Xác định chi phí bảo quản, thanh toán tiền thù lao cho người quản lý di sản:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thanh toán và phân chia di sản thừa kế trong pháp luật dân sự việt nam (Trang 64 - 69)

- Phần di sản không đƣợc định đoạt trong Di chúc: Đây là một trong những căn cứ để phân chia phần di sản còn lại theo pháp luật Tuy nhiên, nếu

Bảng thống kê hoạt động xét xử sơ thẩm của Toà án về thừa kế

3.1.1. Xác định chi phí bảo quản, thanh toán tiền thù lao cho người quản lý di sản:

lý di sản:

Tại Điều 639 qui định về nghĩa vụ của ngƣời quản lý di sản: “1. Người

quản lý di sản...có các nghĩa vụ sau đây:...b) Bảo quản di sản...”; Điều 640

67

qui định quyền của ngƣời quản lý di sản: “Người quản lý di sản....có các

quyền sau đây:...b) được hưởng thù lao theo thoả thuận với những người thừa kế” và tại Điều 683 Thứ tự ƣu tiên thanh toán qui định tại thứ tự thứ 9 và thứ

10 là: Chi phí cho việc bảo quản di sản và Các chi phí khác. Nhƣ vậy, pháp luật không qui định cụ thể việc ngƣời quản lý di sản có quyền đòi bồi thƣờng những chi phí phát sinh cho việc duy trì, bảo quản khối di sản hay không nhƣng đây là những căn cứ để ngƣời quản lý di sản dù theo di chúc hay theo thoả thuận giữa những ngƣời thừa kế có quyền kiện đòi thanh toán cho mình một cách thoả đáng .

Tuy nhiên, cái khó khăn nhất để giải quyết yêu cầu này là việc xác định thời điểm để tính chi phí duy trì, bảo quản nhƣ thế nào cho hợp lý? Nếu di sản không thể có những tác động tích cực nhƣ sửa chữa lại, khôi phục lại...thì nó sẽ bị hƣ hỏng hay tiêu huỷ cho đến thời điểm phân chia di sản. Do vậy, khoản chi phí đó sẽ đƣợc tính là di sản hay tách phần chi phí này ra khỏi di sản. Đã có trƣờng hợp Toà án tính thanh toán công duy trì, bảo quản kể từ khi ngƣời để lại di sản vẫn còn sống.... Thứ hai, hầu hết các tranh chấp phát sinh trong đó có một bên là những ngƣời đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý tài sản, họ đã bỏ rất nhiều công sức cũng nhƣ tiền của để sửa chữa, xây dựng, bảo quản khối tài sản hoặc đóng góp công sức với tƣ cách là đồng sở hữu để gây dựng nên khối tài sản cho đến khi chủ sở hữu hoặc đồng sở hữu kia chết đi, thế nhƣng có Toà án lại không tính đến công sức trông coi quản lý khối di sản này của họ. Sau đây là một số ví dụ:

3.1.1.1. Vụ án Toà án không xác định đƣợc công sức đóng góp hay công duy trì, bảo quản di sản dẫn đến nhập hai loại công sức vào một.

Vụ án giữa nguyên đơn là ông Trần Đình Chi với Bị đơn là các ông bà: Trần Thị Nghi và Trần Quang My.

Nội dung vụ án: Vợ chồng cụ Trần Phúc Đức và cụ Trần Thị Hải sinh đƣợc hai ngƣời con là bà Trần Thị Nghi và ông Trần Quang My. Năm 1945, Cụ Đức có nhận ông Chi là cháu ruột về làm con nuôi vì bố mẹ ông Chi chết.

68

Đến năm 1947 ông Chi đi làm con nuôi ngƣời khác. Năm 1949, ông Chi lại về ở với cụ Đức, đến năm 1957 thì đi học trƣờng Trung cấp kỹ thuật. Năm 1960, đi công tác, lấy vợ rồi ra ở riêng.

Qua các chứng cứ có trong hồ sơ, thấy rằng: ông Chi đến ở nhà cụ Đức từ lúc 5 tuổi, sau hai năm lại đi làm con nuôi cho ngƣời khác, đến năm 1949 mới quay lại. Thời gian ở với cụ Đức, ông Chi vừa đi làm, vừa đi học. Năm 1954 gia đình cụ Đức có chuyển nhà lùi về phía sau. Theo bà Nghi lúc chuyển nhà có nhiều ngƣời phụ giúp trong đó có ông Chi. Năm 1960, ông Chi đã đi thoát ly khỏi gia đình nhà cụ Đức, toàn bộ khối tài sản gia đình nhà cụ Đức quản lý và sử dụng đến khi cụ Hải chết.

Tại bản án sơ thẩm số 44 Toà án nhân dân huyện An Lão, Tp Hải Phòng quyết định: Buộc ông My và bà Nghi thanh toán cho ông Chi số tiền là 50.000.000 đồng phần di sản thừa kế của cụ Đức vì cho rằng ông Chi là con nuôi của Đức.

Ông My có đơn kháng cáo và cho rằng ông Chi không phải là con nuôi của cụ Đức. Tại Toà án nhân Bản án phúc thẩm số 132 của Toà án nhân dân TP Hải Phòng quyết định buộc ông My thanh toán cho ông Chi tiền công sức đóng góp, duy trì, bảo quản di sản là 20.000.000 đồng.

Theo chúng tôi, việc xác định ông Chi không phải là con cụ Đức của Toà án cấp phúc thẩm là có căn cứ. Tuy nhiên, tính công đóng góp duy trì bảo quản tài sản của ông Chi và buộc ông My thanh toán cho ông Chi 20.000.000 đồng của Toà án phúc thẩm là không có căn cứ vững chắc vì công sức duy trì,bảo quản di sản của ông Chi dƣờng nhƣ không đáng kể. Chỉ có thể thanh toán cho ông Chi tiền đóng góp công sức tạo dựng nên khối di sản mà thôi. Theo qui định của pháp luật, việc thanh toán công duy trì, bảo quản di sản chỉ đƣợc tính từ khi ngƣời để lại di sản chết và ngƣời nào thực sự có công sức duy trì bảo quản, giữ gìn khối di sản mới đƣợc hƣởng thù lao..

3.1.1.2. Toà án đã không xác định đƣợc khi nào thì tính công duy trì bảo quản nên đã tính thanh toán từ kể từ khi ngƣời để lại di sản vẫn còn sống.

69

Nội dung vụ án: Cụ Nguyễn Văn Thạc có hai vợ là: Cụ Nguyễn Thị Đào (chết năm 1951) có con chung là bà Nguyễn Thị Yến và cụ Vũ Thị Thuỷ có con chung là bà Nguyễn Thị Hoàng. Năm 1968, cụ Thạc và cụ Thuỷ đƣợc chính quyền địa phƣơng cấp 132m2 đất, hai cụ cất nhà ba gian lợp lá để ở. Năm 1998, cụ Thạc chết, nhà đất trên do cụ Thuỷ và bà Hoàng ở.

Năm 2003, Bà Yến yêu cầu chia di sản của cha mình, thì cụ Thuỷ và bà Hoàng đồng ý chia di sản thành 3 phần và xin hƣởng bằng hiện vật tƣơng đƣơng với kỷ phần đƣợc chia.

Bản án sơ thẩm số 5 của Toà án nhân huyện ĐH quyết định giao 1/2 khối di sản là căn nhà tre lợp lá và mảnh đất với tổng giá trị là 13.015.000 đồng cho bà Hoàng sở hữu. Bà Hoàng phải thanh toán cho cụ Thuỷ tiền công mai táng, cải táng cụ Thạc là 2.000.000 đồng và thanh toán phần tài sản thừa kế cho bà Yến là 4.000.000 đồng. Bà Hoàng đã kháng cáo không mua phần diện tích đất của bà Yến đƣợc chia.

Tại bản án cấp phúc thẩm số 56 Toà án nhân dân tỉnh Nam Định xác định phần di sản của cụ Thạc để lại là: 13.015.000 đồng. Trích phần di sản để thanh toán những khoản sau:

- Khoản chi phí mai táng và cải táng cụ Thạc là: 2.000.000 đồng -Phần công chăm nom nuôi cụ Thạc khi ốm là: 1.500.000 đồng

-Thanh toán công duy trì, bảo quản di sản cho cụ Thuỷ là: 2.000.000 đồng -Thanh toán công chăm lo nuôi dƣỡng và bảo quản di sản cho bà Hoàng là: 2.000.000 đồng.

Toàn bộ khối di còn lại là: 5.515.000 đồng chia cho các đồng thừa kế gồm cụ Thuỷ, bà Hoàng, bà Yến mỗi ngƣời 1.838.333 đồng.

Bà Yến có đơn khiếu nại cho rằng Toà phúc thẩm trích trừ chi phí mai táng, công chăm sóc và bảo quản là không đúng. Qua nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy, phần tài sản của cụ Thạc và cụ Thuỷ từ năm 1998 đến nay không có gì thay đổi, nhƣng Toà án cấp phúc thẩm cho rằng cụ Thuỷ và bà Hoàng có

70

công lao đáng kể trong việc bảo quản, giữ gìn khối di sản “từ năm 1968 đến

nay” (BL số 13). Do vậy, việc trích 2.000.000 đồng cho bà Thuỷ và

2.000.000 đồng cho bà Hoàng là không có căn cứ vì rõ ràng từ năm 1968 cụ Thạc vẫn còn sống và cùng cụ Thuỷ quản lý tài sản. Đến năm 1998 cụ Thạc mới chết.

3.1.1.3.Trƣờng hợp Toà án đã không trích thanh toán tiền công duy trì, bảo quản di sản.

Nội dung vụ án: Cụ Lê Văn Phụng và Huỳnh Thị Lam có hai con là Lê Văn Bảo và Lê Văn Đƣờng. Sinh thời, hai cụ tạo lập đƣợc một lô đất vƣờn diện tích 1240m2 tại khóm I, thị trấn Phú Lũng. Khi hai cụ chết năm 1978, ông Đƣờng đã quản lý toàn bộ lô đất vƣờn này và trồng một số cây ăn quả trên đất vƣờn này.

Bản án sơ thẩm đã quyết định phân chia di sản thừa kế là toàn bộ khối di sản trên cùng các cây đã trồng trên đất đó cho những ngƣời thừa kế. Ông Đƣờng đã kháng cáo và cho rằng những ngƣời thừa kế không trông coi, bảo quản, đóng thuế hàng năm và ông đã trồng nhiều cây ăn quả trên đất này. Nếu phải phân chia di sản thì phải thanh toán tiền công duy trì, bảo quản và những cây ông đã trồng trên đất vƣờn này. Tại bản án phúc thẩm, Toà án nhân dân đã ra quyết định bác đơn yêu cầu của ông Lê Văn Đƣờng vì lý do ông đã khai thác, thu hoa lợi trong suốt thời gian ông quản lý. Tại Điều 640 - khoản 2 qui định: “Người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản... a) Được tiếp tục sử

dụng di sản...” Điều này cần phải hiểu là việc ông Đƣờng thu hoa lợi từ những sản vật trên mảnh vƣờn trong đó có phần ông Đƣờng trồng thêm là một việc đƣơng nhiên cho nên không thể tính đó là tiền công duy trì, bảo quản tài sản.

Qua những ví dụ trên có thể thấy, việc giải quyết khoản thù lao cho ngƣời quản lý di sản là chƣa thống nhất. Một trong những nguyên nhân đó là pháp luật qui định chƣa chặt chẽ và rõ ràng. Chúng tôi xin nêu ra phƣơng hƣớng tại phần sau của chƣơng này.

71

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thanh toán và phân chia di sản thừa kế trong pháp luật dân sự việt nam (Trang 64 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)