Sửa đổi các quy định về hạn mức, khắc phục tình trạng ruộng đất manh mún, tiếp tục giao đất lâu dài cho ngƣời sử dụng đất

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam (Trang 104 - 108)

- Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm

3.2.1.1. Sửa đổi các quy định về hạn mức, khắc phục tình trạng ruộng đất manh mún, tiếp tục giao đất lâu dài cho ngƣời sử dụng đất

ruộng đất manh mún, tiếp tục giao đất lâu dài cho ngƣời sử dụng đất

Sau hơn 20 mươi năm đổi mới, nhất là từ khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, nền kinh tế Việt Nam nói chung và nông nghiệp nói riêng đã hội nhập sâu, rộng với kinh tế thế giới. Trong nông nghiệp không thể chấp nhận một nền nông nghiệp sản xuất manh mún trong khi cả nước tiến hành xây dựng nền kinh tế thị trường, không thể xây dựng và phát triển thương hiệu nông sản quốc gia nếu mỗi tỉnh, mỗi hộ nông dân tiếp

tục tự cấp tự túc trên mảnh đất nhỏ bé của mình trong khi đó sản đời sống nông dân ngày nay đã có nhiều thay đổi, quá trình phân hóa giàu nghèo đang diễn ra gay gắt ở nông thôn mà một nhóm nông dân đang phải gánh chịu. Một số hộ nhờ năng động và có bước đi thích hợp đã chuyển dịch sinh kế và thoát khỏi đói nghèo sinh sống bằng các nghề phi nông nghiệp đem lại nhiều lợi nhuận hơn cho họ còn một bộ phận khác đang loay hoay sinh kế dựa trên những mảnh ruộng khoán trước đây. Nếu trước đây, khi chia lại ruộng để khoán hộ, nông dân đòi hỏi phải có tốt, có xấu, có xa, có gần, có thấp, có cao, khiến họ khó khăn trong sản xuất, thì ngày nay tư tưởng manh mún, nhỏ hẹp ấy cần tạo bước đột phá mới mang tính thời đại, cần có những diện tích rộng lớn, liền vùng, liền khoảnh để sản xuất hàng hoá. Ruộng đất được tích tụ sẽ khuyến khích nông dân, các nhà đầu tư áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Một khi các nhà đầu tư nông nghiệp có thể tích tụ ruộng đất ở quy mô thích hợp, đóng góp của họ sẽ không chỉ làm thay đổi cung cách sản xuất manh mún mà còn tạo ra những đổi mới thật sự ở nông thôn.

Các quy định về hạn mức giao đất nông nghiệp trong Luật đất đai năm 2003 đã làm cản trở sự phát triển một nền nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, xoá bỏ hạn mức đất nông nghiệp để tích tụ ruộng đất là một xu thế tất yếu của thế giới, trước kia việc quy định hạn mức nhằm mục đích người cày có ruộng, nền kinh tế chủ yếu đều dựa vào nông nghiệp hơn 80% dân số sống bằng nghề nông với “nhất sỹ nhì nông” nên đảm bảo mọi người dân sống ở nông thôn đều có đất để trồng trọt thì nay khi nền kinh tế của nước ta đang chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng công nghiệp mà Đảng ta đã xác định. Với hạn mức đất đai theo quy định của Luật đất đai năm 2003 như vậy khiến không thể áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất theo hướng công nghiệp nhất là cơ giới hoá trên đồng ruộng để tăng năng xuất và do vậy xoá bỏ hạn mức đất nông nghiệp là cần thiết nhằm tập trung đất đai

phát triển nông nghiệp tạo nhiều sản phẩm. Việc xoá bỏ hạn mức giao đất nông nghiệp và thời hạn giao đất lâu dài cho nông dân là xu thế tất yếu.

Hiện nay, phần lớn các diện tích đất nông nghiệp trên cả nước đã được giao cho các hộ gia đình cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp sinh sống ở nông thôn theo theo Nghị định số 64/1993/NĐ-CP ngày 27/09/1993 về việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài và Luật đất đai năm 2003 quy định thời hạn diện tích đất nông nghiệp là 20 năm và thời hạn này đến năm 2013 cũng sẽ kết thúc. Trong khi đó số gia đình với số người mới phát sinh như lấy vợ, lấy chồng, sinh thêm con. Đối tượng khác nữa là đối với các hộ gia đình có một phần hay toàn bộ diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi phục vụ cho các mục đích phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng, lợi ích công cộng … và các hộ này vẫn sinh sống dựa chủ yếu bằng nông nghiệp đã nên nhu cầu sử dụng đất rất lớn trong khi đó và các hộ gia đình này cũng không được cấp thêm đất mới do quỹ đất nông nghiệp ngày càng hạn hẹp và đã được giao ổn định nên nhiều gia đình không đủ đất sản xuất đã phải đi thuê, mượn. Trong khi đó, nhiều gia đình khác lại có số người giảm xuống do con cái kết hôn và chuyển đến sinh sống ở nơi khác hoặc có người đã mất. Hiện nay nhiều người tìm việc làm khác hoặc đã già yếu không làm nông nghiệp nữa nhưng đất của họ vẫn được giữ nguyên. Đất này họ cho thuê, cho mượn hoặc bỏ hoang. Điều đó tạo ra sự bất hợp lý trong việc sử dụng đất giữa những gia đình có số người tăng lên có nhu cầu sử dụng và gia đình có số người giảm xuống hoặc không có nhu cầu làm nông nghiệp. Do đó vấn đề có nên chia lại ruộng đất hay không được đặt ra. Đến nay, vẫn còn nhiều quan điểm cho rằng nên chia lại ruộng đất hoặc để đáp ứng với thực tế đảm bảo cho số người tăng thêm và có nhu cầu sử dụng có đất để sản xuất tạo sự bình đẳng và không làm tăng thêm chi phí cho sản xuất khi họ phải đi thuê mượn đất. Nhưng khi tiến hành xây dựng Luật đất đai sửa đổi bổ sung, thay

thế Luật đất đai năm 2003 cần khẳng định và xoá bỏ thời hạn sử dụng đất nông nghiệp, không nên chia lại ruộng đất vì những lý do sau:

Một là, việc chia lại ruộng đất là một chính sách lớn tác động đến toàn bộ đời sống chính trị xã hội và tạo cảm giác bất an cho người dân. Khi chia lại đất nông nghiệp đã giao cho các hộ gia đình trước đây việc chia lại sẽ gặp khó khăn rất lớn khi các hộ gia đình đã chuyển nhượng hoặc đã bị thu hồi nhận tiền đền bù và được hỗ trợ khi thu hồi đất nếu được chia lại thì sẽ gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến những người đang giữ đất nông nghiệp.

Hai là, khi chia lại ruộng đất một nguồn lực về nhân sự và tài chính mà Nhà nước phải bỏ ra để thực hiện chính sách này trong việc thu hồi, đo đạc, cấp giấy tờ mới. Đồng thời cũng chứa đựng nguy cơ và làm gia tăng nguy cơ tham nhũng cũng như chi phí quản lý của nhà nước trong lĩnh vực đất đai.

Mặt khác, Tại khoản 2, Điều 18 của Hiến pháp năm 1992 qui định:

Nhà nước giao đất cho các tổ chức và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài.

Điều đó có nghĩa là đất giao cho nông dân sử dụng lâu dài và không có thời hạn thu hồi. Thế nhưng trong luật đất đai các năm qua lại qui định thời hạn 20 năm đối với đất nông nghiệp trồng cây hàng năm và 50 năm đối với đất nông nghiệp trồng cây lâu năm. Việc quy định thời hạn sử dụng đất của Luật đất đai năm 2003 không đúng theo tinh thần của Hiến pháp. Thời gian là 20 năm hay 50 năm không thể gọi là lâu dài nếu xét trong quá trình sử dụng ruộng đất của một hộ gia đình nông dân được kế thừa bởi nhiều thế hệ. Mặt khác việc quy định thời hạn này cũng tạo ra sự bất bình đẳng giữa các đối tượng sử dụng đất khác nhau. Nói cách khác điều này không đảm bảo quyền lợi cho người nông dân với tư cách là chủ thể sử dụng đất nông nghiệp từ ngàn đời nay. Trong khi những nhà đầu tư vào các dự án khu công nghiệp thì thời hạn sử đụng đất của họ là 50 năm.

Đây được coi là sự phân biệt đối xử và không công bằng đối với người nông dân trong việc tiếp cận tài nguyên đất khi đất đai được coi là sở hữu toàn dân. Đó là chưa kể trong thời hạn sử dụng thì diện tích đất canh tác này sẽ bị trưng thu bất cứ khi nào để phát triển các mục đích khác nhau mà các cơ chế về giá đất, về việc làm, hay các cơ chế khác đều không thoả đáng khi thu hồi đất nông nghiệp.

Do vậy khẳng định rằng việc giao đất lâu dài và xoá bỏ quy định thời hạn sử dụng đất nông nghiệp như quy định của Luật đất đai năm 2003 là biện pháp hữu hiệu đảm bảo thống nhất về mặt pháp lý cũng như khuyến khích sự gắn bó lâu dài của các chủ thể sử dụng đất nông nghiệp và thúc đẩy đối sản xuất phát triển. Đồng thời quy hoạch về chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông dựa trên định hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hoá lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao và xây dựng thị trường đất đai trong nông nghiệp, thông qua thị trường, người nông dân có quyền quyết định trong việc có chuyển nhượng, chuyển đổi, cho thuê, góp vốn, cho mượn quyền sử dụng ruộng đất của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam (Trang 104 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)