Nhiễm đất nông nghiệp ngày càng thêm trầm trọng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam (Trang 85 - 88)

- Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm

2.2.3. nhiễm đất nông nghiệp ngày càng thêm trầm trọng

Môi trường đất là nơi trú ngụ của con người và hầu hết các sinh vật cạn, là nền móng cho các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp và văn hóa của con người. Đất là một nguồn tài nguyên quý giá, con người sử dụng tài nguyên đất vào hoạt động sản xuất nông nghiệp để đảm bảo nguồn cung cấp lương thực thực phẩm cho con người. Nhưng với nhịp độ gia tăng dân số và tốc độ phát triển công nghiệp và hoạt động đô thị hoá như hiện nay thì diện tích đất canh tác ngày càng bị thu hẹp, chất lượng đất ngày càng bị suy thoái, diện tích đất bình quân đầu người giảm và ô nhiễm môi trường đất trong sử dụng đất nông nghiệp ngày càng nghiêm trọng, đe doạ và làm tổn hại sức khoẻ tính mạng con người cũng như an ninh lương thực và năng suất cây trồng trong sản xuất nông nghiệp hiện nay.

Ô nhiễm môi trường đất nông nghiệp ở Việt Nam hiện nay đang là vấn đề nghiêm trọng và ô nhiễm đất đai khi sử dụng đất được xem là tất cả các hiện tượng làm nhiễm bẩn đất bởi các tác nhân gây ô nhiễm. Các nguyên nhân ô nhiễm đất nông nghiệp hiện nay gồm những nguyên nhân chủ yếu sau:

Một là, ô nhiễm đất vì nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp. Đây là nguyên nhân phổ biến hiện nay khi sử dụng đất đai, người sử dụng đất đã sử dụng nước thải này để phục vụ tưới cho các diện tích canh tác nhất là các vùng đất nông nghiệp ven đô thị. Mặc dù sử dụng hợp lý nguồn nước thải tưới đồng ruộng sẽ tận dụng được lượng Nitơ, Photpho, Kaki... trong nước, có lợi cho cây trồng. Nhưng nếu như nước ô nhiễm chưa qua xử lý cần thiết, tưới bừa bãi, thì có thể đưa các chất có hại trong nguồn nước vào đất gây ô nhiễm. Hiện nay, nhiều nguồn nước thải ở các đô thị, khu công nghiệp và các làng nghề tái chế kim loại, chứa các kim loại nặng độc hại như :Cd, As, Cr, Cu, Zn, Ni, Pb và Hg. Một diện tích đáng kể đất nông nghiệp ven đô thị, khu công nghiệp và làng nghề đã bị ô nhiễm kim loại nặng.

Hai là, ô nhiễm đất vì chất phế thải bởi các nguồn chất thải rắn. Chất thải rắn công nghiệp, xây dựng đang là mối lo ngại trong ô nhiễm môi trường ở nước ta hiện nay. Để đáp ứng việc xử lý rác thải này, một diện tích đất nông nghiệp không nhỏ phải giành cho các bãi chôn chất rác thải. Tại các bãi rác thải này, chủng loại các chất thải rất nhiều, hàm lượng các nguyên tố độc trong chúng cũng không giống nhau; tỷ lệ nguyên tố độc hại trong chất thải rắn công nghiệp thường cao hơn; rác thành thị chứa các loại vi khuẩn gây bệnh và ký sinh trùng và không chỉ ảnh hưởng đến đời sống nhân dân cũng như canh tác đất nông nghiệp.

Ba là, ô nhiễm đất do sử dụng phân bón hoá học và nông dược trong canh tác sản xuất nông nghiệp. Phân hóa học được rải trong đất nhằm gia tăng năng suất cây trồng. Nguyên tắc là khi người ta lấy đi của đất các chất cần thiết cho cây thì người ta sẽ trả lại đất qua hình thức bón phân. Trong các phân hóa học sử dụng nhiều nhất, ta có thể kể phân đạm, phân lân và phân kali. Trong một số đất phèn người ta còn bón vôi, thạch cao. Do đó một số lượng lớn phân bón (chủ yếu là N, P, K) được rải lên đất trồng. Vì lý do lợi nhuận, các chất trên không được tinh khiết. Do đó chúng chứa nhiều tạp chất kim loại và á kim độc và ít di động trong đất. Chúng có thể tích tụ ở các tầng mặt của đất nơi có rễ cây và cây trồng không hấp thụ hết làm cho dư lượng phân bón hoá học trong đất trồng càng ngày càng tăng lên, độ sâu và độ rộng của loại ô nhiễm này ngày càng nghiêm trọng. Điều đó nghĩa là trong tương lai việc sử dụng đất nông nghiệp lại phải xử lý khử độc cho đất để canh tác làm tăng chi phí sản xuất lãng phí đầu tư cũng như giảm hiệu quả của việc tăng năng xuất cây trồng.

Sử dụng các loại nông dược trong sản xuất nông nghiệp là điều cần thiết và không tránh khỏi để bảo vệ mùa màng và tăng năng xuất cây trồng. Các nông dược hiện đại đa số là chất hữu cơ tổng hợp gồm các loại: Thuốc

trừ sâu, thuốc trừ nấm, thuốc trừ cỏ, thuốc trừ chuột, bọ...vv. ..Số lượng nông dược sử dụng ngày càng mạnh ở Việt Nam hiện nay là phổ biến và sử dụng các loại thuốc này trong sản xuất rất đáng báo động. Vì số lượng lớn nông dược tích luỹ trong đất, đặc biệt là các thuốc có chứa các nguyên tố như chì, A-sen, thuỷ ngân... có độc tính lớn, thời gian lưu lại trong đất dài, có loại nông dược thời gian lưu trong đất tới 10 đến 30 năm, những loại nông dược này có thể được cây trồng hấp thu, tích trong quả và lá và đi vào cơ thể người và động vật qua thực phẩm, ảnh hưởng đến sức khoẻ. Thuốc trừ sâu đồng thời với việc diệt các côn trùng gây hại, còn dẫn đến ngộ độc đất đai ảnh hưởng đến môi trường đất của nước ta hiện nay.

Tóm lại, khi nghiên cứu chương 2 về thực trạng pháp luật về sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam hiện nay, chúng tôi đã làm sáng tỏ những bất cập trong chính sách giao đất nông nghiệp, cũng như các quy định về thu hồi, bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất, giá đất nông nghiệp và chuyển mục đích sử dụng đất hiện nay. Bên cạnh đó, đã làm rõ thực trạng sử dụng đất nông nghiệp trong thực tiễn còn hạn chế do trình độ ứng dụng khoa học kỹ thuật còn nhiều khó khăn trở ngại, khai thác đất nông nghiệp còn gây nhiều lãng phí đặc biệt là các dự án xây dựng các khu đô thị, khu công nghiệp còn bị bỏ hoang hoặc triển khai chậm còn rất phổ biến. Điều này gây nhiều hệ luỵ ảnh hưởng nghiêm trọng đối với người có đất bị thu hồi do không có đất canh tác dẫn mất việc làm và thu nhập giảm sút cũng như chứa đựng nguy cơ bất ổn định xã hội và vấn đề an ninh lương thực quốc gia. Do đó cần đưa ra các giải pháp hoàn thiện chính sách pháp luật, các giải pháp trong việc tổ chức sản xuất, khai thác đất nông nghiệp ở Việt Nam hiện nay.

Tuy nhiên, việc hoàn thiện chính sách pháp luật và các giải pháp trong tổ chức sản xuất, khai thác đất đai cần có những định hướng đúng đắn mới phát huy được sức mạnh tổng thể. Cần nghiên cứu lý luận về vấn đề đất

đai nhất là lý luận về địa tô của chủ nghĩa Mác - Lê nin, kết hợp với chủ trương đường lối của Đảng cộng sản đối với vấn đề xây dựng nông thôn mới và bối cảnh hội toàn cầu hoá hiện nay. Vấn đề này sẽ được chúng tôi nghiên cứu tại chương 3 của luận văn này.

CHƢƠNG 3

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam (Trang 85 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)