Khái niệm thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về dân chủ cơ sở thực tiễn tại tỉnh quảng bình (Trang 33 - 36)

7. Kết cấu của luận văn

1.2. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁC HÌNH THỨC THỰC HIỆN

1.2.1. Khái niệm thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở

Khái niệm về thực hiện pháp luật.

Nhà nước ban hành các văn bản quy phạm pháp luật nhằm xác định những khả năng xử sự của mọi cá nhân, tổ chức. Khả năng đó chỉ trở thành hiện thực trong đời sống khi các chủ thể pháp luật thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật.

Thực hiện đúng đắn và nghiêm chỉnh pháp luật là một yêu cầu khách quan của quản lý nhà nước và xã hội bằng pháp luật. Pháp luật được ban hành nhiều nhưng ít đi vào cuộc sống thì điều đó chứng tỏ công tác quản lý nhà nước kém hiệu quả. Chính vì vậy, xây dựng pháp luật và thực hiện pháp luật là hai hoạt động có quan hệ chặt chẽ với nhau. Nhà nước sử dụng pháp luật như là phương tiện để thực hiện sự quản lý đối với xã hội, và đây là nguyên tắc hiến định: “Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp và pháp pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống các tội phạm, các vi phạm Hiến pháp và pháp luật.

Mọi hành động xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể và của công dân đều bị xử lý theo pháp luật” (Điều 12 Hiến pháp năm 1992).

Qua các luận điểm trên cho thấy, thực hiện pháp luật là một quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi thực tế hợp pháp của các chủ thể pháp luật.

bằng hành vi cụ thể của mình, các chủ thể pháp luật khi tham gia vào các quan hệ pháp luật, đã bằng các hành vi của mình thực hiện các quy phạm pháp luật phù hợp với các quy định đã được đưa ra.

Các quy phạm pháp luật hết sức phong phú cho nên hình thức thực hiện chúng cũng rất phong phú. Căn cứ vào tính chất của hoạt động thực hiện pháp luật, khoa học pháp lý đã xác định những hình thức thực hiện pháp luật sau:

- Tuân thủ pháp luật

Là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật kiềm chế không tiến hành những hoạt động mà pháp luật cấm. Ở hình thức thực hiện này đòi hỏi chủ thể thực hiện nghĩa vụ một cách thụ động, thực hiện các quy phạm pháp luật dưới dạng không hành động, ví dụ như không tiến hành những hành vi trộm cắp tài sản, cướp của, giết người...chính là đã tuân thủ pháp luật.

- Thi hành pháp luật

Là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật thực hiện nghĩa vụ pháp lý của mình bằng hành động tích cực.

Khác với tuân thủ pháp luật, trong hình thức thi hành pháp luật đòi hỏi chủ thể phải thực hiện nghĩa vụ pháp lý dưới dạng hành động tích cực, chẳng hạn như cá nhân thực hiện nghĩa vụ quân sự, ghi tên vào danh sách nhập ngũ, hoặc người kinh doanh thực hiện nghĩa vụ thuế... chính là đã thi hành pháp luật.

- Sử dụng pháp luật

Là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật thực hiện quyền chủ thể của mình (thực hiện những hành vi mà pháp luật cho phép).

Hình thức này khác với các hình thức trên ở chỗ chủ thể pháp luật có thể thực hiện hoặc không thực hiện quyền được pháp luật cho phép theo ý chí

của mình chứ không bị bắt buộc phải thực hiện, chẳng hạn như công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo...

- Áp dụng pháp luật

Là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó nhà nước thông qua các cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc nhà chức trách tổ chức cho các chủ thể pháp luật thực hiện những quy định của pháp luật, hoặc tự mình căn cứ vào những quy định của pháp luật để tạo ra các quyết định làm phát sinh, thay đổi, đình chỉ hoặc chấm dứt những quan hệ pháp luật cụ thể.

Nếu tuân thủ pháp luật, thi hành pháp luật, sử dụng pháp luật là những hình thức thực hiện pháp luật mà mọi chủ thể pháp luật đều có thể thực hiện thì áp dụng pháp luật là hình thức luôn luôn đòi hỏi phải có sự tham gia của các cơ quan nhà nước hoặc nhà chức trách có thẩm quyền. Áp dụng pháp luật là một hình thức rất quan trọng của thực hiện pháp luật liên quan đến hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước vì thế cần thiết phải đi sâu nghiên cứu.

Khái niệm thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở

Nhà nước Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân. Pháp luật do Nhà nước ban hành nhằm đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân và có vị trí tối cao trong cách ứng xử của cả công dân, các tổ chức và Nhà nước. Song mục đích đó có đạt được hay không, pháp luật có triển khai thực hiện trong thực tế cuộc sống hay không phụ thuộc vào hiệu quả thực hiện pháp luật của các chủ thể.

Thực hiện pháp luật là hành vi (hành động hoặc không hành động) của con người phù hợp với những quy định của pháp luật. Dưới góc độ của pháp lý thì thực hiện pháp luật là hành vi hợp pháp. Thực hiện pháp luật là một quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi thực tế hợp pháp của các chủ thể pháp luật.

Chủ thể pháp luật có thể là cá nhân, cơ quan Nhà nước, tổ chức.

Thực hiện pháp luật về dân chủ cơ sở là hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật về thực hiện dân chủ cơ sở đi vào cuộc sống nhằm phát huy cao độ quyền làm chủ, sức sáng tạo của nhân dân trong phát triển kinh tế, văn hoá – xã hội đáp ứng yêu cầu xây dựng xã hội giàu đẹp, công bằng, dân chủ, văn minh, xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở trong sạch, vững mạnh.

Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, thực hiện pháp luật về dân chủ cơ sở chủ yếu là tập trung thực hiện những nội dung quy định của Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn (Pháp lệnh số 34/ 2007- PL- UBTVQH11) được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thông qua ngày 20 tháng 04 năm 2007. Chủ thể thực hiện là nhân dân, các tổ chức, đơn vị ở cấp xã. Tuy nhiên, nếu nói đến các loại hình cơ sở thì thực hiện pháp luật về dân chủ cơ sở được đánh dấu trên ba lĩnh vực: Thực hiện Quy chế dân chủ xã, phường, thị trấn; Thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở trong hoạt động của cơ quan; Thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở trong doanh nghiệp. Nhưng như đã nói ở trên luận văn sẽ chủ yếu đi sâu vào nội dung quy định của pháp luật về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn.

Thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở được thực hiện theo nguyên tắc: đảm bảo trật tự kỷ cương, đảm bảo quyền của nhân dân được biết, tham gia ý kiến, quyết định, thực hiện và giám sát việc thực hiện dân chủ ở cấp xã. Bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; công khai, minh bạch trong quá trình thực hiện dân chủ ở cấp xã; đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về dân chủ cơ sở thực tiễn tại tỉnh quảng bình (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)