣời khác để điều trị bệnh cho mình (có chỉ định ghép của bác sĩ) đồng thời phải có sự thể hiện ý chí tự nguyện muốn ghép: với ngƣời từ đủ 18 tuổi trở lên thì có thể tự mình thể hiện ý chí muốn nhận bộ phận cơ thể của ngƣời khác thông qua đơn tự nguyện xin ghép; đối với ngƣời dƣới 18 tuổi thì đơn tự nguyện xin ghép phải có sự đồng ý của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc ngƣời giám hộ của ngƣời đó.

Theo quan điểm của chúng tôi, quy định nhƣ trên là chƣa đầy đủ và chƣa hợp lý. Bởi lẽ những ngƣời cần nhận bộ phận cơ thể là những ngƣời đang mắc bệnh, thậm chí có thể không minh mẫn, sáng suốt hoặc không nhận thức đƣợc. Nếu buộc tất cả các trƣờng hợp này phải có đơn tự nguyện nhận trong nhiều trƣờng hợp là không khả thi. Do đó đối với quyền nhận bộ phận cơ thể ngƣời cần phải quy định đối với từng trƣờng hợp cụ thể:

- Đối với ngƣời từ đủ 16 tuổi đến dƣới 18 tuổi trong đơn tự nguyện ghép phải có sự đồng ý của cha đẻ, mẹ đẻ

- Đối với những trƣờng hợp dƣới 16 tuổi hoặc với trƣờng hợp trên 16 tuổi nhƣng không thể tự quyết định (do trong trạng thái hôn mê, không nhận thức đƣợc…) thì chỉ cần ý kiến đồng ý của cha đẻ, mẹ đẻ, ngƣời giám hộ khác là đƣợc.

2.2.4.2. Phạm vi quyền

Đối với quyền này cá nhân chỉ đƣợc nhận bộ phận cơ thể của ngƣời khác với mục đích chữa bệnh cho mình. Trong trƣờng hợp cá nhân là ngƣời hƣởng dụng bộ phận cơ thể của ngƣời khác hiến thông qua hành vi đồng ý nhận của ngƣời thứ ba (trong các trƣờng hợp không thể tự mình thể hiện ý chí) thì thực chất cũng chính là thực hiện quyền nhận bộ phận cơ thể của chính ngƣời đƣợc hƣởng dụng chứ không phải là quyền của ngƣời trực tiếp thể hiện ý chí nhận.

Nhƣ vậy, pháp luật dân sự Việt Nam chỉ cho phép cá nhân nhận bộ phận cơ thể ngƣời khác vì mục đích chữa bệnh cho mình, không cho phép bất kỳ cá nhân nào đƣợc nhận bộ phận cơ thể hoặc nhận xác vì mục đích khác cho dù cá nhân đó có thể là một ngƣời làm công tác nghiên cứu khoa học. Đặc biệt pháp luật nghiêm cấm việc nhận và sử dụng bộ phận cơ thể ngƣời khác vì mục đích thƣơng mại - đây cũng là nguyên tắc chung nhóm quyền nhân thân liên quan đến tính mạng, sức khoẻ, thân thể của cá nhân.

2.3. Quyền xác định lại giới tính

Vấn đề quyền của cá nhân đối với giới tính là một vấn đề hết sức mới mẻ không chỉ đối với Việt Nam mà đối với cả thế giới. Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật hiện đại, đặc biệt là y học, con ngƣời thậm chí đã có thể can thiệp làm thay đổi cả tạo hoá - giới tính của mình. Vấn đề giới tính của con ngƣời ngày nay không chỉ đơn thuần là một vấn đề thuộc về cấu tạo tự nhiên của con ngƣời mà đã trở thành một vấn đề xã hội hết sức nhạy cảm, trở thành nhu cầu trong việc bảo đảm các quyền tự do của con ngƣời. Chính vì vậy, xã hội đặt ra yêu cầu về sự điều chỉnh của pháp luật nhằm tạo ra một hành lang pháp lý cho quyền của cá nhân đối với giới

tính đƣợc thực hiện trên cơ sở vừa đảm bảo quyền tự do của cá nhân đối với cơ thể mình, vừa đảm bảo vì lợi ích chung của xã hội. Trong Bộ luật dân sự Việt Nam 2005, lần đầu tiên, quyền nhân thân của cá nhân đối với giới tính - Quyền xác định lại giới tính - đƣợc ghi nhận. Đây đƣợc xem là một điểm mới hết sức quan trọng và cần thiết trong chế định quyền nhân thân của cá nhân nói chung và quyền nhân thân của cá nhân đối với tính mạng, sức khoẻ, thân thể nói riêng trong pháp luật dân sự Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền nhân thân của cá nhân đối với tính mạng, sức khỏe, thân thể trong pháp luật dân sự việt nam (Trang 55)