Chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng cộng sản Việt Nam đối với đất đai và nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam (Trang 93 - 101)

- Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm

3.1.2 Chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng cộng sản Việt Nam đối với đất đai và nông nghiệp

đất đai và nông nghiệp

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 do Đảng Cộng sản lãnh đạo là một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc có ý nghĩa lịch sử to lớn, lần đầu tiên giành thắng lợi ở một nước thuộc địa. Với thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám, nhân dân Việt Nam đã đập tan xiềng xích nô lệ của chủ nghĩa đế quốc trong gần một thế kỷ trên đất nước ta, chấm dứt sự tồn tại của chế độ quân chủ chuyên chế ngót nghìn năm, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa,

nhà nước do nhân dân lao động làm chủ. Nhân dân Việt Nam từ thân phận nô lệ trở thành người dân độc lập, tự do, người làm chủ vận mệnh của mình. Nước ta từ một nước thuộc địa trở thành một nước độc lập và tự do. Cuộc cách mạng giải phóng dân tộc của nước ta do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo với khẩu hiệu "ruộng đất về tay nông dân" được nêu cao ngay từ ngày Đảng ta mới thành lập và là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ quá trình thực hiện cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Cuộc cải cách ruộng đất (1953 - 1956) đã hoàn thành mục tiêu chủ yếu là xoá bỏ giai cấp địa chủ cùng với chế độ tư hữu độc chiếm ruộng đất, quyền bình đẳng về ruộng đất của người trực tiếp sản xuất nông nghiệp được xác lập. Bước đi đầu tiên của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa từ năm 1959 đã tập trung vào xây dựng quan hệ sản xuất mới trong kinh tế nông nghiệp trên nền tảng tập thể hoá ruộng đất. Một lần nữa vấn đề đất đai lại trở thành trọng tâm, vừa là mục tiêu cũng vừa là phương tiện để thực hiện nội dung phát triển kinh tế nông nghiệp.

Ngay những năm đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: Đặc điểm to lớn nhất của ta trong thời kỳ quá độ là từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội không phải kinh qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa. Sau này các Đại hội của Đảng đã từng bước làm rõ thêm đặc điểm to lớn này, lấy đó làm cơ sở để xây dựng đường lối chiến lược, các mục tiêu kinh tế xã hội của Đảng.

Đại hội lần thứ III của Đảng khẳng định ra sức phát triển nông nghiệp, vì muốn phát triển công nghiệp, muốn tiến hành công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa phải có những điều kiện tiên quyết như lương thực, thực phẩm, lao động, v..v mà những điều kiện đó phụ thuộc vào sự phát triển của nông nghiệp. Trong đó công nghiệp và nông nghiệp là hai bộ phận chủ yếu trong nền kinh tế quốc dân, có quan hệ mật thiết lẫn nhau cần được phát triển và khẳng định, công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ trung tâm của

cả thời kỳ quá độ. Hội nghị Trung ương V khóa III năm 1961 đã ra Nghị quyết về vấn đề phát triển nông nghiệp, trong đó nêu lên phương hướng cải tiến công cụ và cơ giới hóa nông nghiệp trong kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965).

Đến Đại hội lần thứ IV, Đảng xác định lấy việc phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ làm cơ sở để ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý, nêu ra vấn đề kết hợp xây dựng công nghiệp và nông nghiệp cả nước thành một cơ cấu công - nông nghiệp. Đại hội chỉ rõ nhiệm vụ cơ bản của kế hoạch 5 năm (1976-1980) là tập trung cao độ lực lượng của cả nước, của các ngành, các cấp, tạo ra một bước phát triển vượt bậc về nông nghiệp, nhằm giải quyết vững chắc nhu cầu của cả nước về lương thực, thực phẩm và một phần hàng tiêu dùng thông thường. Như vậy, đến Đại hội IV vai trò của nông nghiệp được xác định rõ hơn, là cơ sở để phát triển công nghiệp.

Đại hội V của Đảng khẳng định nông nghiệp là mặt trận hàng đầu. Thực tế ở nước ta đã chỉ rõ khi mà nông nghiệp còn ở trong tình trạng lạc hậu, tự cấp tự túc, năng suất thấp thì sự nghiệp công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa chưa thể triển khai mạnh mẽ được. Trình độ thấp kém của sản xuất nông nghiệp, không những ảnh hưởng và gây khó khăn đến đời sống nhân dân, sự phát triển của công nghiệp, mà còn ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển khinh tế xã hội. Điều quan trọng là Đại hội V đã chỉ rõ quan điểm và nội dung của công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa trong chặng đường đầu tiên. Xây dựng và phát triển công nghiệp nặng phải nhằm phục vụ thiết thực và có hiệu quả cho nông nghiệp và công nghiệp hàng tiêu dùng .

Đại hội VI - bước ngoặt trong đổi mới tư duy của Đảng về chủ nghĩa xã hội nói chung, về nông nghiệp, nông thôn nói riêng. Sự nghiệp đổi mới của Đảng ta bắt đầu vào năm 1986 đã lựa chọn điểm đột phá là vấn đề đất đai với chính sách giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu

dài, lấy kinh tế hộ gia đình làm trọng tâm để phát triển kinh tế nông nghiệp (nông nghiệp ở đây được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp). Một chính sách đúng đắn về đất đai đã đưa nước ta từ một nước thiếu lương thực trở thành một nước không chỉ bảo đảm được an ninh lương thực quốc gia mà còn đứng trong nhóm nước xuất khẩu nông sản hàng đầu thế giới. Đại hội chỉ rõ trong những năm còn lại của chặng đường đầu tiên, trước mắt là trong kế hoạch 5 năm 1986-1990, phải thật sự tập trung sức người, sức của vào việc thực hiện cho được ba chương trình mục tiêu về lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu. Trong toàn bộ quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội không được tách rời nông nghiệp với công nghiệp, không thể chỉ coi trọng nông nghiệp hoặc công nghiệp. Nhưng ở mỗi giai đoạn, trong từng chặng đường, vị trí của nông nghiệp và công nghiệp có khác nhau; trong chặng đường hiện nay phải tập trung sức phát triển nông nghiệp, coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, đưa nông nghiệp một bước lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội được thông qua Đại hội VII và các nghị quyết của Trung ương khóa VII, tiếp tục khẳng định, làm rõ quan điểm công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và kinh tế nông thôn, theo hướng hiện đại gắn liền với phát triển một nền nông nghiệp toàn diện là nhiệm vụ trung tâm nhằm từng bước xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, không ngừng nâng cao năng suất lao động xã hội và cải thiện đời sống nhân dân. Hội nghị lần thứ V Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII đã ra nghị quyết về: “Tiếp tục đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội nông thôn”. Nghị quyết đã khẳng định: Trải qua các thời kỳ cách mạng từ khi thành lập đến nay, Đảng ta luôn luôn khẳng định tầm quan trọng của vấn đề nông dân, nông nghiệp và nông thôn…lấy nông nghiệp làm mặt trận hàng đầu và là khâu đột phá. Nghị quyết V đã xác định một hệ thống quan điểm nhằm tiếp tục đổi mới và phát triển nông nghiệp, nông thôn nước ta

trong giai đoạn mới: Đặt sự phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, là nhiệm vụ chiến lược có tầm quan trọng hàng đầu. Thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách kinh tế nhiều thành phần trong nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Gắn sản xuất với thị trường, mở rộng sản xuất đi đôi với mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản, đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học-kỹ thuật và công nghệ, để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Gắn phát triển kinh tế với phát triển văn hóa - xã hội, nâng cao dân trí, đào tạo nhân tài; bảo vệ và phát triển tài nguyên, cải thiện môi trường sinh thái, xây dựng nông thôn mới. Đổi mới kinh tế đi đôi với đổi mới hệ thống chính trị trong nông thôn. Những quan điểm trên đây, phản ánh nhận thức mới, là bước phát triển tư duy lãnh đạo của Đảng trong quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn nước ta. Đại hội lần thứ VIII và các Nghị quyết Trung ương IV, Nghị quyết 06 của Bộ Chính trị (Khóa VIII) tiếp tục cụ thể hóa hơn về nội dung công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Nghị quyết Trung ương IV (Khóa VIII) chỉ rõ : Phát triển nông nghiệp và nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hợp tác hóa, dân chủ hóa. Nghị quyết xác định đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với phân công lao động ở nông thôn, giải quyết vấn đề thị trường tiêu thụ nông sản; phát triển mạnh các hình thức kinh tế hợp tác, đổi mới hoạt động của các cơ sở quốc doanh trong nông nghiệp và nông thôn; phát triển các cơ sở quốc doanh ở vùng sâu, vùng xa.

Trong Nghị quyết số 06 của Bộ Chính trị (Khóa VIII) về một số vấn đề phát triển nông nghiệp và nông thôn đã khẳng định 4 quan điểm và 6 mục tiêu phát triển. Về quan điểm: Coi trọng thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn, đưa nông nghiệp và kinh tế nông thôn lên sản xuất lớn là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng cả trước mắt và lâu dài, là cơ sở để ổn định tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, củng cố

liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, gắn phát triển nông nghiệp với công nghiệp chế biến, ngành nghề, gắn sản xuất với thị trường để hình thành sự liên kết nông-công nghiệp-dịch vụ và thị trường ngay trên địa bàn nông thôn và trên phạm vi cả nước; gắn phát triển nông nghiệp với xây dựng nông thôn mới. Phát huy lợi thế của từng vùng và cả nước, áp dụng nhanh các tiến bộ khoa học, công nghệ để phát triển nông nghiệp hàng hóa đa dạng, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu nông sản thực phẩm và nguyên liệu công nghiệp, hướng mạnh ra xuất khẩu. Phát triển nền nông nghiệp với nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, cùng với kinh tế hợp tác xã dần trở thành nền tảng, hợp tác và hướng dẫn kinh tế tư nhân phát triển theo đúng pháp luật.

Đại hội IX của Đảng và nhất là Nghị quyết Trung ương V về “Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001- 2010” đã làm rõ hơn những nội dung tổng quát và quan điểm của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Đó là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, gắn với công nghiệp chế biến và thị trường, thực hiện cơ khí hóa, điện khí hóa, thủy lợi hóa, ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ, trước hết là công nghệ sinh học, đưa thiết bị, kỹ thuật và công nghệ hiện đại vào các khâu sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nông sản hàng hóa trên thị trường. Đó là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tăng nhanh tỷ trọng giá trị sản phẩm và lao động các ngành công nghiệp và dịch vụ; giảm dần tỷ trọng sản phẩm và lao động nông nghiệp; xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội, quy hoạch phát triển nông thôn, bảo vệ môi trường sinh thái; tổ chức lại sản xuất và xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp, xây dựng nông thôn dân chủ, công bằng, văn minh, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân ở

nông thôn. Đồng thời Nghị quyết cũng chỉ rõ 5 quan điểm về đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn: Đó là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, chú trọng phát huy nguồn lực con người, ứng dụng rộng rãi thành tựu khoa học, công nghệ, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát huy lợi thế của từng vùng gắn với thị trường để sản xuất hàng hóa quy mô lớn với chất lượng và hiệu quả cao, bảo vệ môi trường, phòng chống, hạn chế và giảm nhẹ thiên tai, phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững. Dựa vào nội lực là chính, đồng thời tranh thủ tối đa các nguồn lực từ bên ngoài. Kết hợp chặt chẽ các vấn đề kinh tế và xã hội, xây dựng tiềm lực và thế trận quốc phòng toàn dân trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nôngthôn.

Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã tiếp tục khẳng định vai trò, vị trí của nông dân, nông nghiệp, nông thôn, đồng thời chỉ rõ định hướng phát triển về kinh tế: Tạo chuyển biến mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông thôn và nâng cao đời sống nhân dân. Hiện nay và trong nhiều năm tới vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn có tầm chiến lược đặc biệt quan trọng. Phải coi trọng đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn hướng tới xây dựng một nền nông nghiệp hàng hóa lớn, đa dạng, phát triển nhanh và bền vững, có năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh cao, tạo điều kiện từng bước hình thành nền nông nghiệp sạch. Gắn phát triển kinh tế với xây dựng nông thôn mới, giải quyết tốt hơn mối quan hệ giữa nông thôn và thành thị, giữa các vùng miền, góp phần giữ vững ổn định chính trị-xã hội. Cụ thể hóa quan điểm của Đại hội X; Hội nghị lần thứ VII Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ra Nghị quyết: “Về nông nghiệp, nông dân, nông thôn” tiếp tục khẳng định những

quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp xây dựng nền nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả.

Nông nghiệp, nông dân và nông thôn là những vấn đề mang tầm cỡ chiến lược của cách mạng Việt Nam, có tầm quan trọng đặc biệt trong công cuộc giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong tư duy của Đảng nông nghiệp, nông dân, nông thôn là sự phát triển về lý luận, tổng kết sâu sắc thực tiễn tiến trình cách mạng Việt Nam, đặc biệt là trong công cuộc đổi mới toàn diện đất nước; có giá trị soi sáng cho những chặng đường cách mạng tiếp theo.

Ngày 5/8/2008, Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành Nghị quyết số 26 - NQ/TƯ về nông nghiệp, nông dân, nông thôn nhằm thúc đẩy sản xuất nông nghiệp đi vào chiều sâu và đảm bảo tất cả các mặt của đời sống xã hội, thay đổi bộ mặt nông thôn, xây dựng nông thôn mới. Với quan điểm: “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh, quốc phòng; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái của đất nước. Các vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn phải được giải quyết đồng bộ, gắn với quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trong mối quan hệ mật thiết giữa nông nghiệp, nông dân và nông thôn, nông dân là chủ thể của quá trình phát triển, xây dựng nông thôn mới gắn với xây dựng các cơ sở công nghiệp, dịch vụ và phát triển đô thị

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam (Trang 93 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)