Trách nhiệm thanh toán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thanh toán và phân chia di sản thừa kế trong pháp luật dân sự việt nam (Trang 33 - 38)

CHẾ ĐỊNH THANH TOÁN VÀ PHÂN CHIA DI SẢN THỪA KẾ TRONG PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM

2.1.1. Trách nhiệm thanh toán

2.1.1.1. Thực hiện việc thanh toán khi di sản chƣa đƣợc phân chia a - Nghĩa vụ của những ngƣời có quyền thừa kế:

Điều 636 BLDS năm 2005 đã qui định: “Kể từ thời điểm mở thừa kế,

những người thừa kế có các quyền, nghĩa vụ tài sản do người chết để lại”.

Theo qui định trên và theo qui định tại Điều 637 thì những ngƣời thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do ngƣời chết để lại. Nghĩa vụ này là bắt buộc đối với bất cứ ngƣời hƣởng thừa kế nào dù đó là cá nhân, pháp nhân hay Nhà nƣớc. Thậm chí bao gồm cả những ngƣời đƣợc giao quản lý di sản dùng vào việc thờ cúng và ngƣời nhận tài sản di tặng trong trƣờng hợp toàn bộ khối di sản thừa kế không đủ để thanh toán nghĩa vụ của ngƣời này (Điều 670- khoản 2 và Điều 671- khoản 2). Tuy nhiên, qui định của BLDS 2005 cũng đã khẳng định rất rõ ràng là trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ nói trên của những ngƣời hƣởng di sản thừa kế chỉ nằm trong phạm vi di sản của ngƣời chết để lại mà thôi và qui định này đƣợc áp dụng đối với mọi ngƣời thừa kế. Đây là một qui định hết sức rõ ràng so với BLDS 1995 trƣớc kia và thực sự tiến bộ nếu chúng ta so sánh với những qui định của pháp luật trƣớc năm 1945, ví dụ nhƣ qui định tại Điều 379 của Bộ Luật Trung Kỳ năm 1936, trong đó có sự phân biệt trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ giữa con cháu của ngƣời để lại di sản với những ngƣời thừa kế khác, và nếu là con cái đƣợc

36

hƣởng di sản của cha mẹ “thời phải liên đới trả cho hết tất cả các khoản nợ

của cha mẹ”. Những qui định nhƣ vậy là rất bất lợi cho những ngƣời hƣởng

thừa kế là con cháu của ngƣời chết nếu nhƣ những khoản nợ đó là quá lớn so với cả tài sản mà họ có.

b - Trách nhiệm của ngƣời đƣợc di tặng

Điều 671 BLDS- khoản 2 qui định: “ Người được di tặng không phải thực hiện nghĩa vụ tài sản đối với phần được di tặng, trừ trường hợp toàn bộ di sản không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người lập di chúc thì phần di tặng cũng được dùng để thực hiện phần nghĩa vụ còn lại của người này”.

Khi nói đến nghĩa vụ thanh toán của ngƣời đƣợc di tặng trong BLDS 2005 ta cũng thấy có điểm khác biệt khi đối chiếu với qui định của BLDS Pháp, tại Điều 871 chia ra thành hai trƣờng hợp: di tặng một phần di sản chỉ xác định giá trị và di tặng hiện vật. Ngƣời đƣợc di tặng một phần di sản thì phải cùng trả nợ với những ngƣời thừa kế theo tỷ lệ đƣợc hƣởng. Còn ngƣời đƣợc di tặng một hoặc nhiều đồ vật xác định thì không phải trả nợ trừ trƣờng hợp bất động sản di tặng đƣợc thế chấp. Trong khi đó BLDS của nƣớc ta không chia trƣờng hợp quy định nghĩa vụ theo tài sản di tặng mà khẳng định rằng dù tài sản di tặng là gì thì ngƣời đƣợc di tặng cũng không phải thực hiện nghĩa vụ về tài sản, chỉ trừ trƣờng hợp toàn bộ di sản không đủ để thanh toán nghĩa vụ. Thực ra qui định nhƣ vậy dƣờng nhƣ gây thiệt thòi cho những ngƣời thừa kế của ngƣời lập di chúc nếu giả sử có một trƣờng hợp xảy ra nhƣ sau: ông A có vợ là B, hai ngƣời con đã thành niên là C và D, khi chết đi ông để lại khối tài sản trị giá 400 triệu đồng với một bản di chúc nói rằng di sản của ông đƣợc chia làm 04 phần bằng nhau, 1/4 trong đó tặng cho ông F là bạn thân của A. Giả thiết rằng di chúc đó đáp ứng đƣợc những điều kiện về chủ thể để hợp pháp, nhƣ vậy nội dung cũng hợp pháp vì theo di chúc đó, phần bà B đƣợc hƣởng là 100 triệu đồng, lớn hơn suất thừa kế không phụ thuộc nội dung di chúc là 2/3 * (400 triệu : 3) = 89,33 triệu đồng. Nhƣng điều gì sẽ xảy ra nếu tổng số nghĩa vụ phải thanh toán sau khi ông A chết là 300 triệu? Nếu cứ căn

37

cứ theo Điều 671 thì ông F sẽ không có nghĩa vụ gì trong việc thực hiện các nghĩa vụ vì số tiền còn lại sau khi di tặng vẫn đủ để thực hiện toàn bộ những nghĩa vụ nói trên. Và nhƣ thế, sau khi thực hiện thanh toán hết các nghĩa vụ, những ngƣời thừa kế chính thức của ông A sẽ không còn đƣợc hƣởng một chút gì. Liệu nhƣ vậy có đảm bảo đƣợc nguyên tắc của pháp luật về thừa kế là củng cố, giữ vững tình thƣơng yêu và đoàn kết trong gia đình hay không?

Thực tế ở nƣớc ta, khi nói đến di tặng ngƣời ta thƣờng chỉ hình dung ra việc tặng cho một hoặc một vài tài sản xác định đã đƣợc nêu trong di chúc. Di tặng chỉ có ý nghĩa nhƣ là một phần tài sản mà ngƣời lập di chúc tặng cho một ngƣời khác với một ý nghĩa kỷ niệm, với ý nghĩa nhƣ vậy thì nó sẽ chỉ là một phần nhỏ trong khối di sản của ngƣời chết và không ảnh hƣởng đến những ngƣời thừa kế. Vì vậy có thể nói rằng không phải qui định của pháp luật Việt Nam khác so với BLDS Pháp, mà chỉ là thiếu sót, trong khi qui định về vấn đề này những nhà lập pháp đã chƣa dự phòng đƣợc những trƣờng hợp có thể xảy ra.

c - Trách nhiệm của ngƣời quản lý di sản:

Kể từ thời điểm mở thừa kế, thông thƣờng ít khi di sản đƣợc chuyển ngay cho những ngƣời thừa kế hoặc đƣợc phân chia ngay. Di sản thƣờng trải qua một thời kỳ dài hay ngắn ở tình trạng chƣa đƣợc chia. Trong khi đó, có thể xẩy ra tình trạng khối di sản không có ngƣời quản lý trông coi sẽ dẫn đến tình trạng hƣ hỏng, thất lạc, không lập đƣợc danh mục di sản, không thu hồi đƣợc di sản thuộc sở hữu của ngƣời chết mà ngƣời khác đang chiếm hữu và quan trọng nhất không gìn giữ đƣợc khối di sản trƣớc các chủ nợ. Điều 638 BLDS năm 2005 qui định về ngƣời quản lý di sản:

“1. Người quản lý di sản là người được chỉ định trong di chúc hoặc do

những người thừa kế thoả thuận cử ra.

2. Trong trường hợp di chúc không chỉ định người quản lý di sản và những người thừa kế chưa cử được người quản lý di sản thì người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản tiếp tục quản lý di sản đó cho đến khi những người thừa kế cử được người quản lý di sản.”

38

Nhƣ vậy, kể từ thời điểm mở thừa kế, ngƣời quản lý di sản đóng vai trò rất quan trọng cho đến khi di sản đƣợc đem chia. Vì lúc này, việc khó nhất và phức tạp nhất là giải quyết các nghĩa vụ về tài sản ngƣời đã chết trong khối di sản để lại. Hầu hết các chủ nợ chỉ quan tâm và làm việc với ngƣời quản lý di sản, trong khi đó những ngƣời đƣợc hƣởng di sản thừa kế thì không xuất hiện. Trách nhiệm đứng ra giải quyết của ngƣời quản lý di sản là rất lớn, do vậy pháp luật qui định rất cụ thể quyền, lợi ích và nghĩa vụ của ngƣời quản lý di sản tại các Điều 638, Điều 639, Điều 640 BLDS. Tại khoản 2 - Điều 637 qui định: “ Trong trường hợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do

người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện theo thoả thuận của những người thừa kế”. Nhƣ vậy có thể coi ngƣời quản lý di sản là con nợ ra mặt còn những ngƣời thừa kế là con nợ đích thực nhƣng không ra mặt, họ phải gánh vác một công việc rất phức tạp nhƣng chỉ dựa trên nguyên tắc “Tất

cả các hành vi mà người quản lý di sản làm chỉ trong khuôn khổ thi hành các nghĩa vụ của một người được uỷ quyền không ràng buộc các tài sản riêng của người này... và chỉ chừng nào di sản còn được đặt dưới thẩm quyền của người quản lý và không bị trộn lẫn vào sản nghiệp của người này, thì việc trả nợ di sản được đảm bảo chỉ bằng các tài sản có thuộc di sản” - theo TS

Nguyễn Ngọc Điện. Tuy nhiên, trong các điều khoản của BLDS về thừa kế không có một điều nào đề cập đến điều kiện để một ngƣời có thể trở thành ngƣời quản lý di sản thừa kế. Nếu áp dụng qui định của phần chung BLDS thì để một ngƣời có thể tham gia vào những giao dịch khi đại diện cho những ngƣời thừa kế trong thời gian di sản chƣa đƣợc phân chia thì đó phải là ngƣời có đầy đủ năng lực hành vi pháp luật dân sự. Nhƣng, nhƣ vậy đã đủ chƣa? Nếu so sánh với qui định tại Điều 1718 của BLDS Thái Lan thì ngoài việc khẳng định điều kiện đầy đủ năng lực hành vi dân sự, pháp luật nƣớc này còn quy định ngƣời đó phải là ngƣời không bị Tòa án tuyên bố phá sản. Qui định này sẽ đảm bảo một cách chắc chắn hơn khả năng bảo toàn khối di sản mà ngƣời chết để lại khi trao nó vào tay của ngƣời quản lý. Nên chăng pháp luật

39

Việt Nam cũng cần xây dựng những điều kiện nhƣ vậy!? Ngƣời quản lý di sản sẽ có những quyền và nghĩa vụ nhất định theo di chúc hay theo thỏa thuận với những ngƣời thừa kế hoặc theo qui định của pháp luật.

Các đồng thừa kế có thể thoả thuận thanh toán nghĩa vụ tài sản kể cả khi có di chúc hay không. Việc thoả thuận có thể xẩy ra những tình huống sau:

- Những ngƣời thừa kế thoả thuận để tự cho các chủ nợ tuỳ ý định đoạt khối di sản: Trƣờng hợp này xẩy ra khi khả năng thanh toán của di sản không chắc chắn. Lúc này ngƣời quản lý di sản sẽ phải đứng ra thu xếp và tổ chức việc thanh toán trong phạm vi khối di sản, còn những ngƣời thừa kế thì không quan tâm đến nữa.

- Những ngƣời thừa kế có thể thỏa thuận thanh toán nghĩa vụ tài sản vƣợt quá khối di sản hiện có.

- Ngƣời quản lý di sản vì lý do nào đấy sẵn sàng nhận trách nhiệm lãnh nợ vƣợt quá khối di sản bằng tài sản riêng của mình. Trong trƣờng hợp này ngƣời quản lý di sản không có quyền kiện đòi những ngƣời thừa kế thanh toán phần chênh lệch mà mình đã bỏ ra dƣới bất kỳ lý do nào.

d - Trƣờng hợp di sản không có ngƣời nhận thừa kế thuộc Nhà nƣớc: Theo Điều 644 BLDS : “ Trong trường hợp không có người thừa kế theo di

chúc, theo pháp luật hoặc có nhưng không được quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản thì tài sản còn lại sau khi đã thực hiện nghĩa vụ về tài sản mà không có người nhận thừa kế thuộc Nhà nước”. Theo Điều luật trên, ta có thể hiểu nhƣ sau:

Đến thời điểm mở thừa kế, ngƣời để lại di sản chết không để lại di chúc, những ngƣời thuộc hàng thừa kế theo pháp luật không có, không đƣợc quyền hƣởng di sản, từ chối nhận di sản thì di sản có thể đang trong tình trạng vô chủ không có ngƣời quản lý hoặc có ngƣời quản lý nhƣng ngƣời này không biết mình phải làm gì đối với khối di sản đó. Nhà nƣớc với tƣ cách là ngƣời nắm trong tay quyền lực công cộng sẽ thu nhận khối di sản đó và thực hiện nghĩa vụ nhƣ một ngƣời thừa kế cuối cùng đối với các khoản nợ của di sản. Vậy, Nhà nƣớc có thể cử ngƣời quản lý di sản và thay mặt Nhà

40

nƣớc thực hiện nghĩa vụ thanh toán nợ di sản. Sau đó, nếu vẫn không có ngƣời nhận thì di sản thuộc về Nhà nƣớc. Nhƣng để thực hiện quyền kiện đòi tài sản, quyền sở hữu hợp pháp cũng nhƣ quyền đƣợc yêu cầu bên chủ thể mang nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ để đem lại lợi ích của ngƣời mang quyền thì họ vẫn có quyền yêu cầu thanh toán từ di sản của ngƣời chết để lại. Thực hiện việc thanh toán di sản có thể do ngƣời quản lý di sản theo qui định của Điều 637 BLDS. Sau khi thanh toán các nghĩa vụ tài sản do ngƣời chết để lại, phần tài sản còn lại mới thuộc về Nhà nƣớc theo qui định tại Điều 644 BLDS, Điều 1- khoản 1 và Điều 6- khoản 1 trong Quy chế quản lý và xử lý tài sản khi có quyết định tịch thu sung quỹ Nhà nƣớc và đƣợc xác lập quyền sở hữu Nhà nƣớc ban hành kèm theo Quyết định số 100/TC –QLCS ngày 23/1/1997 của Bộ trƣởng Bộ Tài chính. 2.1.1.2.Thực hiện việc thanh toán khi di sản đã đƣợc phân chia

Tại Điều 637- khoản 3 BLDS năm 2005: “Trong trường hợp di sản

đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thoả thuận khác”. Trong trƣờng hợp này nghĩa

vụ tài sản do ngƣời chết để lại thƣờng là những khoản nợ chƣa đƣợc trả hoặc chƣa trả hết. Những ngƣời thừa kế khi bị kiện đòi thanh toán thì họ bắt buộc phải yêu cầu hoặc cùng thoả thuận để chia nhỏ nghĩa vụ liên quan đến cho tất cả những ngƣời thừa kế không phân biệt thừa kế theo di chúc hay theo pháp luật và cũng áp dụng cho cả di tặng nếu trong di chúc chỉ định rõ. Ví dụ, ngƣời thừa kế nhận 1/3 trong tổng giá trị di sản thì họ chỉ chịu trách nhiêm đối với 1/3 tổng số nợ di sản đó mà thôi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thanh toán và phân chia di sản thừa kế trong pháp luật dân sự việt nam (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)