Những người được thanh toán nghĩa vụ tài sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thanh toán và phân chia di sản thừa kế trong pháp luật dân sự việt nam (Trang 38 - 41)

CHẾ ĐỊNH THANH TOÁN VÀ PHÂN CHIA DI SẢN THỪA KẾ TRONG PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM

2.1.2. Những người được thanh toán nghĩa vụ tài sản

Vấn đề tiếp theo cần thực hiện khi thanh toán di sản đó là xác định những ngƣời đƣợc thanh toán di sản, hay nói cách khác là những ngƣời có quyền yêu cầu thanh toán từ khối di sản của ngƣời chết để nhằm đạt đƣợc những lợi ích hợp pháp theo qui định của pháp luật. Những ngƣời này đƣợc

41

xác định là những ngƣời có quyền trong quan hệ pháp luật mà khi còn sống ngƣời để lại di sản đã tham gia với tƣ cách là ngƣời có nghĩa vụ. Những nghĩa vụ đó có thể đang đƣợc thực hiện hoặc chƣa đƣợc thực hiện (trong đó chƣa đƣợc thực hiện có thể hiểu là chƣa kịp thực hiện hoặc chƣa đến thời hạn thực hiện) thì ngƣời có nghĩa vụ chết. Trong trƣờng hợp này, pháp luật yêu cầu những ngƣời hƣởng thừa kế phải thực hiện những nghĩa vụ tài sản đó bằng chính tài sản của ngƣời chết. Tuy nhiên, cần phải nói thêm rằng vì đây là những quan hệ pháp luật dân sự phát sinh nghĩa vụ đƣợc pháp luật thừa nhận và bảo vệ nên tất cả những nghĩa vụ phát sinh từ những giao dịch dân sự bất hợp pháp thì những ngƣời thừa kế không phải thực hiện. Ngoài ra, nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho những ngƣời hƣởng thừa kế thì những nghĩa vụ mà ngƣời chết đã thực hiện không phải phục vụ cho chính bản thân mình, thì pháp luật cho phép họ không phải thực hiện. Điều đó cũng có nghĩa là những ngƣời có quyền và lợi ích không đƣợc pháp luật thừa nhận và bảo vệ không có quyền yêu cầu ngƣời hƣởng thừa kế thực hiện nghĩa vụ. Theo qui định của pháp luật thì những ngƣời sau có quyền đƣợc thanh toán:

- Ngƣời dùng tài sản riêng để lo việc mai táng cho ngƣời để lại di sản; - Ngƣời đƣợc cấp dƣỡng (con chƣa thành niên của ngƣời chết mà ngƣời đó khi còn sống có nghĩa vụ cấp dƣỡng, con đã thành niên mà không có khả năng lao động để tự nuôi sống mình, ngƣời bị ngƣời chết gây thiệt hại và ngƣời chết khi còn sống có nghĩa vụ phải cấp dƣỡng theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền,…);

- Ngƣời sống nƣơng nhờ vào ngƣời chết (ông, bà nội, ngoại của ngƣời chết mà không còn con, cháu; ngƣời chƣa thành niên gọi ngƣời chết là ông, bà nội, ngoại mà không còn cha, mẹ,…);

- Ngƣời lao động chƣa đƣợc trả công;

- Ngƣời bị thiệt hại do hành vi gây thiệt hại của ngƣời chết;

- Nhà nƣớc với quyền yêu cầu ngƣời chết nộp thuế trong kinh doanh, sản xuất, thu nhập,…;

42

- Ngƣời bị vi phạm hợp đồng dân sự, cơ quan nhà nƣớc yêu cầu nộp phạt do vi phạm hành chính,…;

- Các chủ nợ trong các giao dịch dân sự: mua bán, cho vay, cho thuê, cầm cố, thế chấp…;

- Ngƣời bỏ phí để bảo quản di sản;

- Các chủ thể khác có quyền đối với nghĩa vụ mà ngƣời chết phải thực hiện khi còn sống.

Về nguyên tắc, tất cả các nghĩa vụ của ngƣời chết đều phải đƣợc thanh toán nếu chủ thể có quyền yêu cầu và nghĩa vụ đó là hợp pháp. Tuy nhiên, cũng có những trƣờng hợp ngƣời chết để lại khối di sản có giá trị nhỏ hơn tổng giá trị các nghĩa vụ tài sản mà ngƣời đó có nghĩa vụ thanh toán nếu còn sống và các khoản phí khác, trong đó có những khoản cần đƣợc đảm bảo thanh toán hơn nếu so với các khoản khác. Từ thực trạng này, những nhà lập pháp đã đƣa ra biện pháp khắc phục dựa vào mức độ cần thiết của tài sản đối với ngƣời đƣợc thanh toán đồng thời với việc cân bằng lợi ích giữa các chủ thể thông qua qui định thứ tự ƣu tiên thanh toán tại Điều 683 BLDS. Theo thứ tự sắp xếp các khoản đƣợc thanh toán của Điều luật này thì phải thanh toán lần lƣợt từng nghĩa vụ bằng tài sản của ngƣời chết, nghĩa vụ tiếp theo sau chỉ đƣợc thanh toán khi những nghĩa vụ trƣớc nó đã đƣợc thanh toán xong hoặc thanh toán theo yêu cầu của ngƣời có quyền. Nếu thanh toán đến một nghĩa vụ theo thứ tự ƣu tiên thanh toán mà di sản đã hết thì việc thanh toán sẽ dừng lại ở đó, và những ngƣời có quyền của những nghĩa vụ tiếp ngay sau đó sẽ không đƣợc quyền yêu cầu thanh toán nữa.

Tuy nhiên, pháp luật không cho phép những ngƣời có quyền đòi những ngƣời thừa kế phải thực hiện nghĩa vụ về tài sản của ngƣời chết để lại khởi kiện vô hạn. Điều 645 BLDS năm 2005 đã bổ sung thời hiệu khởi kiện của những ngƣời này là ba năm kể từ thời điểm mở thừa kế. Nếu sau ba năm ngƣời có quyền không yêu cầu thì khi đó họ bị mất quyền lợi của mình. Việc qui định nhƣ vậy nhằm đảm bảo đƣợc tính ổn định trong giao lƣu dân sự, vì

43

sau sự kiện chết, di sản đƣợc chuyển giao về mặt pháp luật cho những ngƣời thừa kế. Do đó nếu kéo dài thời gian thực hiện quyền của những “chủ nợ” sẽ khiến cho những ngƣời thừa kế luôn trong tâm trạng lo lắng, bất ổn vì đến một lúc nào đó, sau khi mình đã đƣợc hƣởng kỷ phần di sản lại phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Và chắc chắn rằng việc đòi đƣợc nợ hay không sẽ gặp nhiều khó khăn hơn do sự không hợp tác, do phần di sản đƣợc hƣởng của những ngƣời thừa kế đã đƣợc họ thực quyền sử hữu của mình nhƣ bán, tặng, cho...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thanh toán và phân chia di sản thừa kế trong pháp luật dân sự việt nam (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)