Kiến nghị đối với cơ quan nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực tiễn áp dụng incoterms trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế tại việt nam 0 (Trang 67 - 71)

3 .2Vai trò của Incoterms đối với HĐMBHHQT

3. Một số đề xuất kiến nghị trong việc áp dụng Incoterms trong hoạt động

3.1 Kiến nghị đối với cơ quan nhà nước

3.1.1 Nâng cấp và phát triển hệ thống giao thông

Hệ thống giao thông là nền tảng cho mọi hoạt động kinh tế của quốc gia nói chung và hoạt động kinh tế đối ngoại của quốc gia nói riêng. Hệ thống hạ tầng giao thông vận tải tốt thúc đẩy và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động vận tải của doanh nghiệp, thúc đẩy thương mại quốc tế phát triển. Ngược lại, những bất cập, yếu kém trong quản lý, xây dựng và thực trạng trong mạng lưới giao thông vận tải, dịch vụ hỗ trợ giao thông vận tải sẽ gây khó khăn cho hoạt động vận chuyển hàng hóa dẫn đến kìm hãm sự phát triển của thương mại quốc tế.

Việt Nam là đất nước có đường bờ biển dài, nhiều vịnh nước sâu đủ điều kiện để xây dựng các cảng bốc xếp hàng hóa cho phép nhiều tàu thuyền trọng tải lớn. Mặt khác, nước ta thành lập nhiều doanh nghiệp đóng tàu và đội tàu biển do đó nhà nước cần chú trọng xây dựng lớn mạnh hơn nữa đội ngũ

tàu biển và các dịch vụ hỗ trợ ngành hàng hải phát triển (như logictics, bảo hiểm...), tận dụng và phát huy hết các tiềm lực sẵn có tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong nước tự do và dễ dàng hơn trong việc lựa chọn các phương thức giao nhận hàng hóa trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế.

Hệ thống giao thông không thuận lợi có thể khiến các doanh nghiệp khó sử dụng được các điều kiện thương mại như ý muốn. Ví dụ: Doanh nghiệp Việt khi xuất khẩu muốn lựa chọn điều kiện thương mại là FOB. Tuy nhiên, cảng biển Việt Nam nước nông tàu của đối tác không thể cập cảng để bốc dỡ hàng hóa như trong hợp đồng quy định....

Hệ thống giao thông vận tải là điều kiện vô cùng quan trọng để các doanh nghiệp có thể cân nhắc trong việc lựa chọn điều kiện thương mại Incoterms để áp dụng.

3.1.2 Nâng cao năng lực ngành hàng hải và khả năng cạnh tranh của hãng vận tải trong nước hãng vận tải trong nước

Với hệ thống pháp luật và cơ chế, chính sách phát triển hàng hải ngày càng hoàn thiện, cùng với việc mở cửa thực hiện các cam kết của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), trong 5 năm qua, dịch vụ hàng hải đã có bước tiến đáng kể. Năm 2005, Việt Nam mới chỉ có có 413 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tại cảng, hoạt động nhỏ lẻ thì đến năm 2010 Việt Nam đã có tới 649 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tại cảng biển. Đặc biệt số doanh nghiệp đăng ký kinh doanh logistic lên đến trên 1.000 doanh nghiệp. Chất lượng dịch vụ của các doanh nghiệp ngày càng được nâng cao và bảo đảm được uy tín đối với các đối tượng có yêu cầu cung cấp dịch vụ, kể cả tổ chức, cá nhân và tàu thuyền nước ngoài.

Hiê ̣n nay , Chính phủ Việt Nam hiện cũng đang thúc đẩy , phát triển

ngành hàng hải và dịch vụ hỗ trợ với chiến lược cụ thể: phát triển đội tàu , nâng dần năng lực và thị phần các doanh nghiê ̣p vận tải biển Việt Nam; Chiến

lược phát triển dịch vụ logistics Việt Nam có đủ năng lực, chuyên nghiệp và mạng lưới đáp ứng nhu cầu; Các chính sách tín dụng ngân hàng phục vụ cho nhà xuất - nhập khẩu. Tuy nhiên, vẫn cần phải thúc đẩy hơn nữa năng lực của ngành hàng hải, đơn giản hóa thủ tục pháp lý liên quan đến xuất khẩu – nhâ ̣p khẩu, nâng cao chất lượng dịch vụ và thời gian hoàn thành, góp phần giải phóng tàu nhanh, bảo đảm chất lượng và đưa hàng hóa kịp thời về phục vụ nhu cầu sản xuất. Với lực lượng các doanh nghiệp tham gia đông đảo và một khung pháp lý rõ ràng, hoạt động dịch vụ hàng hải sẽ có kết quả khả quan, các dịch vụ được thực hiện tốt hơn giúp các doanh nghiệp Việt tự tin khi tham gia hoạt động mua bán hàng hoá với các thương nhân từ c ác quốc gia khác nhau trên thế giới.

3.1.3 Phát triển ngành công nghiệp và dịch vụ hỗ trợ

Song song với việc phát triển hệ thống giao thông vận tải, nhà nước cũng phải đầu tư để phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ hỗ trợ, trong đó có thể kể đến dịch vụ logistics, dịch vụ bảo hiểm.... có vai trò quan trọng tác động đến lựa chọn các điều kiện thương mại quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam. Trong hoàn cảnh hiện nay, các ngành trên đều có sự phát triển tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng hết được nhu cầu của doanh nghiệp.

Cùng với đó, nhà nước đầu tư và phát triển các công ty bảo hiểm trong nước có đủ năng lực về vốn và nghiệp vụ để có thể hoạt động trong môi trường kinh doanh toàn cầu tạo sự uy tín, tin cậy cho doanh nghiệp trong nước và đối tác nước ngoài để thuận lợi hơn trong việc lựa chọn công ty bảo hiểm. Đồng thời, thực hiện chính sách bảo hiểm tín dụng xuất khẩu nhằm khuyến khích, động viên doanh nghiệp tìm được các khách lớn và thị trường mới và cạnh tranh được với doanh nghiệp nước ngoài bằng biện pháp bán hàng trả chậm, tức là cung cấp tín dụng cho nhà nhập khẩu. Theo đó, nhà

nước hỗ trợ cho các doanh nghiệp mua bảo hiểm tín dụng xuất khẩu 20% phí bảo hiểm, doanh nghiệp chỉ phải chi trả 80%.

3.1.4 Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật chặt chẽ, đồng bộ

Việc xây dựng và tạo hành lang pháp lý hoàn chỉnh là việc rất quan trọng để thúc đẩy hoạt động thương mại phát triển. Hiện nay, về cơ bản bô ̣ Luật Hàng hải 2005 đã quy định nhiều nội dung mới phù hợp thực tiễn, tuy nhiên tính chất của hoạt động giao lưu, mua bán hàng hoá quốc tế luôn thay đổi và phát sinh nhiều vấn đề mới trong quan hê ̣ hợp đồng mua bán giữa các bên cho nên luật thể chưa dự đoán trước và điều chỉnh ki ̣p thời những vấn đề này. Do đó, trong hệ thống luật còn một số nội dung điều chỉnh chưa rõ ràng nên đôi khi dẫn đến hiểu sai hoặc khó xác định chính xác như:

 Một số quy định về Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường

biển và giới hạn trách nhiệm dân sự đối với các khiếu nại hàng hải chưa rõ ràng;

 Một số quy định trong hợp đồng vận tải bằng đường biển chưa

phù hợp với thông lệ, tập quán quốc tế;

Do vậy, nhà nước cần nhanh chóng hoàn thiện hệ thống pháp luật gồm các luật, văn bản dưới luật điều chỉnh các lĩnh vực, hoạt động còn thiếu quy định áp dụng. Tập trung nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung các quy định còn thiếu hoặc bất cập, đặc biệt là trong các lĩnh vực hợp đồng vận tải biển, hoa tiêu hàng hải, bảo đảm hàng hải,....

Mặt khác, Chính phủ nên gia nhập các điều ước quốc tế liên quan trong

lĩnh vực vận tải biển và an toàn an ninh hàng hải (như Nguyên tắc Visby) và

thực hiện ứng dụng thống công nghệ thông tin quản lý cảng biển Việt Nam để quản lý nhanh chóng, hiệu quả. Đặc biệt, cần nâng cao hơn nữa vai trò, trách nhiệm của cán bộ, công chức các cấp trong lĩnh vực hải quan, thuế, nghiệp vụ

xuất nhập khẩu.... để tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp trong nước khi thực hiện các thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa qua biên giới.

3.1.5 Tổ chức hội thảo, đào tạo nghiệp vụ để hỗ trợ doanh nghiệp

Cơ quan nhà nước là đơn vị chủ trì tổ chức nhiều hội thảo chia sẻ kinh nghiệm giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước; mở các lớp đào tạo nghiệp vụ và kỹ năng đàm phán, xuất nhập khẩu, tìm hiểu và vận dụng Incoterms.... Sự hỗ trợ của nhà nước cùng hành lang pháp lý đầy đủ, thủ tục hành chính đơn giản, gọn nhẹ, thuận tiện chắc chắn sẽ là điều kiện hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực tiễn áp dụng incoterms trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế tại việt nam 0 (Trang 67 - 71)