Nội dung pháp luật về dân chủ ở cơ sở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về dân chủ cơ sở thực tiễn tại tỉnh quảng bình (Trang 27 - 33)

7. Kết cấu của luận văn

1.1. NHẬN THỨC VỀ DÂN CHỦ VÀ DÂN CHỦ CƠ SỞ TRONG

1.1.2. Nội dung pháp luật về dân chủ ở cơ sở

Nội dung pháp luật về dân chủ ở cơ sở là sự cụ thể hóa các quyền, các giá trị của dân chủ đã được quy định trong Hiến pháp. Đó là các quyền về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, trong đó có quyền tự do bầu cử và ứng cử (Điều 54), quyền của nhân dân lao động được tham gia vào quản lý Nhà nước (Điều 53), quyền tự do ngôn luận, quyền được thông tin (Điều 69), quyền của nhân dân được kiểm tra, giám sát hoạt động của bộ máy và cán bộ công chức Nhà nước (Điều 8), quyền bình đẳng nam nữ (Điều 63)…Sự ra đời của quy chế dân chủ cơ sở là một trong những điều kiện quan trọng đảm bảo cho các quy định của Hiến pháp được thực hiện trên thực tế, làm cho nhân dân nắm vững và thực hiện được các quyền dân chủ của mình.

Sau một quá trình thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, để nâng cao giá trị pháp lý của các quy định về dân chủ ở cơ sở, UBTVQH đã ban hành Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn (thay thế Nghị định 79/2003/NĐ-CP), 34/2007/PL-UBTVQH11. Pháp lệnh này có 6 chương, 28 điều quy định những nội dung cần được giải trình trước dân; những nội dung cần được dân thảo luận và quyết định; những nội dung cần lấy ý kiến của dân

trước khi được cơ quan có thẩm quyền quyết định; những nội dung phải được dân giám sát; trách nhiệm của chính quyền và công chức ở các cấp làng- xã; trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và những người có liên quan trong quá trình thi hành dân chủ ở cấp xã. Cụ thể như sau:

Một là, những nội dung cần công khai để dân biết:

Một trong những quyền trước tiên của nhân dân đó là quyền được biết về tình hình chung đang diễn ra trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội của đất nước, của địa phương và những vấn đề cụ thể có liên quan trực tiếp đến quyền lợi, nghĩa vụ của bản thân mỗi người dân, cũng như của gia đình và cộng đồng dân cư. Điều 5 Pháp lệnh quy định những nội dung công khai:

- Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, phương án chuyển dịch cơ cấu kinh tế và dự toán, quyết toán ngân sách hằng năm của cấp xã.

- Dự án, công trình đầu tư và thứ tự ưu tiên, tiến độ thực hiện, phương án đền bù, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, tái định cư liên quan đến dự án, công trình trên địa bàn cấp xã; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết và phương án điều chỉnh, quy hoạch khu dân cư trên địa bàn cấp xã.

- Nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức cấp xã trực tiếp giải quyết các công việc của nhân dân.

- Việc quản lý và sử dụng các loại quỹ, khoản đầu tư, tài trợ theo chương trình, dự án đối với cấp xã; các khoản huy động nhân dân đóng góp.

- Chủ trương, kế hoạch vay vốn cho nhân dân để phát triển sản xuất, xoá đói, giảm nghèo; phương thức và kết quả bình xét hộ nghèo được vay vốn phát triển sản xuất, trợ cấp xã hội, xây dựng nhà tình thương, cấp thẻ bảo hiểm y tế.

- Đề án thành lập mới, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới hành chính liên quan trực tiếp tới cấp xã.

nhũng của cán bộ, công chức cấp xã, của cán bộ thôn, tổ dân phố; kết quả lấy phiếu tín nhiệm Chủ tịch và Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch và Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã.

- Nội dung và kết quả tiếp thu ý kiến của nhân dân đối với những vấn đề thuộc thẩm quyền quyết định của cấp xã mà chính quyền cấp xã đưa ra lấy ý kiến nhân dân theo quy định tại Điều 19 của Pháp lệnh này.

- Đối tượng, mức thu các loại phí, lệ phí và nghĩa vụ tài chính khác do chính quyền cấp xã trực tiếp thu.

- Các quy định của pháp luật về thủ tục hành chính, giải quyết các công việc liên quan đến nhân dân do chính quyền cấp xã trực tiếp thực hiện.

- Những nội dung khác theo quy định của pháp luật, theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc chính quyền cấp xã thấy cần thiết.

Hai là, những nội dung nhân dân được bàn và quyết định trực tiếp:

“Dân bàn” là khâu thứ hai đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân. Bàn là tôn trọng quyền tự do ngôn luận của nhân dân, người dân được phát ngôn, biểu thị ý chí, nguyện vọng của mình đối với cộng đồng cũng như với chính quyền. Không có cơ chế dân chủ thì nhân dân sẽ không có điều kiện “bàn” các vấn đề mình quan tâm. Việc nhân dân được bàn bạc và quyết định những vấn đề thuộc lĩnh vực pháp luật cho phép đã giúp cho nhân dân nâng cao nhận thức, phát huy trí tuệ, tạo động lực thúc đẩy nhân dân tham gia, hưởng ứng nhiệt thành các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước bằng việc đóng góp sức lực, của cải vật chất để xây dựng các công trình phúc lợi công cộng.

Xây dựng các chủ trương, chính sách phù hợp với thực tế.Như vậy, vấn đề “Dân biết”, để “bàn”, để “làm” là nhu cầu hết sức cấp bách và khách quan của mọi người dân. Điều 10, 11, 12 Quy chế quy định những nội dung, hình thức nhân dân bàn, quyết định trực tiếp:

Nhân dân bàn và quyết định trực tiếp về chủ trương và mức đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình phúc lợi công cộng trong phạm vi cấp xã, thôn, tổ dân phố do nhân dân đóng góp toàn bộ hoặc một phần kinh phí và các công việc khác trong nội bộ cộng đồng dân cư phù hợp với quy định của pháp luật.

- Về hình thức nhân dân bàn và quyết định trực tiếp:

- Nhân dân bàn và quyết định trực tiếp những nội dung quy định tại Điều 10 của Pháp lệnh này bằng một trong các hình thức sau đây:

+ Tổ chức cuộc họp cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình theo địa bàn từng thôn, tổ dân phố;

+ Phát phiếu lấy ý kiến tới cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình.

+ Trường hợp tổ chức họp cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình thì việc biểu quyết được thực hiện bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín; hình thức biểu quyết do hội nghị quyết định; nếu số người tán thành chưa đạt quá 50% tổng số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong thôn, tổ dân phố hoặc trong toàn cấp xã thì tổ chức lại cuộc họp.

+ Trường hợp không tổ chức lại được cuộc họp thì phát phiếu lấy ý kiến tới cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình.

Ba là, những nội dung, hình thức mà nhân dân bàn, biểu quyết, tham gia ý kiến để cấp có thẩm quyền quyết định:

Ngoài việc người dân được “bàn” và quyết định những vấn đề cụ thể nêu trên, còn những vấn đề việc quyết định cuối cùng phải do chính quyền xã hoặc cấp trên thực hiện thì người dân cũng được tham gia bàn bạc, đóng góp ý kiến để giúp cho chính quyền địa phương hoặc cơ quan Nhà nước cấp trên có những quyết sách đúng đắn và sáng suốt. Thực tế đã chứng minh có nhiều chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước được xuất phát từ sáng kiến của quần chúng ở cơ sở. Vì vậy, việc nhân dân bàn và tham gia ý kiến một số

việc chủ yếu là thủ tục bắt buộc trước khi chính quyền xã hoặc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định. Những nội dung, hình thức mà nhân dân bàn, tham gia ý kiến để cấp có thẩm quyền quyết định gồm:

- Về những nội dung nhân dân bàn, biểu quyết, Pháp lệnh quy định các

lĩnh vực sau:

+ Hương ước, quy ước của thôn, tổ dân phố.

+ Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố. + Bầu, bãi nhiệm thành viên Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng.

- Về hình thức nhân dân bàn, biểu quyết, nhân dân bàn và biểu quyết những vấn đề trên bằng một trong các hình thức dưới đây:

+ Tổ chức cuộc họp cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình theo địa bàn từng thôn, tổ dân phố;

+ Phát phiếu lấy ý kiến tới cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình.

+ Trường hợp tổ chức họp cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình thì việc biểu quyết được thực hiện bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín; hình thức biểu quyết do hội nghị quyết định; nếu số người tán thành chưa đạt quá 50% tổng số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong thôn, tổ dân phố thì tổ chức lại cuộc họp.

+ Trường hợp không tổ chức lại được cuộc họp thì phát phiếu lấy ý kiến tới cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình, trừ việc bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố.

Bốn là, những nội dung nhân dân giám sát:

Giám sát là một nội dung thực hiện quyền dân chủ của nhân dân nhằm góp phần xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước và các đoàn thể nhân dân trong sạch, vững mạnh. Giám sát có ý nghĩa rất quan trọng trong phát hiện những khuyết điểm của cán bộ, công chức trong bộ máy của Đảng và Nhà nước để

chấn chỉnh những sai phạm, đưa mọi hoạt động vào đúng nền nếp; kịp thời phát hiện những sai phạm để xử lý kỷ luật,tạo dựng trật tự kỷ cương, góp phần vào việc bảo vệ lợi ích của Nhà nước và của tập thể, quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân.Do đó, quyền giám sát không chỉ thể hiện thông qua hoạt động của các cơ quan chuyên trách giám sát mà còn phải lôi cuốn được đông đảo nhân dân tham gia. Nhân dân cần được giám sát những gì có liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của họ, giám sát việc thực thi nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước địa phương, giám sát hoạt động của cán bộ, công chức, những người có trách nhiệm trong việc thực hiện những quy định về tài chính, kinh tế,quản lý sử dụng đất đai, chính sách xã hội là việc giải quyết đơn thư khiếu nại,tố cáo của công dân… Tất cả những nội dung Pháp lệnh quy định người dân có quyền được biết, được quyết định và được tham gia ý kiến thì người dân cũng có quyền giám sát. Hình thức giám sát: Thông qua Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng; thông qua quyền khiếu nại, tố cáo, kiến nghị với các cơ quan công quyền; kiến nghị qua Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên.

Năm là, trách nhiệm tổ chức thực hiện dân chủ cơ sở:

Trách nhiệm chung: HĐND, UBND xã phối hợp cùng MTTQ và các tổ chức thành viên cấp xã

Đối với những việc cụ thể (công khai thông tin, tổ chức họp thôn…), Pháp lệnh quy định trách nhiệm cụ thể của các tổ chức, cá nhân(UBND xã, chủ tịch UBND, trưởng thôn…)

Trên đây là những nội dung trong pháp lệnh dân chủ cơ sở. Dựa vào nội dung này chúng ta có thể đánh giá những mặt đạt và chưa đạt được trong quá trình thực hiện Quy chế DCCS của mỗi địa phương. Pháp lệnh dân chủ cơ sở là một công cụ mạnh để thúc đẩy tính minh bạch và sự tham gia của người dân. Đây là những giá trị mà các tổ chức xã hội dân sự thường hay đề cao và vận động thực hiện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về dân chủ cơ sở thực tiễn tại tỉnh quảng bình (Trang 27 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)