Thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở góp phần mở rộng dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về dân chủ cơ sở thực tiễn tại tỉnh quảng bình (Trang 40 - 105)

7. Kết cấu của luận văn

1.3. VAI TRÒ CỦA VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ DÂN CHỦ Ở

1.3.1. Thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở góp phần mở rộng dân

chủ, đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân

Thứ nhất, thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở góp phần hiện thực

hóa các quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về dân chủ trong thực tiễn đời sống của nhân dân ở cơ sở

Đảng ta xác định: dân chủ cơ sở là nền tảng, dân chủ ở trung ương có tính chất quyết định đối với việc xây dựng chính quyền của dân. Tổng kết 20 năm đổi mới, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng chỉ rõ những yếu kém, khuyết điểm của bộ máy Nhà nước: “Dân chủ ở nhiều nơi bị vi phạm, kỷ cương phép nước chưa nghiêm. Quan liêu, tham nhũng, lãng phí còn nghiêm trọng, đặc biệt là tình trạng nhũng nhiễu, cửa quyền, thiếu trách

nhiệm của bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức, nhất là ở các cơ quan giải quyết công việc cho dân và doanh nghiệp. Bộ máy chính quyền ở cơ sở nhiều nơi yếu kém”6. Như vậy, việc thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở có vai trò trong việc mở rộng dân chủ, đảm bảo dân chủ ở cơ sở được thực thi nghiêm túc.

Pháp luật, với vai trò là công cụ để giai cấp thống trị thực hiện quyền lực của mình đối với việc quản lý xã hội và đấu tranh giai cấp, việc thực hiện pháp luật có ý nghĩa quyết định đảm bảo cho quyền lực thực sự thuộc về giai cấp đó. Nhà nước xã hội chủ nghĩa là Nhà nước “nửa Nhà nước” với quyền lực thuộc về đa số nhân dân lao động, Nhà nước mang bản chất giai cấp công nhân với trình độ dân chủ cao hơn hẳn các chế độ chính trị trước đó. Do đó, việc thực hiện pháp luật về dân chủ là điều kiện tiên quyết để đảm bảo quyền lực thực sự của nhân dân.

Thứ hai, thực hiện pháp luật dân chủ ở xã, phường là phương thức quản

lý đảm bảo trên thực tế các quyền dân chủ của nhân dân. Nhân dân được hưởng quyền chính trị cơ bản nhất của người công dân: quyền bầu cử. Theo quy định của pháp luật về chế độ bầu cử các cơ quan đại diện cho nhân dân: bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp thì công dân được thực hiện quyền bầu cử của mình tại cơ sở xã, phường nơi cư trú. Đây là bước khởi đầu để thực hiện Nhà nước của dân. Nhân dân thiết lập nên bộ máy quản lý Nhà nước của mình để ủy quyền quản lý, thực hiện quyền dân chủ đại diện thông qua hoạt động của đại biểu các cơ quan dân cử. Nhân dân có quyền bầu và bãi miễn các đại biểu dân cử nếu họ không được dân tín nhiệm và thực hiện cơ chế giám sát thông qua hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên. Cũng tại cơ sở xã, phường, nhân dân thực hiện các quyền cơ bản nhất được Hiến pháp quy định: quyền có nhà ở, quyền tự do tín ngưỡng,

quyền được chăm sóc và bảo vệ sức khỏe, quyền được làm tất cả những gì mà pháp luật không cấm trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa – xã hội.

Thứ ba, thông qua thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở giúp Đảng và

Nhà nước hoàn thiện đường lối, chính sách về dân chủ nói chung, dân chủ ở cơ sở nói riêng. Yêu cầu xây dựng Nhà nước Việt Nam pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân đặt ra đòi hỏi tính tối cao của Hiến pháp và pháp luật. Nhà nước được làm những gì mà pháp luật quy định còn công dân được làm những gì mà pháp luật không cấm. Việc thực hiện pháp luật về dân chủ trên tất cả các lĩnh vực diễn ra ở cơ sở không chỉ giúp cho pháp luật thực sự đi vào cuộc sống, nhân dân tự mình làm chủ trong quản lý xã hội mà còn giúp cho Đảng, Nhà nước ngày càng có cơ sở thực tiễn hơn trong việc hoạch định đường lối chính sách, hoàn thiện pháp luật, vì chỉ có thông qua thực tiễn, nhân dân mới thực sự là người sáng tạo ra lịch sử.

1.3.2. Vai trò của thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở đối với hoạt động của chính quyền cơ sở

Thứ nhất, việc thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở xã, phường, thị

trấn vừa là điều kiện, vừa là yêu cầu nhằm kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị ở cơ sở. Hệ thống chính trị ở cơ sở có vai trò rất quan trọng trong việc tổ chức và hoạt động nhân dân thực hiện đường lối chính sách của Đảng, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, huy động mọi khả năng phát triển kinh tế - xã hội, tổ chức cuộc sống của cộng đồng dân cư. Pháp luật về dân chủ quy định cụ thể trách nhiệm của các tổ chức trong hệ thống chính trị ở cơ sở đối với việc phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa. Với tư cách là chủ thể của hoạt động thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở, hệ thống chính trị ở cơ sở là khâu then chốt trong tổ chức thực hiện phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Mỗi khâu của quá trình dân chủ đều đòi hỏi bản thân hệ thống chính trị cũng như mỗi tổ chức thành viên

đều phải kiện toàn tổ chức, đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Mỗi tổ chức thành viên, căn cứ chức năng, nhiệm vụ mà có các hình thức thực hiện khác nhau trong cơ chế “ Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”, song tất cả đều vì một mục tiêu xây dựng một Nhà nước Việt Nam: “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Dân chủ không chỉ là mục tiêu, động lực của cả hệ thống mà còn là nguyên tắc, là phong cách công tác của cán bộ, Đảng viên, công chức, hội viên các đoàn thể nhân dân. Dân chủ cơ sở là thước đo trình độ phát triển mọi mặt của mỗi cộng đồng dân cư.

Thứ hai, thông qua việc thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở mà hệ

thống chính trị ngày càng nâng cao năng lực tổ chức triển khai nhiệm vụ, phát triển và bồi dưỡng nguồn cán bộ kế cận cho đội ngũ cán bộ, công chức, đổi mới phương thức lãnh đạo, tập hợp đoàn viên, hội viên, điều hòa và gắn kết các nhóm lợi ích, những vấn đề nảy sinh được phát hiện kịp thời, các khó khăn được tháo gỡ và ngày càng thu hút được sự tham gia rộng rãi của người dân vào các công việc quản lý nhà nước, quản lý xã hội.

1.3.3. Thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở góp phần phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội; bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở cơ sở

Thứ nhất, thực hiện pháp lệnh về dân chủ ở xã, phường, thị trấn bảo

đảm và góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội hơn. Nhà nước thực hiện chính sách quản lý và phát triển kinh tế - xã hội thông qua chính sách vĩ mô và vi mô. Trong những năm qua hoạt động quản lý kinh tế của các cấp chính quyền đã được tách bạch, rạch ròi với chức năng quản lý sản xuất kinh doanh. Đối với chính quyền cơ sở, đây vừa là nơi thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với các hoạt động kinh tế - xã hội, vừa là nơi chịu sự quản lý của cấp chính quyền cấp trên. Toàn bộ các mục tiêu, chương trình phát triển kinh tế -

xã hội dài hạn, ngắn hạn của tỉnh, huyện đều có ảnh hưởng và triển khai trên địa bàn xã, phường. Bên cạnh đó, việc hoạch định các mục tiêu của xã, phường cũng được HĐND xã, phường thông qua. Mặc dù tầm ảnh hưởng của Nghị quyết HĐND đối với việc phát triển kinh tế trên địa bàn không lớn, song những vấn đề mà nhân dân quan tâm, được biết, được bàn, được kiểm tra theo nội dung của pháp luật thực hiện dân chủ ở xã, phường bao gồm: quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, quyết toán ngân sách, xây dựng cơ sở trường, trạm, các thiết chế văn hóa, công khai mức thuế, phí và lệ phí, vốn vay xóa đói, giảm nghèo, bình xét gia đình văn hóa, kế hoạch và phương án đền bù giải phóng mặt bằng xây dựng triển khai các dự án trên địa bàn…đều là những vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến việc phát triển kinh tế - xã hội ở cả vùng miền. Do đó, thực hiện pháp lệnh về dân chủ xã, phường, thị trấn góp phần phát triển kinh tế - xã hội hơn. Thực tiễn quá trình thực hiện pháp lệnh về dân chủ cơ sở cho thấy, khi tài chính được công khai, nhân dân được đóng góp ý kiến và sẵn sàng đóng góp xây dựng cơ sở vật chất, các công trình phúc lợi công cộng, đất đai được quản lý tốt hơn, việc chuyển đổi mô hình hợp tác xã nông nghiệp được ủng hộ, công tác dồn điền đổi thửa tạo đà cho sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, công tác xã hội hóa trong giáo dục, y tế được đẩy mạnh, do đó quyền của nhân dân trong lĩnh vực kinh tế, văn hóa, y tế được bảo đảm hơn. Việc thực hiện dân chủ nằm trong một mục tiêu chung “tất cả vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.

Thứ hai, thực hiện pháp luật về dân chủ ở xã, phường cũng là cơ sở để

giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Pháp luật về dân chủ ở xã, phường là một bộ phận của pháp luật thực định, góp phần thực hiện chức năng duy trì trật tự xã hội. Quy chế dân chủ, các chế định pháp luật khác nhau về quyền công dân đảm bảo cho nhân dân được bảo vệ tính mạng, sức khỏe,

nhân phẩm, các quyền về kinh tế, pháp luật nghiêm cấm mọi hành vi gây mất dân chủ, ảnh hưởng đến quyền lợi và lợi ích hợp pháp của công dân. Các quy định pháp luật đều c ó chế tài để răn đe, phòng ngừa và trừng trị nghiêm khắc những hành vi vi phạm quyền con người, quyền làm chủ của nhân dân. Thực hiện pháp lệnh dân chủ, nhân dân được bàn và quyết định trực tiếp những vấn đề an ninh trật tự, xây dựng và tổ chức tự quản đời sống cộng đồng, chính quyền có trách nhiệm tiếp nhận và giải quyết đơn thư dân nguyện, đảm bảo quyền dân chủ trực tiếp của nhân dân. Thực tế chứng minh, ở địa phương nào thực hiện tốt dân chủ thì ở đó tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, vì sự ổn định, bình yên của từng cụm dân cư góp phần xây dựng nên sự bình yên, ổn định của cả địa phương, quốc gia, dân tộc.

1.3.4. Thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở góp phần xây dựng Nhà nước trong sạch, vững mạnh, đấu tranh phòng chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các hiện tượng tiêu cực khác

Thứ nhất, trong điều kiện một đảng cầm quyền, thực hiện dân chủ là một giải pháp hạn chế sự tha hóa của quyền lực nhà nước. Chúng ta kiên trì thực hiện mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội do đó việc xây dựng một Nhà nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong sạch, vững mạnh là yêu cầu cơ bản của cách mạng Việt Nam. Đảng ta xác định: dân chủ ở cơ sở là nền tảng, dân chủ ở trung ương có tính chất quyết định đối với việc xây dựng chính quyền của nhân dân.

Thứ hai, thực hiện pháp lệnh dân chủ cơ sở không còn là một khẩu hiệu

chung chung mà đã trở thành những quy phạm pháp luật quy định cụ thể quyền của người dân, nhân dân đã có công cụ để thực hiện quyền làm chủ của mình ở cơ sở. Chính từ khi có quy chế dân chủ ở cơ sở và người dân được biết, được bàn, được giải phóng sức sản xuất và sáng tạo, dân được kiểm tra, giám sát, tài chính được công khai, minh bạch hơn đã làm hạn chế rất nhiều

các biểu hiện tha hóa của cán bộ, công chức, làm thay đổi tác phong công tác của đa số cán bộ công chức theo hướng tích cực hơn, trăn trở hơn với lợi ích của dân, sâu sát và tôn trọng quyền làm chủ của dân. Thực hiện dân chủ cũng đòi hỏi bộ máy nhà nước phải đẩy mạnh cải cách hành chính để ngày càng phục vụ nhân dân tốt hơn.

Chương 2

THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH

2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÌNH HÌNH KINH TẾ-XÃ HỘI

TỈNH QUẢNG BÌNH

Quảng Bình (các tên gọi cũ khu vực này gồm: Lâm Bình, Tiên Bình, Tân Bình) là một tỉnh duyên hải thuộc vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam. Quảng

Bình nằm ở nơi hẹp nhất theo chiều Đông-Tây của dải đất hình chữ S của Việt Nam (50 km theo đường ngắn nhất tính từ biên giới Lào ra biển Đông). Tỉnh Quảng Bình giáp Hà Tĩnh về phía bắc với dãy Hoành Sơn là ranh giới tự nhiên; giáp Quảng Trị về phía nam; giáp Biển Đông về phía đông; phía tây là tỉnh Khăm Muộn của Lào với dãy Trường Sơn là biên giới tự nhiên.

Trong thời kỳ Bắc thuộc, khu vực ngày nay là Quảng Bình có giai đoạn thuộc quận Tượng Lâm, có giai đoạn thuộc quận Nhật Nam. Năm 192, Quảng Bình nằm trong lãnh thổ Lâm Ấp. Đến năm 758 Lâm Ấp đổi tên là Chiêm Thành, Quảng Bình nằm trong 2 châu: Châu Bố Chính và Châu Địa Lý. Khu vực này đã thuộc về Đại Việt sau cuộc chiến tranh Việt Chiêm 1069. Lý Thường Kiệt là người đã xác định và đặt nền móng đầu tiên của vùng đất Quảng Bình trọn vẹn trong cương vực lãnh thổ Đại Việt.

Trong thời kỳ Trịnh - Nguyễn phân tranh, Quảng Bình bị chia cắt tại sông Gianh. Đồng Hới đã trở thành tiền đồn quan trọng của chúa Nguyễn với thành Đồng Hới. Từ ngày 20 tháng 9 năm 1975 đến ngày 1 tháng 7 năm 1989, tỉnh Quảng Bình được sáp nhập vào tỉnh Bình Trị Thiên.

Quảng Bình có các tuyến giao thông quan trọng bắc – nam Việt Nam chạy qua: quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh, đường sắt Bắc - Nam. Ngoài ra, tỉnh này còn có giao thông hàng hải (cảng Hòn La, cảng Gianh) và hàng

Quảng Bình có diện tích 8.065 km² và với dân số 853.004 người, mật độ dân số là 106 người/ km². Ngoài trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Đồng Hới, Quảng Bình có 6 huyện với tổng cộng có 159 xã, phường và thị trấn (tính cả các xã phường thuộc thành phố Đồng Hới). Khi tái lập tỉnh Quảng Bình theo Nghị quyết ngày 30 tháng 6 năm 1989 của Quốc hội khóa VIII, kỳ họp thứ 5, tỉnh có 1 thị xã và 4 huyện: Bố Trạch, Lệ Ninh, Quảng Trạch, Tuyên Hóa.

Theo Quyết định số 190-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) Việt Nam ngày 1 tháng 6 năm 1990, huyện Lệ Ninh chia thành 2 huyện Lệ Thủy và Quảng Ninh, huyện Tuyên Hóa chia thành 2 huyện Tuyên Hóa (mới) và Minh Hóa.

Quảng Bình có đến 85% diện tích là đồi núi và đường bờ biển dài 116,04 km. Biên giới với nước bạn Lào 201,17 km. Có 159 xã, phường, thị trấn với 84,86% dân số sống ở nông thôn. Ở Quảng Bình tồn tại 10 tộc người cùng sinh sống trong đó đồng bào dân tộc ít người có trên 20.000 người sống tại 105 bản của 15 xã, đồng bào thiên chúa giáo có 94.000 người tồn tại trong 66 xã, 180 tín đồ phật tử và 1.670 người có tín ngưỡng phật giáo. Toàn tỉnh có 606 tổ chức cơ sở đảng với 58.500 đảng viên, có 150 cơ quan hành chính sự nghiệp, 582 trường học; 2.946 doanh nghiệp trong đó có 27 doanh nghiệp nhà nước, 2.919 doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong đó có 57 doanh nghiệp ngoài quốc doanh có tổ chức đảng với 1.289 đảng viên, 163 doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về dân chủ cơ sở thực tiễn tại tỉnh quảng bình (Trang 40 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)