Những yêu cầu đặt ra cần phải hoàn thiện pháp luật và nâng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về an sinh xã hội cho lao động nữ di cư phi chính thức tại Việt Nam (Trang 82 - 84)

cao hiệu quả pháp luật về an sinh xã hội cho lao động nữ di cƣ phi chính thức tại Việt nam

Thứ nhất, cần coi lao động di cƣ là một quy luật tất yếu của phát triển

kinh tế. Di cƣ nội địa, đặc biệt là dòng di cƣ từ nông thôn ra thành thị và vào các khu công nghiệp là kết quả của sự phát triển kinh tế, đáp ứng các nhu cầu của phát triển kinh tế. Trong thời gian qua, Nhà nƣớc ban hành hệ thống chính sách pháp luật ở tầm vĩ mô hƣớng vào thúc đẩy phát triển kinh tế đất nƣớc trên cơ sở đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa. Các chính sách này tác động mạnh đến quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa qua đó tạo ra nhu cầu rất lớn về lao động tạo sức hút hấp dẫn di cƣ đến thành phố. Ngoài ra, các quy đinh pháp luật khác nhƣ quy định về khuyến khích đầu tƣ trong nƣớc và FDI; quy định về khuyến khích phát triển doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ ngoài quốc doanh; quy định pháp luật về đất đai, tín dụng và thuế, về khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn, phát triển nguồn nhân lực thông qua giáo dục đào tạo và dạy nghề là các chính sách pháp luật ở tầm vĩ mô tác động vào phát triển kinh tế, tạo nhiều việc làm và tăng tổng cầu lao động phi nông nghiệp tạo nhu cầu thúc đẩy di cƣ và thu hút lao động tới đô thị.

Thứ hai, lao động di cƣ nói chung và lao động nữ di cƣ phi chính thức

nới riêng là sự lựa chọn của một bộ phận lực lƣợng lao động muốn thay đổi nơi cƣ trú để có việc làm, tạo ra nhu cầu thu nhập cho bản thân, trợ giúp thu nhập cho gia đình. Ở khía cạnh này, di cƣ đã giúp cho nhiều hộ nghèo ở nông

thôn cải thiện thu nhập và điều kiện sống. Ở góc độ nơi đến, lao động di cƣ là nguồn lao động bổ sung cần thiết, nhất là đối với các công việc sử dụng lao động phổ thông trong các lĩnh vực sản xuất, dịch vụ đòi hỏi sử dụng nhiều lao động. Vì vậy, luồng di cƣ cần đƣợc xem là một nguồn lực kinh tế có đóng góp nhất định đối với tăng trƣởng kinh tế và giảm nghèo. Quan điểm này cần đƣợc thể hiện trong những văn kiện có ý nghĩa chiến lƣợc ở cấp cao nhất của quốc gia để có thể trở thành một chủ trƣơng chính thức đối với quản lí vấn đề là di cƣ trong nƣớc.

Ba là, do chƣa đƣợc quản lí tốt, di cƣ có thể có thể kéo theo những hệ

lụy của xã hội nhất định nhƣ biến động về cƣ trú, tệ nạn xã hội, quá tải của hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị,..., điều này đòi hỏi cần phải có những chính sách tốt hơn để hỗ trợ mối liên kết giữa nông thôn - đô thị và có các giải quyết đúng đắn về các tiêu cực của quá trình di cƣ. Chính quyền các các cấp quán triệt quan điểm coi ngƣời lao động di cƣ là một nguồn lao động cho địa phƣơng và vấn đề của ngƣời lao động di cƣ là một vấn đề phát triển, không phải là một “vấn đề xã hội” hay thậm chí là “vấn đề dẫn đến tệ nạn”. Đây là một điền kiện cơ bản để các cấp chính quyển địa phƣơng có thể đƣa ra những chính sách theo hƣớng “vì ngƣời lao động di cƣ”, đặc biệt là lao động nữ di cƣ.

Bốn là, để ngƣời di cƣ thực sự hƣởng đƣợc các thành quả phát triển

kinh tế và hạn chế các tác động tiêu cực do di dân tự do gây ra, cần phải đảm bảo cho ngƣời di cƣ các điều kiện về việc làm, đào tạo nghề, kết nội việc làm tốt hơn; tiếp cận các chính sách và dịch vụ việc làm về an sinh xã hội tốt hơn.

Năm là, cần phải tạo ra sự bình đẳng giữa các thành viên trong xã hội.

Trong bối cảnh di cƣ phát triển nhanh và sự đa dạng của các luồng di cƣ, chính sách quản lí dân cƣ cần phải đổi mới, tạo cơ sở để cân bằng lợi ích của ngƣời dân, đặc biệt là ngƣời di cƣ lao động để tạo ra mối quan hệ cân bằng, bền vững giữa phát triển kinh tế - di chuyển lao động; giữa ngƣời di cƣ -

ngƣời không di cƣ; ngƣời dân khi ở địa phƣơng - khi di cƣ sang nơi khác để làm ăn sinh sống, giữa lao động di cƣ chính thức và phi chính thức.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về an sinh xã hội cho lao động nữ di cư phi chính thức tại Việt Nam (Trang 82 - 84)