Một số kiến nghị nâng cao hiệu quả pháp luật về an sinh xã

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về an sinh xã hội cho lao động nữ di cư phi chính thức tại Việt Nam (Trang 90 - 106)

cho lao động nữ di cƣ phi chính thức tại Việt Nam

Tƣơng tự nhiều nƣớc đang phát triển khác trong khu vực, dự báo Việt Nam sẽ lƣợng lao động di cƣ và khu vực phi chính thức khá rộng lớn trong vài thập kỉ tới, do vậy các chính sách ASXH cần tiếp tục đƣợc hoàn chỉnh và linh hoạt phù hợp với đặc điểm của lao động di cƣ khu vực phi chính thức. Chính phủ phải có cơ chế linh hoạt để đối mặt với các vấn đề liên quan đến khả năng tăng thu ngân sách nhà nƣớc từ thuế thu nhập và thuế liên quan đến

ngƣời lao động. Vì vậy, cần có chiến lƣợc bao phủ nhanh và hiệu quả đối với khu vực lao động di cƣ và lao động không chính thức.

Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật hỗ trợ ngƣời lao động nữ di cƣ tham gia đào tạo, tăng cƣờng cơ hội việc làm và tăng thu nhập cho họ. Hoàn thiện các chính sách khuyến khích đầu tƣ, chính sách ƣu đãi đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh sử dụng nhiều lao động, nhất là ở địa bàn nông thôn, khuyến khích tối đa các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp phát triển mạnh sản xuất kinh doanh để tạo nhiều việc làm, nhất là ở địa bàn nông thôn để hạn chế lao động nữ di cƣ và di cƣ phi chính thức;

Tiếp tục hoàn thiện chính sách cho vay ƣu đãi học nghề, hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn, bộ đội xuất ngũ, phụ nữ, thanh niên hiệu quả; Tiếp tục thực hiện Chƣơng trình mục tiêu quốc gia về việc làm. Phát triển hệ thống thông tin thị trƣờng lao động, nâng cao năng lực dự báo và cung cấp thông tin tại các vùng nông thôn, vùng chuyển đổi cơ cấu đất đai.

Xây dựng chƣơng trình việc làm công nhằm tạo thu nhập tạm thời ở mức tối thiểu cho ngƣời dân, đặc biệt là ngƣời lao động nghèo, ngƣời thất nghiệp.

Nhiều nƣớc ở châu Mỹ, châu Phi và châu Á đã và đang triển khai chƣơng trình này khá thành công. Họ coi đây là một giải pháp giảm nghèo và đảm bảo an sinh xã hội quan trọng, mang lại lợi ích cho cả nhà nƣớc và ngƣời dân nghèo do vậy đƣợc ngƣời dân nhiệt tình tham gia. Các chƣơng trình việc làm công đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn, tăng thu nhập cho ngƣời dân, giảm áp lực di cƣ nông thôn tìm việc làm.

Chƣơng trình việc làm công đƣợc tổ chức nhƣ sau: hàng năm, Nhà nƣớc dành một phần việc làm từ các công trình đầu tƣ công nhƣ làm đƣờng nông thôn, thu gom rác thải, sửa chữa đƣờng, trồng, chăm sóc rừng… để bố trí cho lao động nghèo làm việc. Số ngày tối đa cho mỗi lao động trong một năm đƣợc quy định cụ thể. Mức tiền công đƣợc Nhà nƣớc trả theo mức lƣơng

Chiến lƣợc an sinh xã hội 2012-2020 là một nỗ lực của Nhà nƣớc Việt Nam trong việc thực hiện Khuyến nghị ILO 202 về Sàn an sinh xã hội và đã có một số thay đổi trong luật nhằm mở rộng các chế độ an sinh xã hội cho ngƣời lao động trong nền kinh tế phi chính thức. Phần lớn lao động di cƣ làm việc trong nền kinh tế phi chính thức, trong đó có lao động nữ di cƣ phi chính thức. Tuy nhiên, đa số ngƣời lao động di cƣ chƣa đƣợc tiếp cận đầy đủ và công bằng đến an sinh xã hội. Để đảm bảo quyền và lợi ích của ngƣời lao động di cƣ phù hợp với các mục tiêu ASXH quốc gia góp phần vào phát triển bền vững, có thể tiếp cận và thụ hƣởng công bằng ASXH, cần kết hợp đồng thời các giải pháp tổng thể trong chiến lƣợc về ASXH với các giải pháp gỡ bỏ những rào cản hiện nay.

Một là, xây dựng chƣơng trình tổng thể đối với ngƣời lao động di cƣ

nói chung, lao động nữ di cƣ phi chính thức nói riêng liên quan đến các kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, các chính sách ASXH và các chính sách phát triển khác, trong đó xác định lao động nữ di cƣ là một bộ phận quan trọng của lực lƣợng lao động. Thực tế hiện nay và xu hƣớng phát triển cho thấy ngƣời lao động di cƣ là một nhóm dân cƣ lớn, có vai trò quan trọng và ngày càng tăng lên trong nền kinh tế và xã hội. Nhóm này có những điểm yếu thế đặc thù, bao gồm (i) thiếu việc làm và việc làm bấp bênh, thu nhập thấp và không ổn định; thiếu tiếp cận tới các dịch vụ xã hội cơ bản tại nơi đến (ii) thiếu mạng lƣới xã hội hỗ trợ tại nơi đến nên thiếu nguồn thông tin và nguồn hỗ trợ khi gặp rủi ro, (ii) thiếu đăng ký hộ khẩu và tạm trú dài hạn tại nơi đến nên khó tiếp cận nhiều chính sách xã hội, (iii) Do đó, đa số NLĐDC thuộc nhóm nghèo đa chiều tại đô thị và khu công nghiệp. Bộ phận dân số này chƣa trở thành một đối tƣợng trực tiếp và trọng tâm của các chính sách phát triển nói chung và các chính sách ASXH nói riêng. Cho đến nay, Chính phủ chƣa có chƣơng trình tổng thể nào dành cho ngƣời di cƣ nhƣ một nhóm yếu thế lớn và

cần đƣợc nhà nƣớc quan tâm một cách thích đáng. Không có một cơ quan nhà nƣớc nào chịu trách nhiệm chung về chính sách xã hội dành cho NLĐDC nói chung và lao động nữ di cƣ phi chính thức nói riêng, so với các cơ quan chuyên trách về các nhóm đặc thù khác nhƣ dân tộc ít ngƣời, khuyết tật, thanh niên. Các chính sách xã hội liên quan đến NLĐDC không cân nhắc đầy đủ đến nhu cầu của NLĐDC phi chính thức. Ví dụ, chính sách việc làm chỉ tập trung vào đào tạo nghề và cung cấp thông tin về việc làm chung mà không tính tới việc đào tạo các kỹ năng mềm trong công việc và xã hội để NLĐDC phi chính thức, phần lớn là nông dân từ nông thôn ra, thích nghi đƣợc với môi trƣờng làm việc công nghiệp và đô thị. Chính sách giảm nghèo chỉ tập trung vào các đối tƣợng nghèo tại chỗ theo hộ khẩu mà không tính tới đối tƣợng nghèo tƣơng đối và nghèo đa chiều tại đô thị và khu công nghiệp, phần lớn là NLĐDC phi chính thức. Chính sách vay vốn cũng chỉ dựa vào hộ khẩu. Hay chính sách quản lý đô thị chỉ tập trung vào làm gọn sạch đô thị mà không tính đủ đến nhu cầu sinh kế của NLĐDC bán hàng rong khiến họ luôn bị xua đuổi và bấp bênh về môi trƣờng làm việc. Chính quyền đô thị tại nhiều nơi cũng chƣa có chính sách đặc thù hỗ trợ NLĐDC phi chính thức hòa nhập cộng đồng nơi đến (phổ biến chính sách, hỗ trợ thủ tục đăng ký tạm trú, vận động tham gia hội đoàn và hoạt động cộng đồng tại địa phƣơng) khiến họ luôn cảm thấy bị đứng bên lề xã hội đô thị và khu công nghiệp. Các thông tin cần thiết cho NLĐDC nhƣ thông tin về an sinh xã hội không đƣợc thiết kế phù hợp với đặc thù của NLĐDC phi chính thức là thời gian làm việc rất dài, hay thay đổi chỗ làm việc và chỗ ở và thiếu mạng lƣới xã hội hỗ trợ tại nơi đến.Chính sách về lập kế hoạch và phân bổ ngân sách nhà nƣớc không tính tới di cƣ, nên nhóm dân di cƣ chỉ là hàng ƣu tiên thứ hai sau dân cƣ địa phƣơng trong việc tiếp cận tới các dịch vụ xã hội cơ bản công ở địa phƣơng. Vì NLĐDC là một phần quan trọng của dân số và góp phần vào sự phát triển của nền kinh tế

nhƣng lại là nhóm nghèo đa chiều với những đặc thù riêng về sự yếu thế của họ, nhà nƣớc cần thiết kế một chính sách tổng thể cho NLĐDC, tƣơng tự nhƣ đã có các chính sách tổng thể cho các nhóm yếu thế khác nhƣ ngƣời dân tộc thiểu số, phụ nữ, trẻ em. Chính sách tổng thể về lao động di cƣ cần đƣợc hợp nhất, lồng ghép vào trong các chính sách phát triển nhƣ một bộ phận cấu thành. Điều này cho phép huy động các nguồn lực đƣợc phân bổ thƣờng xuyên vào việc đảm bảo các vấn đề ASXH cho NLĐDC một cách bền vững.

Hai là, cần rà soát và loại bỏ các qui định gắn các chính sách ASXH

với hộ khẩu vì đây là một trong những rào cản lớn nhất đối với việc tiếp cận ASXH của NLĐDC phi chính thức. Mặc dù Luật Cƣ trú 2006 có rất nhiều điểm tiến bộ trong công tác quản lý hộ khẩu và nghiêm cấm việc lạm dụng qui định về hộ khẩu để hạn chế quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, nhƣng vẫn còn nhiều thủ tục hành chính đòi hỏi phải có hộ khẩu, gây trở ngại cho việc tiếp cận các chính sách ASXH của NLĐDC. Việc tính giá điện, giá nƣớc, các thủ tục về nhà đất, các chính sách hỗ trợ hộ nghèo,… dựa trên hộ khẩu là những ví dụ rõ ràng về các rào cản chính sách. Việc phân bổ ngân sách hiện nay về cơ bản vẫn dựa trên dân số thƣờng trú làm tăng gánh nặng cho các địa phƣơng có đông ngƣời nhập cƣ, tăng áp lực lên các cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, tạo cơ sở cho chính quyền địa phƣơng dành ƣu tiên trƣớc hết cho những ngƣời có hộ khẩu thƣờng trú trƣớc tình trạng quá tải, cầu vƣợt cung của các hạ tầng cơ sở xã hội, nhất là về giáo dục và y tế. Các chính sách này ngày càng tỏ ra không phù hợp với một nền kinh tế thị trƣờng hiện đại và với các chính sách ASXH hiện nay. Cần phân bổ ngân sách cho địa phƣơng dựa trên dân số thực tế cƣ trú. Việc tách bạch tình trạng hộ khẩu với quyền sở hữu đất đai, nhà ở, việc làm, học tập, giảm nghèo,... không chỉ phù hợp với các mục tiêu ASXH hƣớng đến toàn dân mà còn thúc đẩy quá trình hội nhập của Việt Nam. NLĐDC có quyền tiếp cận một cách công bằng các chính sách

ASXH và việc tách rời các chính sách này với hộ khẩu góp phần mạnh mẽ vào việc thực thi mục tiêu tiến bộ này.

Ba là, thúc đẩy các hoạt động truyền thông, đa dạng hóa các hình thức,

các kênh truyền thông để tăng khả năng tiếp cận thông tin của NLĐDC, nhất là lao động nữ trong khu vực phi chính thức. Trong các chiều thiếu hụt, thiếu hụt về thông tin là lớn nhất, có tác động nhiều nhất đến mức độ tiếp cận ASXH của NLĐDC. Vì không có thông tin hay có thông tin không đầy đủ, không chính xác, không rõ ràng về quy định pháp luật và các văn bản hƣớng dẫn pháp luật ASXH, NLĐDC thiếu nhận thức quyền và lợi ích của mình cũng nhƣ các địa chỉ có thể gõ cửa để có đƣợc quyền và lợi ích chính đáng của mình. Mặt khác, việc thiếu thông tin còn dẫn đến hạn chế của NLĐDC trong hiểu biết và thực hiện nghĩa vụ công dân tại nơi đang sinh sống. Nhiều văn bản pháp luật lao động rất phức tạp nhƣng công tác tập huấn, truyền thông, và hỗ trợ chƣa đƣợc chú trọng đúng mức nên chính những ngƣời thực thi pháp luật tại địa phƣơng vẫn chƣa hiểu đầy đủ và chính xác khi vận dụng trên thực tế, và quan trọng hơn là NSDLD và NLĐ chƣa nhận thức đƣợc trách nhiệm và quyền lợi của mình đối với các vấn đề trên. Các quy định pháp luật lao động vẫn còn là một khoảng trống lớn trong khu vực kinh tế phi chính thức. Do vậy, xây dựng chiến lƣợc truyền thông từ trung ƣơng xuống địa phƣơng và huy động mọi tổ chức, đoàn thể xã hội tham gia vào các hoạt động này với các thực hành tốt là một giải pháp quan trọng để giúp NLĐDC và NLĐ trong khu vực phi chính thức tiếp cận và thụ hƣởng nhiều hơn ASXH. Cần cải tiến, đa dạng hóa các hình thức, các kênh truyền thông dành cho NLĐDC, phù hợp với các nhóm NLĐDC khác nhau về loại hình công việc, địa bàn làm việc, khả năng tiếp cận và sử dụng các phƣơng tiện truyền thông hiện đại (nhƣ internet: email, website, facebook, v.v). Cần khuyến khích các tổ chức xã hội sử dụng nhiều hơn các phƣơng tiện truyền thông đơn giản, rẻ

tiền và dễ tiếp cận nhất đối với nhóm NLĐDC yếu thế nhất: nhƣ nhóm NLĐDC nghèo nhất, có học vấn thấp, bận rộn sinh kế nhất, đang làm việc tại các vùng khó tiếp cận họ nhất và lao động nữ di cƣ. Thực tế cho thấy, 3 phƣơng tiện truyền thông mà nhóm NLĐDC yếu thế nhất cũng dễ dàng nhận đƣợc (xếp theo thứ tự đơn giản, dễ tiếp cận và rẻ tiền nhất), là: (i) tin nhắn SMS qua điện thoại di động, (ii) các chƣơng trình phát thanh qua đài toàn quốc hay đài địa phƣơng, (iii) chƣơng trình truyền hình qua các kênh lớn toàn quốc hay địa phƣơng. Đồng thời, vẫn tiếp tục duy trì và phát triển hình thức truyền thông điện tử và các hình thức khác đã và đang đƣợc thực hiện bởi nhiều đoàn thể, tổ chức xã hội nhƣ: truyền thông trực tiếp, lƣu động tại các khu nhà trọ, các xí nghiệp, trong các khu công nghiệp; các buổi tọa đàm, hội thảo, triển lãm; tờ rơi, sổ tay hƣớng dẫn/hỏi đáp theo tình huống; tổng đài điện thoại (miễn phí cho ngƣời gọi đến), đƣờng dây nóng, chat mail, chat voice, email, các trang website, trang net; các tụ điểm sinh hoạt, các kiosk thông tin, v.v. Trong đó, các kênh thông tin qua hệ thống internet thích hợp hơn với lao động trẻ làm việc trong khu vực phi chính thức. Dù bằng phƣơng tiện truyền thông nào thì vai trò của các tổ chức dựa vào cộng đồng (nhƣ các nhóm nòng cốt, nhóm tự quản, nhóm tự lực) và các nhân tố tích cực của địa phƣơng vẫn luôn luôn và vô cùng cần thiết trong cung cấp thông tin và giải thích rõ ràng, cụ thể, dễ hiểu các thông tin mà NLĐDC cần tìm hiểu các quy đinh pháp luật về ASXH hiện hành. Thực tế cho thấy, lao động di cƣ còn hạn chế hiểu biết về thông tin liên quan đến quyền và ASXH nhƣ: về việc làm và thu nhập, BHXH, TGXH và dịch vụ xã hội cơ bản. Tuy nhiên do môi trƣờng làm việc và chế độ làm việc khác nhau, NLĐDC khu vực chính thức vẫn có hiểu biết tốt hơn NLĐDC khu vực phi chính thức về các chính sách liên quan đến BHXH và tham gia tổ chức đại diện. Do hiểu biết hạn chế về quyền ASXH của mình nên nhiều NLĐDC cũng không biết cách làm thế nào để tiếp

cận các quyền ASXH hay tìm kiếm sự trợ giúp, giúp đỡ để tiếp cận các quyền đó tại nơi đến. Sự bất hợp lý về tình trạng NLĐDC thuê nhà mà phải chịu giá nƣớc sinh hoạt cao không phải không có cách giải quyết. Thế nhƣng, do không đƣợc phổ biến, hƣớng dẫn kịp thời nên nhiều ngƣời không biết để thực hiện. Trách nhiệm này trƣớc hết thuộc về chính quyền cơ sở chƣa thông báo, cung cấp thông tin đầy đủ cho ngƣời dân cƣ trú trên địa bàn. Phần nữa là chính NLĐDC thuê nhà cũng chƣa tìm hiểu rõ ràng trƣớc khi quyết định thuê trọ nên lâu nay vẫn phải chịu giá điện, nƣớc sinh hoạt cao một cách vô lý cũng có nguyên nhân từ việc tiếp cận thông tin của họ.

Bốn là, chính thức hóa, mô hình hóa các sáng kiến để có thể nhân rộng

và phát huy tác dụng của các thực hành tốt về hỗ trợ cho NLĐDC phi chính thức của các tổ chức xã hội, các đoàn thể trong nƣớc, có tham khảo và học tập các bài học trên thế giới và tiếp tục sử dụng có hiệu quả trợ giúp kỹ thuật và tài chính của các tổ chức xã hội quốc tế. Thực tế ở Việt Nam cũng nhƣ nhiều nơi trên thế giới, có khá nhiều các sáng kiến, các thực hành tốt từ nhiều cấp độ khác nhau có thể tham khảo. Các bài học này có giá trị lớn hơn nếu đƣợc tổng hợp, tƣ liệu hóa, hệ thống hóa theo các vấn đề của ASXH; theo cách tiếp cận, phƣơng pháp thực hiện hay các chủ thể, tác nhân; điều kiện hóa các bối cảnh, môi trƣờng pháp lý - chính sách - lãnh đối với ngƣời lao động di cƣ trong tiếp cận an sinh xã hội, tạo nền tảng kinh tế, chuẩn mực văn hoá - xã

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về an sinh xã hội cho lao động nữ di cư phi chính thức tại Việt Nam (Trang 90 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)