Về thẩm quyền ký hợp đồng cấp bảo lãnh, cam kết bảo lãnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực tiễn áp dụng pháp luật về bảo lãnh thanh toán tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội (Trang 87 - 88)

- Rủi ro do lừa đảo và giả mạo

3.2.2. Về thẩm quyền ký hợp đồng cấp bảo lãnh, cam kết bảo lãnh

Về thẩm quyền ký kết hợp đồng cấp bảo lãnh, cam kết bảo lãnh, Ðiều 15 Thông tư 28/2012/TT-NHNN quy định như sau:

Hợp đồng cấp bảo lãnh, cam kết bảo lãnh của bên bảo lãnh phải được ký bởi:

a) Người đại diện theo pháp luật;

b) Người quản lý rủi ro hoạt động bảo lãnh; c) Người thẩm định khoản bảo lãnh [11].

Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quy định việc ủy quyền ký hợp đồng cấp bảo lãnh, các cam kết bảo lãnh đối với người đại diện theo pháp luật, người quản lý rủi ro hoạt động bảo lãnh và người thẩm định khoản bảo lãnh cho các chức danh trong hệ thống của mình bằng văn bản hoặc ban hành văn bản quy định thẩm quyền ký các văn bản bảo lãnh phù hợp với quy định tại Thông tư này và quy định của pháp luật.

Có lẽ quy định chặt chẽ nêu trên phát sinh từ sau những tranh chấp liên quan đến các bảo lãnh ngân hàng được cho là ký vượt thẩm quyền của người ký. Tác giả cho rằng quy định trên chỉ nên áp dụng đối với hợp đồng cấp bảo lãnh, chứ không nên áp dụng đối với cam kết bảo lãnh vì ngân hàng phát hành phải có trách nhiệm thực hiện nghĩa bảo lãnh nếu bảo lãnh được đóng dấu và ký tên bởi người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền, quy định hạn mức ký bảo lãnh, thẩm quyền ký bảo lãnh là quy định

nội bộ của ngân hàng, khách hàng không thể và không có trách nhiệm phải kiểm tra người ký bảo lãnh ngân hàng có đủ thẩm quyền hay không. Một ví dụ rõ ràng nhất cho thấy quy định bảo lãnh phải được ký bởi 3 người theo quy định là không cần thiết, đó là trường hợp phát hành bảo lãnh bằng điện Swift. Bảo lãnh phát hành bằng điện Swift không có bất kỳ chữ ký nào. Khi nhận được bảo lãnh ngân hàng bằng điện Swift, ngân hàng kiểm tra tính xác thực của bảo lãnh và thông báo cho bên nhận bảo lãnh. Rõ ràng ngân hàng phát hành bảo lãnh không thể viện lý do rằng bảo lãnh đó là giả mạo hay được duyệt bởi người không có đủ thẩm quyền để từ chối thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh nếu chứng từ xuất trình phù hợp. Trong trường hợp này, việc ký duyệt vượt thẩm quyền trở thành câu chuyện nội bộ của ngân hàng phát hành bảo lãnh. Do đó, tác giả nhận định quy định cam kết bảo lãnh phải được ký bởi 3 người là khiên cưỡng, và không mang tính thúc đẩy sự phát triển của hoạt động bảo lãnh thanh toán.

Theo tinh thần trình bày ở trên, đề nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét sửa đổi nội dung liên quan đến thẩm quyền ký kết cam kết bảo lãnh tại Ðiều 15 Thông tư 28/2012/TT-NHNN. Theo đó, cam kết bảo lãnh có giá trị pháp lý khi được ký bởi người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền (mà không cần phải có thêm chữ ký của người quản lý rủi ro hoạt động bảo lãnh và người thẩm định khoản bảo lãnh). Việc hạn chế rủi ro trong việc ký duyệt các văn kiện bảo lãnh nên tập trung vào khâu thẩm định và quản lý quy trình nội bộ của ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực tiễn áp dụng pháp luật về bảo lãnh thanh toán tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội (Trang 87 - 88)