Thay đổi thói quen của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực tiễn áp dụng incoterms trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế tại việt nam 0 (Trang 76)

3 .2Vai trò của Incoterms đối với HĐMBHHQT

3. Một số đề xuất kiến nghị trong việc áp dụng Incoterms trong hoạt động

3.2 Các giải pháp đối với doanh nghiệp

3.2.3 Thay đổi thói quen của doanh nghiệp

Trước hết, các doanh nghiệp Việt Nam phải có cái nhìn mới về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế, thay đổi thói quen, thay đổi tư duy của doanh nghiệp.

Hiện nay, với sự am hiểu về pháp luật và sự phát triển của ngành hàng hải, hàng không và dịch vụ hỗ trợ, doanh nghiệp Việt Nam đã bắt đầu cải thiện quan điểm, thói quen của các doanh nghiệp trong việc xuất khẩu hàng hóa theo điều kiện nhóm C hay nhóm F. Do đó, đầu tiên là chúng ta cần phải hỗ trợ và thúc đẩy doanh nghiệp thay đổi tư duy, cách xuất nhập khẩu theo thói quen cũ. Bộ Công thương, các Sở Công thương, các Hiệp hội ngành hàng, Uỷ ban nhân dân các tỉnh và thành phố, phải là cầu nối và nguồn tư vấn tin cậy cho cộng đồng doanh nghiệp. Bên cạnh đó, bản thân doanh nghiệp

phải chủ động tham gia các diễn đàn sẵn có trong khu vực và thế giới như WTO, ASEAN.... để trao đổi thông tin, học hỏi kinh nghiệm và mở rộng tầm quan hệ với các tổ chức, doanh nghiệp khác trên thế giới. Mặt khác, các doanh nghiệp xuất khẩu, bảo hiểm và vận tải cần chủ động tạo các diễn đàn hợp tác riêng của mình để hỗ trợ và phục vụ tốt khách hàng là các doanh nghiệp trong nước khi có nhu cầu mua bán hàng hóa. Các doanh nghiệp cũng nên tổ chức các chương trình hợp tác, các hội thảo cho doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia tìm kiếm cơ hội cũng như chia sẽ kinh nghiệm để thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế mang lợi nhiều lợi ích cho doanh nghiệp mình.

3.2.4 Đào tạo nguồn nhân lực đủ chuyên môn nghiệp vụ

Một trong điều kiện để doanh nghiệp nâng cao vai trò, vị trí của mình trên trường quốc tế là phải đào tạo được đội ngũ nhân lực giỏi, am hiểu về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế, hiểu pháp luật Việt Nam, am hiểu thông lệ quốc tế, nắm rõ các điều kiện thương mại của Incoterms, có kỹ năng đàm phán, có chuyên môn nghiệp vụ giỏi... Khi doanh nghiệp làm việc với đối tác nước ngoài cần có nhân sự có trình độ giỏi để tư vấn, trao đổi và đàm phán giúp doanh nghiệp không bị yếu thế trên bàn đàm phán với các đối tác nước ngoài. Doanh nghiệp cũng cần kết hợp với cơ quan xúc tiến thương mại cũng như sự hỗ trợ từ các Sở, Bộ ngành và Chính phủ tiến hành các khóa huấn luyện về nghiệp vụ thương thảo bảo hiểm và vận tải. Khi các doanh nghiệp tự tin về kỹ năng chuyên môn, chính sách nhà nước đầy đủ và thuận tiện sẽ là tiền đề đi đến xuất khẩu hàng hóa theo điều kiện nhóm C.

3.2.5 Ứng Incoterms 2010 cho cả vận tải ngoại thương và nội địa

Theo các số liệu khảo sát cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam chưa sử dụng Incoterms rộng rãi cho thương mại nội địa . Trong khi những điều kiện của Incoterms 2010 là EXW và FCA rất phù hợp cho thương mại nội địa. Do

đó cần tổ chức phổ biến vai trò của Incoterms 2010 đối với thương mại nội địa. Bên cạnh đó hiện nay các đội tàu nước ngoài đã được cấp phép tham gia vận tải nội địa. Các hãng tàu này chắc chắn sẽ ứng dụng Incoterms 2010 vào vận tải nội địa cho các doanh nghiệp Việt Nam. Ngoài ra họ sẽ liên kết với nhiều doanh nghiệp vận tải tại Việt Nam, nhất là vận tải đa phương thức vì vậy các doanh nghiệp và hãng tàu Việt Nam cần nâng cao hiểu biết và vận dụng Incoterms 2010 để ứng dụng tốt vào những hoạt động trong nước.

Nhìn chung, Incoterms được voi là mô ̣t trong những tâ ̣p quán thương mại thông dụng và phổ biến nhất trên thế giới . Incoterms được coi là ngôn ngữ ngoa ̣i thương của các thương nhân hoa ̣t đô ̣ng trong lĩnh vực thươn g ma ̣i hàng hoá. Tuy nhiên, thực tiễn thương ma ̣i ta ̣i Viê ̣t Nam cho thấy , các doanh nghiê ̣p Viê ̣t Nam vẫn chưa thực sự tâ ̣n du ̣ng và phát huy hết được những ưu điểm của tâ ̣p quán thương ma ̣i này. Bên ca ̣nh những nguyên nhân chủ quan từ

phía doanh nghiệp như tâm lý phòng ngừa rủi ro , nguồn lực tài chính ha ̣n

chế…còn có các nguyên nhân khách quan khác như điều kiê ̣n các ngành vâ ̣n tải, dịch vụ hỗ trợ, thủ tục của cơ quan nhà nước.

Tuy vâ ̣y , những nguyên nhân khách quan đang dần được khắc phục , trong tương lai không xa sẽ thực sự là nguồn hỗ trợ đắc lực cho doanh nghiê ̣p Viê ̣t. Phía doanh nghiệp Việt cần phải hiểu đúng và sử dụng một cách linh hoạt Incoterms 2010 nói riêng và các phiên Incoterms khác nói chung . Điều này sẽ giúp cho doanh nghiệp thuận lợi trong quá trình đàm phán , giao kết và thực hiê ̣n hợp đồng, tránh rủi ro về pháp lý.

KẾT LUẬN

Nền kinh tế toàn cầu mang đến những cơ hội cho các doanh nghiệp tìm kiếm khách hàng được ở mọi nơi trên thế giới, không giới hạn về vị trí địa lý. Đối với Việt Nam, thương mại quốc tế đã thực sự có bước chuyển đổi và phát triển mạnh mẽ. Nước ta từ nước nông nghiệp lạc hậu, trải qua nhiều thời kỳ bế quan, tỏa cảng, hạn chế giao thương và 2 cuộc chiến tranh kéo dài... cho đến năm 1986 mới chính thức mở cửa thị trường nhưng đến nay với những thành tựu về khoa học – công nghệ, chỉ tiêu phát triển kinh tế, công trình cảng biển, giao thông vận tải,... đã cho thấy Việt Nam thực sự đã bắt kịp nhịp độ phát triển của nền kinh tế thế giới.

Lẽ tất yếu của thị trường mở cửa, giao lưu thương mại rộng mở hoạt động mua bán hàng hóa ngoại thương phát triển mạnh mẽ, thường xuyên và liên tục. Doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia hoạt động thương mại quốc tế cũng nhanh chóng bắt kịp xu thế, tìm hiểu và vận dụng Incoterms trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Tuy nhiên, do yếu tố chủ quan và một số yếu tố khách quan việc sử dụng các điều khoản của Incoterms còn hạn chế. Hiện doanh nghiệp vẫn sử dụng các điều kiện thương mại của Incoterms như một thói quen và chưa cập nhật những điểm mới, nghiên cứu điều khoản mới để áp dụng cho phù hợp. Bên cạnh đó vẫn áp dụng ngược thông lệ quốc tế xuất FOB nhập CIF đã ảnh hưởng không nhỏ đến kinh tế của đất nước. Đây là tình trạng cần phải dịch chuyển và thay đổi để tận dụng hết được tiềm năng và nguồn lực của ngành vận tải và bảo hiểm Việt Nam trong hoạt động thuê vận tải và mua bảo hiểm cho hàng hóa của Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.

Khóa luận nghiên cứu trên cơ sở các quy định của Incoterms 2010 và thực tiễn vấn đề áp dụng Incoterms hiện nay của các doanh nghiệp Việt Nam. Từ đó phân tích những nguyên nhân yếu tố tác động đến hoạt động mua bán

hàng hoá quốc tế (ngành hàng hải, bảo hiểm, vận tải, giao thông...) để đưa ra những giải pháp khắc phục và kiến nghị về phía cơ quan nhà nước và về phía các doanh nghiệp Việt Nam nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng Incoterms trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế, giảm thiểu các rủi ro về mặt pháp lý có thể xảy ra.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt

1. Bộ Luật Dân sự 2005;

2. Bộ Luật Hàng hải 2005;

3. Bộ nguyên tắc UNIDROIT về hợp đồng thương mại quốc tế 2004 (viết

tắt là PICC);

4. TS. Nông Quốc Bình (chủ biên), Giáo trình Luật thương mại quốc tế

(2000), Đại học Luật Hà Nội, NXB Công an Nhân dân;

5. TS. Nông Quốc Bình, Một số vấn đề lý luận và thực tiễn đối với điều

khoản bất khả kháng trong Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế, Tạp chí Luật học số 5/2012

6. TS. Nông Quốc Bình, Xác định pháp luật áp dụng điều chỉnh hợp đồng

mua bán hàng hoá quốc tế - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Tạp chí Luật học số 2/2012;

7. ThS. Nguyễn Bá Bình, Một vài suy nghĩ về nội hàm khái niệm cũng

như việc xác định tính hợp pháp của hợp đồng mua bán hàng hoá quốc

tế, Giảng viên, Thư ký Trung tâm nghiên cứu pháp luật Châu Á - Thái

Bình Dương, Đại học Luật Hà Nội.

8. Công ước Viên 1980 của Liên Hợp quốc về hợp đồng mua bán hàng

hoá quốc tế;

9. Công ước LaHaye 1964 về luật thống nhất mua bán hàng hóa quốc tế;

10. GS. TS Hoàng Văn Châu – Th.S Tô Bình Minh, Các Điều kiện thương

mại quốc tế – Incoterms 2000 giải thích và hướng dẫn sử dụng (2005),

NXB Khoa học và Kỹ Thuật;

11. PSG. TS. Nguyễn Bá Diến, Giáo trình Luật thương mại quốc tế (2005),

12. GS.TS. Nguyễn Bá Diến, Giáo trình Luật Tư pháp quốc tế (2013), NXB Đại học Quốc gia Hà Nội;

13. Phạm Lê Vân Hà (1997), Một số vấn đề pháp lý về hợp đồng mua bán

hàng hoá ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế , Luâ ̣n văn thạc sỹ Luật học.

14. Luật Thương mại 1997;

15. Luật Thương mại 2005;

16. Nghị định 12/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành

Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài;

17. Phòng Thương mại quốc tế - ICC, Incoterms 2000 - Quy tắc của ICC

về sử dụng các điều kiện thương mại quốc tế và nội (2000), NXB Thông tin và Truyền thông;

18. Phòng Thương mại quốc tế - ICC, Incoterms 2010 - Quy tắc của ICC

về sử dụng các điều kiện thương mại quốc tế và nội (2010), NXB Thông tin và Truyền thông;

19. Quy chế tạm thời số 4794/TN-XNK về hướng dẫn việc ký kết hợp

đồng mua bán hàng hóa ngoại thương do Bộ Thương nghiệp ban hành;

20. Th.s Nguyễn Thị Tú Quyên (2011), Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc

tế những vẫn đề lý luận và thực tiễn áp dụng tại Việt Nam, Luâ ̣n văn thạc sỹ Luật học.

21. Th.s Vũ Thế Quang, Triển khai thực hiê ̣n Bộ Luật hàng hải Viê ̣t Nam: 5

năm nhìn lại, Trưởng phòng Pháp chế Cu ̣c Hàng hải.

22. Lê Thanh Tề (2009), Thanh toán và tín dụng xuất nhập khẩu Incoterms

23. TS. Võ Thanh Thu – PGS.TS Đoàn Thị Hồng Vân, Những giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng Incoterms 2000, NXB Thống kê;

24. TS. Võ Thanh Thu, Hỏi đáp Incoterms 2010. NXB Tổng hợp, TP. Hồ

Chí Minh;

25. Vũ Hữu Tửu (2007), Giáo trình Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương, Hà

Nội, NXB Giáo dục.

26. Nguyễn Thanh Thư (2012), Luật áp dụng trong hợp đồng mua bán

hàng hoá quốc tế và thực tiễn áp dụng tại Việt Nam, Khoá luận tốt nghiê ̣p trường Đa ̣i ho ̣c Luâ ̣t Hà Nô ̣i.

27. Hoạt động thương mại ngoại Thương của Việt Nam sau khi gia nhập

WTO, Tạp chí kinh tế và dự báo số 12 (2009);

28. Phân bổ nghĩa vụ liên quan đến vận chuyển, bảo hiểm hàng hóa và chuyển giao rủi ro trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, Tạp chí Thương mại 2012.

29. LS. Võ Nhật Thăng, Cẩn thận hơn với Incoterms 2010, Trọng tài viên

VIAC, Thời báo Sài Gon Online 2012.

30. LS. Võ Nhật Thăng, Bài học từ một Hợp đồng nhập khẩu,– Trọng tài

viên VIAC, Báo Diễn đàn doanh nghiệp;

II. Các trang website

31. www.moit.gov.vn 32. www.mt.gov.vn 33. www.vinamarine.gov.vn 34. www.mof.gov.vn 35. www.gso.gov.vn 36. http://www.vla.info.vn/ 37. www.thongtinphapluatdansu.edu.vn

38. www.tailieu.vn

39. http://vnexim.com.vn/forum/bai-viet/12190-Ly-do-ra-doi-Incoterms

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực tiễn áp dụng incoterms trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế tại việt nam 0 (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)