Nhu cầu khách quan của việc hoàn thiện quy định của pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền nhân thân của cá nhân đối với tính mạng, sức khỏe, thân thể trong pháp luật dân sự việt nam (Trang 83)

3.2. Hoàn thiện các quy định của pháp luật dân sự về bảo vệ quyền

3.2.1. Nhu cầu khách quan của việc hoàn thiện quy định của pháp

thân của cá nhân đối với tính mạng, sức khoẻ, thân thể trong giai đoạn hiện nay.

3.2.1. Nhu cầu khách quan của việc hoàn thiện quy định của pháp luật dân sự về bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân đối với tính mạng, sức khoẻ, thân dân sự về bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân đối với tính mạng, sức khoẻ, thân thể trong giai đoạn hiện nay.

3.2.1.1. Thực trạng vi phạm quyền nhân thân của cá nhân đối với tính mạng, sức khoẻ, thân thể ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.

Đây là một trong những cơ sở quan trọng nhất đặt ra các yêu cầu về việc hoàn thiện pháp luật dân sự về bảo vệ quyền của cá nhân đối với tính mạng, sức khoẻ của mình bởi lẽ mục đích cao nhất của việc bảo vệ quyền chính là nhằm bảo vệ cá nhân trƣớc những hành vi xâm hại của các chủ thể khác. Nhƣ đã phân tích, quyền nhân thân của cá nhân đối với tính mạng, sức khoẻ, thân thể (đặc biệt là quyền đƣợc bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khoẻ, thân thể của cá nhân) có thể bị vi phạm bởi nhiều loại hành vi và trong rất nhiều trƣờng hợp khác nhau. Có thể nói, nhóm quyền nhân thân của cá nhân đối với tính mạng, sức khoẻ, thân thể có nguy cơ bị xâm phạm nhiều nhất trong các quyền nhân thân của cá nhân đƣợc pháp luật bảo vệ.

Ở nƣớc ta hiện nay, việc vi phạm quyền nhân thân của cá nhân đối với tính mạng, sức khoẻ, thân thể diễn ra khá phổ biến ở rất nhiều lĩnh vực khác nhau của

đời sống xã hội. Có thể thấy thực trạng vi phạm quyền nhân thân của cá nhân đối với tính mạng, sức khoẻ, thân thể ở nƣớc ta diễn ra theo hai xu hƣớng:

Thứ nhất là xu hƣớng gia tăng đối với những hành vi xâm phạm sức khoẻ, tính mạng của cá nhân đƣợc thể hiện khá rõ nét nhƣ hành vi hành hung đánh ngƣời gây thƣơng tích, giết ngƣời; hành vi vi phạm quy định về điều khiển phƣơng tiện giao thông đƣờng bộ gây thiệt hại đến tính mạng, sức khoẻ của ngƣời khác; hành vi vi phạm các quy định trong hoạt động y tế gây thiệt hại cho tính mạng, sức khoẻ của bệnh nhân…. Có thể thấy rất rõ thực trạng này thông qua số liệu của Toà án, cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền về việc giải quyết các vụ án hình sự, các vụ án hành chính, các khiếu kiện dân sự liên quan đến việc xử lý các hành vi xâm hại tính mạng, sức khoẻ của ngƣời khác. Tuy nhiên, đó chỉ là những con số rất nhỏ của những vi phạm thực tế đã diễn ra với xu hƣớng ngày càng tăng. Chúng ta có thể theo dõi hàng ngày trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng về những vụ tai nạn giao thông gây thiệt hại lớn đến tính mạng, sức khoẻ của con ngƣời; thông tin liên quan đến những vụ án đánh ngƣời gây thƣơng tích, giết ngƣời. Đặc biệt trong thời gian vừa qua, báo chí đã đƣa rất nhiều tin về các trƣờng hợp các cơ sở y tế tắc trách trong hoạt động nghề nghiệp, mổ nhầm, cắt nhầm bộ phận của bệnh nhân làm ảnh hƣởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khoẻ của họ…

Xu hƣớng thứ hai: Trong thực tế, có một số loại hành vi vi phạm đến tính mạng, sức khoẻ của cá nhân đã từng diễn ra nhƣng không đƣợc xã hội quan tâm đúng mức. Điều đáng nói là thậm chí trong nhiều trƣờng hợp, chính bản thân những ngƣời dân (những cá nhân bị vi phạm) cũng không nhận thức đƣợc đầy đủ về việc tính mạng, sức khoẻ của mình bị vi phạm, ví dụ trong việc sử dụng hàng tiêu dùng kém chất lƣợng, sống với môi trƣờng bị ô nhiễm… Trong những trƣờng hợp khác, cá nhân gần nhƣ chấp nhận và “chung sống” với những hành vi vi phạm hoặc có nguy cơ vi phạm quyền của mình mà không hề có ý thức phải đấu tranh cho những quyền ấy, ví dụ vấn đề bạo hành gia đình… Đây là những thực tế đã và đang diễn ra rất phổ biến ở Việt Nam. Với sự tiến bộ của xã hội, quyền của cá nhân ngày càng đƣợc quan tâm bảo vệ, những vi phạm này ngày càng đƣợc xã hội quan tâm và coi đó là

những sự vi phạm nghiêm trọng quyền của cá nhân (trong đó có quyền nhân thân của cá nhân đối với tính mạng, sức khoẻ, thân thể) cần phải đƣợc đấu tranh, loại bỏ khỏi đời sống xã hội. Cùng với đó, những số liệu điều tra, những bài báo, phóng sự trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng đã làm cho chúng ta thực sự phải “giật mình” vì thực trạng vi phạm tính mạng, sức khoẻ của cá nhân ở nƣớc ta đang diễn ra hàng ngày. Vấn đề bạo lực gia đình là một ví dụ. Bạo lực trong gia đình thƣờng đƣợc thể hiện dƣới các hình thức nhƣ đánh đập, cƣỡng bức về tinh thần, cƣỡng bức tình dục… trong đó, hình thức bạo lực đánh đập, xâm hại tính mạng, sức khoẻ là hình thức phổ biến nhất. Theo một số liệu nghiên cứu của Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam năm 2001 tại một số tỉnh, thành phố cho thấy “40% phụ nữ đƣợc phỏng vấn báo cáo đã bị chồng đánh đập, lăng mạ”[39, Tr.38]. Ngoài ra, việc các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm mô trƣờng, đƣợc xác định là một trong những nguyên nhân gây ra nhiều loại bệnh ở nƣớc ta hiện nay cũng là một thực trạng nổi cộm trong thời gian qua. Thực ra, việc làm ô nhiễm môi trƣờng đã diễn ra trong thời gian rất dài, tuy nhiên, ngƣời ta mới chỉ thực sự quan tâm xem xét đến thực trạng này trong một vài năm trở lại đây. Có thể lấy ví dụ về trƣờng hợp “làng ung thƣ” tại Thuỷ Nguyên – Hải Phòng, Hà Tây, Vĩnh Phúc… đã đƣợc các phƣơng tiện thông tin đại chúng đƣa tin trong thời gian qua mà nguyên nhân đầu tiên đƣợc xác định chính là do ngƣời dân đã phải chung sống với một môi trƣờng bị ô nhiêm nghiêm trọng do khói bụi, do nguồn nƣớc… từ các cơ sở sản xuất trên địa bàn. Bên cạnh đó việc sản xuất hàng tiêu dùng kém chất lƣợng, trực tiếp xâm hại hoặc có nguy cơ xâm hại đến tính mạng, sức khoẻ của ngƣời tiêu dùng cũng là vấn đề đƣợc đề cập đến rất nhiều trong thời gian qua. Hành vi vi phạm này đƣợc thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau nhƣ không đảm bảo vệ sinh, hoặc sử dụng các nguyên liệu có hại cho sức khoẻ con ngƣời… Có thể nói, sức khoẻ và tính mạng của ngƣời tiêu dùng Việt Nam đang hàng ngày bị đe doạ bởi nguy cơ phải sử dụng những mặt hàng tiêu dùng kém chất lƣợng. Việc vi phạm quy định về đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm ở Việt Nam làm ảnh hƣởng đến tính mạng, sức khoẻ của ngƣời tiêu dùng diễn ra rất phổ biến. Những hành vi đó có thể gây ra những hậu quả trực tiếp nhƣ các vụ ngộ độc thực

phẩm… nhƣng cũng có thể để lại những hậu quả về lâu dài, ảnh hƣởng đến sức khoẻ của ngƣời tiêu dùng… Trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng trong thời gian qua, chúng ta có thể thấy qua các đợt kiểm tra các mặt hàng thực phẩm tiêu dùng thiết yếu hàng ngày, hầu hết các cơ sở sản xuất từ lớn đến nhỏ đều vi phạm khi sử dụng một số loại nguyên liệu bị cấm, có ảnh hƣởng lớn đến sức khoẻ của ngƣời tiêu dùng trƣớc mắt cũng nhƣ lâu dài.

Nhƣ vậy, có thể nói, vi phạm quyền nhân thân của cá nhân đối với tính mạng, sức khoẻ, thân thể ở nƣớc ta trong giai đoạn hiện nay là một thực trạng khá phổ biến và có xu hƣớng ngày càng gia tăng. Chính vì vậy, nó đặt ra yêu cầu khách quan bức thiết về việc bảo vệ các quyền này chống lại các hành vi xâm hại, đảm bảo cho những quyền cơ bản của cá nhân đƣợc thực hiện.

3.2.1.2 Thực trạng bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân đối với tính mạng, sức khoẻ, thân thể bằng pháp luật dân sự ở Việt Nam trong giai đoạn vừa qua

Mỗi cá nhân sống trong xã hội có rất nhiều cách để tự bảo vệ sức khoẻ, tính mạng của mình. Song sự bảo đảm mang tính pháp lý (trong có sự bảo đảm bằng pháp luật dân sự) chính là công cụ hữu hiệu nhất bảo vệ cá nhân trƣớc những hành vi xâm hại của các chủ thể khác. Việc đánh giá thực trạng bảo vệ quyền dân sự của cá nhân nói chung và quyền nhân thân của cá nhân đối với tính mạng, sức khoẻ, thân thể nói riêng có thể căn cứ vào nhiều tiêu chí khác nhau nhƣ thực tiễn xét xử các tranh chấp dân sự có liên quan đến việc xâm phạm tính mạng, sức khoẻ của cá nhân tại Toà án nhân dân (thể hiện qua số những vụ án đã đƣợc giải quyết; số những vụ việc bị phúc thẩm, giám đốc thẩm…), ngoài ra số lƣợng các hành vi vi phạm bị phát hiện, xử lý trong số những hành vi vi phạm vẫn diễn ra hàng ngày; thái độ cũng nhƣ ý kiến của ngƣời dân về vấn đề này… cũng có thể đƣợc xem là những tiêu chí đánh giá mức độ bảo vệ quyền trong thực tiễn. Căn cứ vào những tiêu chí trên, ngƣời ta có thể đánh giá đƣợc thực trạng bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân đối với tính mạng, sức khoẻ, thân thể ở nƣớc ta đã đƣợc thực hiện nhƣ thế nào về cả số lƣợng và mức độ quyền lợi đƣợc bảo vệ.

Về cơ bản, cùng với một hệ thống pháp luật tƣơng đối hoàn chỉnh, trong thời gian qua, pháp luật dân sự Việt Nam đã góp phần không nhỏ vào việc bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân đối với tính mạng, sức khoẻ, thân thể khi các quyền này bị xâm phạm. Rất nhiều vụ án dân sự, các yêu cầu bồi thƣờng dân sự trong các vụ án hình sự liên quan đến việc bồi thƣờng do hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ của cá nhân đã đƣợc thụ lý, giải quyết, đem lại sự công bằng và đảm bảo quyền lợi cho ngƣời bị vi phạm. Đồng thời, cũng có rất nhiều các hành vi vi phạm pháp luật có khả năng ảnh hƣởng đến sức khoẻ, tính mạng của ngƣời dân cũng đã đƣợc ngăn chặn, chấm dứt nhằm bảo đảm sự an toàn tính mạng, sức khoẻ của con ngƣời.

Song trên thực tế, bên cạnh những thành công đó, có thể thấy rằng việc bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân đối với tính mạng, sức khoẻ, thân thể ở nƣớc ta hiện nay vẫn còn rất nhiều hạn chế. Trong nhiều trƣờng hợp, hành vi xâm hại tính mạng, sức khoẻ của cá nhân vẫn diễn ra mà gần nhƣ không có một biện pháp bảo vệ nào đƣợc áp dụng và quyền lợi của ngƣời bị vi phạm không đƣợc bảo vệ. Đặc biệt đối với ngƣời tiêu dùng Việt Nam, tính mạng, sức khoẻ của họ đôi khi bị đe doạ hàng ngày, nhƣng việc bảo vệ các quyền của ngƣời tiêu dùng lại hết sức hạn chế. Một số liệu thống kê cho thấy “Từ năm 1996 đến năm 2003, trên địa bàn cả nƣớc có đến hàng triệu trƣờng hợp bị ngộ độc thức ăn nhƣng việc kiện đòi bồi thƣờng thiệt hại hầu nhƣ không có”[31]. Trong nhiều trƣờng hợp khác, các biện pháp bảo vệ quyền của cá nhân đƣợc áp dụng nhƣng thiếu kịp thời và chƣa thực sự thoả đáng, không đảm bảo đƣợc một cách tốt nhất quyền lợi của ngƣời bị vi phạm.

Thực trạng này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có hai nguyên nhân cơ bản:

* Nguyên nhân thứ nhất chính là do ý thức tự bảo vệ quyền đối với sức khoẻ, tính mạng bằng pháp luật dân sự của cá nhân ở nƣớc ta chƣa cao.

Nhƣ chúng ta đã biết, ý thức của ngƣời dân (trong đó có ý thức pháp luật) là một phần không thể thiếu làm cơ sở cho hoạt động lập pháp cũng nhƣ khi đƣa pháp luật vào thực hiện trong đời sống. Ở nƣớc ta, ý thức sử dụng các biện pháp dân sự của ngƣời dân để bảo vệ quyền lợi của chính mình chƣa cao, nếu nhƣ không muốn

nói trong một số trƣờng hợp rất thấp. Ý thức tự bảo vệ của ngƣời tiêu dùng và ý thức tự bảo vệ của ngƣời dân (mà đặc biệt là phụ nữ) trong vấn đề bạo lực gia đình có thể là hai minh chứng rõ nét cho vấn đề này. Chúng ta có thể hàng ngày phải sử dụng những sản phẩm tiêu dùng không đảm bảo chất lƣợng, thậm chí biết chắc ngƣời sản xuất đã vi phạm quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm ảnh hƣởng xấu đến sức khoẻ của mình nhƣng gần nhƣ không mấy ai có ý thức sử dụng các biện pháp dân sự đã đƣợc pháp luật cho phép để tự bảo vệ chính quyền lợi của mình. Hầu hết quyền của ngƣời tiêu dùng chỉ đƣợc bảo vệ trong trƣờng hợp khi có hậu quả nghiêm trọng xảy ra, các cơ quan có thẩm quyền phải sử dụng đến các biện pháp mạnh nhƣ xử lý hành chính hoặc xử lý hình sự với chủ thể vi phạm. Ngƣời tiêu dùng Việt Nam thậm chí còn không có ý thức bảo vệ quyền lợi của mình ngay cả khi đã có thiệt hại xảy ra đối với tính mạng, sức khoẻ của họ... Bên cạnh đó, bạo lực gia đình là một hiện tƣợng diễn ra khá phổ biến ở Việt Nam với nạn nhân chủ yếu là phụ nữ và chủ yếu là xâm hại sức khoẻ, thậm chí tính mạng nhƣng gần nhƣ chỉ với những vụ việc gây hậu quả nghiêm trọng thì nạn nhân mới có ý thức sử dụng các biện pháp tự bảo vệ quyền của mình (trong đó có các biện pháp dân sự). Thực trạng đó cũng xuất phát từ chính ý thức xã hội và ý thức pháp luật chƣa cao của chính nạn nhân.

* Nguyên nhân thứ hai phải kể đến đó chính là xuất phát từ những bất cập tồn tại trong các quy định của pháp luật dân sự về bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân đối với tính mạng, sức khoẻ, thân thể.

Pháp luật nói chung và pháp luật dân sự nói riêng là công cụ quan trọng nhất bảo vệ quyền lợi cho ngƣời dân, vì vậy, với một hệ thống pháp luật đầy đủ, hoàn chỉnh, hợp lý và dễ tiếp cận, ngƣời dân sẽ dễ dàng và chủ động hơn trong việc sử dụng các biện pháp bảo vệ đƣợc pháp luật quy định để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

- Khi một cá nhân có quyền đối với tính mạng, sức khoẻ bị vi phạm, cá nhân đó có thể tự mình yêu cầu hoặc đề nghị các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền yêu cầu ngƣời có hành vi vi phạm phải chấm dứt hành vi vi phạm, bồi thƣờng thiệt hại…

Tuy nhiên, những cơ quan và những tổ chức cụ thể nào sẽ có thẩm quyền áp dụng các biện pháp đã đƣợc pháp luật quy định để bảo vệ quyền lợi cho ngƣời dân thì chƣa đƣợc quy định một cách rõ ràng, cụ thể. Thông thƣờng ngƣời dân khi có quyền lợi bị vi phạm thƣờng chỉ yêu cầu Toà án bảo vệ quyền lợi cho mình sau khi sử dụng cách thức tự yêu cầu, tự thƣơng lƣợng với ngƣời vi phạm mà không đƣợc, ngoài ra hầu nhƣ ngƣời dân không biết phải yêu cầu đến các cơ quan, tổ chức nào khác có thẩm quyền để bảo vệ quyền lợi cho mình.

- Thủ tục để giải quyết yêu cầu của cá nhân bảo vệ tính mạng, sức khoẻ của họ khi bị vi phạm còn rƣờm rà, phức tạp và không đáp ứng kịp thời yêu cầu bảo vệ của ngƣời bị vi phạm. Cần phải thấy rằng, các hành vi xâm hại hoặc có nguy cơ xâm hại tính mạng, sức khoẻ của con ngƣời là những hành vi cần phải đƣợc ngăn chặn và đƣợc khắc phục kịp thời. Tuy nhiên pháp luật Việt Nam chƣa có những cơ chế thực sự hợp lý để đáp ứng đƣợc những yêu cầu đó. Để bảo vệ quyền lợi của mình, ngƣời dân thƣờng phải sử dụng đến biện pháp khởi kiện dân sự. Tuy nhiên, với việc khởi kiện một vụ án dân sự thì ngƣời dân sẽ phải tham gia vào một quá trình tố tụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền nhân thân của cá nhân đối với tính mạng, sức khỏe, thân thể trong pháp luật dân sự việt nam (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)