1.2. Quá trình hình thành, phát triển của pháp luật bìnhđẳng giới và
1.2.4. Giai đoạn từ 1975 đến nay
Ở mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn của cách mạng, nhà nước ta đã ban hành những văn bản pháp luật về bình đẳng giới phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội cũng như mục tiêu của cách mạng giai đoạn đó.
Hiến pháp năm 1980 của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã khẳng định vai trò vị trí của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam: “là chỗ dựa vững chắc của nhà nước, tham gia xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân” [28, Điều 9].
Công dân nữ và nam có quyền ngang nhau về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và gia đình. Nghiêm cấm mọi hành vi phân biệt đối xử với phụ nữ. Lao động nữ và nam việc làm như nhau thì tiền lương ngang nhau [35, Điều 63].
Từ nguyên tắc “mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật” (Điều 52 ). toàn bộ chương V của Hiến pháp từ điều 53 đến điều 74 đã tạo cơ sở pháp lý cho việc xác lập quyền bình đẳng của công dân nam và nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Hiến pháp năm 1992 quy định rõ các quyền, nghĩa vụ công dân, trong đó, quy định quyền bình đẳng nam, nữ trên các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình về chính trị. Trên cơ sở quy định của Hiến pháp, hàng loạt các văn bản luật ở tất cả các lĩnh vực cũng được ban hành, nhằm cụ thể hoá hơn chủ trương, chính sách của Đảng và các quy định trong Hiến pháp, pháp luật có liên quan đến bình đẳng giới nói riêng được ban hành, đó là: Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự, Bộ luật dân sự, Bộ luật tố tụng dân sự, Luật Thanh niên, Luật Công đoàn, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Luật nhà ở, Luật đất đai, Luật doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Giáo dục, Luật sở hữu trí tuệ, Luật báo chí, Luật phòng, chống ma túy, Luật khiếu nại, tố cáo, Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Luật cán bộ, công chức, Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội (sửa đổi năm 2001), Luật Bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân
(sửa đổi năm 2001), Luật Tổ chức Chính phủ (năm 1992), Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân (năm 1994) và Bộ Luật Lao động (sửa đổi năm 2003). Nhìn chung quy định của các luật này đều tuân thủ các nguyên tắc bình đẳng và không phân biệt đối xử giữa nam và nữ trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Tuy rằng việc quy định về bình đẳng giới còn tản mạn, rải rác trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau: Hiến pháp, Bộ luật, Luật, Pháp lệnh, Nghị định, Quyết định, Chỉ thị, Thông tư..., chưa được tập hợp, hệ thống hoá trong một văn bản quy phạm pháp luật chuyên về bình đẳng giới nhưng nó cũng làm nền tảng cho việc thực hiện và tôn trọng quyền bình đẳng của phụ nữ ở Việt Nam. Trong bốn bản Hiến pháp thì mỗi bản Hiến pháp đều có một điều luật quy định mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật không phân biệt giới tính. Việc ghi nhận sự bình đẳng về quyền chính trị của phụ nữ thông qua quyền công dân trong các bản Hiến pháp là sự thể hiện tập trung quan điểm đúng đắn của Đảng cộng sản Việt Nam, lực lượng lãnh đạo duy nhất đối với nhà nước và xã hội Việt Nam, luôn coi trọng mục tiêu giải phóng phụ nữ và thực hiện nam nữ bình đẳng, đặt sự nghiệp giải phóng phụ nữ gắn liền với sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đồng thời trong các Bộ luật, trong các chương, điều đều có các điều luật áp dụng cho đối tượng là nữ giới.
Trong hệ thống các Luật về Bình đẳng giới thì Luật Bình đẳng giới có thể coi là đạo luật trung tâm trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về bình đẳng giới. Luật Bình đẳng giới ra đời đã thể hiện quyết tâm của Việt Nam trong việc bảo đảm quyền con người nói chung và quyền của phụ nữ nói chung. Cũng trong giai đoạn này nhà nước ta đã ban hành hàng loạt các luật và nghị quyết quan trọng như: Luật phòng chống bạo lực gia đình - Luật số 02/2007/QH12, được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 21/11/2007 có hiệu lực từ 01/07 năm 2008.
1.3. Pháp luật hiện hành về bình đẳng giới và các biện pháp bảo đảm thực hiện pháp luật bình đẳng giới ở Việt Nam