Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về an sinh xã hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về an sinh xã hội cho lao động nữ di cư phi chính thức tại Việt Nam (Trang 84 - 90)

cho lao động nữ di cƣ phi chính thức ở Việt Nam hiện nay

Thứ nhất, cần bổ sung thêm quy định pháp luật về an sinh xã hội cho nhóm lao động nữ di cư phi chính thức nói riêng và lao động di cư nói chung

Hiện nay ở Việt Nam chƣa có quy định luật pháp dành riêng về ASXH cho LĐDC phi chính thức. Các quy định pháp luật đều điều chỉnh chung cho ngƣời dân và một số nhóm đƣợc ƣu tiên nhƣ ngƣời nghèo, ngƣời sống ở vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa, ngƣời dân tộc thiểu số. Rất nhiều ngƣời lao động đang làm việc ở khu vực phi chính thức mà phần lớn khu vực này vẫn nằm ngoài phạm vi bao phủ của pháp luật lao động. Thêm vào đó, các quy định về ASXH hiện nay vẫn còn triển khai nhiều theo cơ chế hộ khẩu thƣờng trú, ví dụ nhƣ TGXH đột xuất, TGXH thƣờng xuyên, nhà ở xã hội có thu nhập thấp, .v.v xét đối tƣợng hƣởng lợi dựa trên tiêu chí hộ khẩu thƣờng trú hoặc tạm trú dài hạn (KT3) dẫn đến hầu hết lao động nữ di cƣ phi chính thức đều không đƣợc hƣởng hoặc tham gia các quyền lợi về an sinh xã hội tại nơi đến.

Mặc dù, NLĐDC làm việc tại khu vực phi chính thức (công nhân nhà máy của khu công nghiệp, khu chế xuất) đều có quyền đƣợc tham gia công đoàn; có quyền tham gia thỏa ƣớc lao động tập thể và đƣợc công đoàn bảo vệ, nhƣng trên thực tế họ chƣa có bất kỳ tổ chức đại diện nào để họ tham gia và đứng ra bảo vệ quyền lợi của họ. Hiện nay, đã có một số LĐDC phi chính thức đã thành lập nghiệp đoàn nhƣ Nghiệp đoàn thu gom rác tại Thành phố Hồ Chí Minh do Tổ chức ENDA tài trợ. Tuy nhiên các nhóm lao động khác hiện nay đều chƣa có tổ chức đại diện riêng của họ. Đây là một khoảng trống trong quy địn pháp luật cần xem xét để có quy định hỗ trợ việc thành lập hiệp hội và quyền tham gia các tổ chức hiệp hội theo quy định pháp luật và của các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã tham gia.

Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ lao động nông nghiệp cao nhƣng kinh tế nông nghiệp chế biến kém phát triển, các ngành phục vụ đầu vào không phát triển, lao động nông nghiệp nhàn rỗi nhiều nên đã đẩy NLĐDC từ nông thôn ra đô thị, đến các khu công nghiệp, đến các thành phố ngày càng tăng.

Tính năng động thị trƣờng cao, song các chính chƣa hỗ trợ di chuyển lao động, chƣa hỗ trợ khu vực phi chính thức, là nơi NLĐDC làm việc nhiều.

Việc kết nối nông thôn đô thị chƣa tốt làm gia tăng khoảng cách vùng/miền, nông thôn-đô thị. Các công cụ kết nối thị trƣờng lao động chƣa đáp ứng nhu cầu của NLĐDC do nhu cầu thông tin về thị trƣờng lao động khá lớn. Các kênh hỗ trợ tuyển dụng chính thức của nhà nƣớc qua trung tâm giới thiệu việc làm, qua liên kết giữa doanh nghiệp sử dụng lao động với chính quyền địa phƣơng không thu hút đƣợc nhiều NLĐDC. Đa số ngƣời di cƣ không tiếp cận đƣợc thông tin thị trƣờng lao động chính thức.

Thứ hai, cần phải có quy định riêng về việc làm và thu nhập dành cho

người lao động di cư phi chính thức

Hiện nay chƣa có quy định pháp luật hỗ trợ việc làm, thu nhập và giảm nghèo dành riêng cho nhóm NLĐDC phi chính thức, đặc biệt là nhóm lao động nữ di cƣ phi chính thức. Quy định hiện có tập trung nhiều cho khu vực có quan hệ lao động. Chƣa có quy định riêng hỗ trợ đào tạo, dạy nghề cho ngƣời di cƣ, đặc biệt là NLĐDC phi chính thức vào đô thị làm việc trong các nghề nhạy cảm, các nghề đòi hỏi về văn hóa nghề và các kỹ năng khác.

Các quy định liên quan đến thu nhập thông tin về thị trƣờng lao động, dù đƣợc cập nhập thƣờng xuyên nhƣng lại thiếu thông tin về thị trƣờng lao động phi chính thức và thông tin về NLĐDC phân tách theo giới tính. Đây là rào cản dẫn đến quá trình xây dựng pháp luật và thực hiện pháp luật cho ngƣời lao động di cƣ chƣa sát thực tế, chƣa đáp ứng nhu cầu của ngƣời LĐDC.

và vận hành hệ thống việc làm hiện nay không đáp ứng đƣợc nhƣ cầu của NLĐDC. Nguồn thông tin chính hiện nay về việc làm vẫn là qua kênh phi chính thức (ngƣời nhà, ngƣời quen) nên cơ hội của NLĐDC bị hạn hẹp và không có nhiều cơ hội lựa chọn việc làm.

Các quy định về vay vốn tạo việc làm hiện nay vẫn gắn liền với hộ khẩu hoặc thông qua các tổ chức chính trị-xã hội (Hội phụ nữ, Hội Nông dân), trong khi LĐDC lại không có hộ khẩu thƣờng trú tại nơi đến, không thuộc thành viên bất kỳ tổ chức chính trị-xã hội nào, dẫn đến họ không tiếp cận đƣợc nguồn vốn vay bình đẳng với những nhóm lao động địa phƣơng.

Tỷ lệ LĐDC tự làm và làm việc trong khu vực dịch vụ khá cao, nhu cầu vay vốn của họ rất lớn. Do thiếu vốn, NLĐDC phải đối mặt với nhiều khó khăn về việc làm nhƣ: việc làm không ổn định, thu nhập bấp bênh, gặp nhiều rủi ro do vốn nhỏ, thủ công .... Do vậy, nhu cầu để đƣợc hỗ trợ tạo nhiều cơ hội việc làm, thu nhập cao ổn định thông qua vốn vay tạo việc làm rất cao. Tuy nhiên, các quy định về hỗ trợ việc làm đối với ngƣời LĐDC còn chƣa đáp ứng đƣợc.

Mặc dù ngƣời di cƣ đóng góp một phần không nhỏ vào thị trƣờng lao động của các thành phố (trên 65% lao động trong khu vực không chính thức) và các khu công nghiệp (70% là NLĐDC), hiện tại chƣa có các quy định về ƣu đãi tín dụng riêng đối với LĐDC. Một trong những nguyên nhân chính là quy định về tín dụng ƣu đãi hiện tại tập trung vào một số đối tƣợng yếu thế cụ thể.

Thứ ba, cần mở rộng chế độ hưởng bảo hiểm xã hội tự nguyện và cách thức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện

Mặc dù quy định tham gia đối tƣợng BHXH bắt buộc đã mở rộng cho lao động có hợp đồng lao động có thời hạn từ 1 tháng trở lên, tuy nhiên lao động không có hợp đồng lao động hoặc ký hợp đông lao động dƣới 1 tháng vẫn không thuộc phạm vi của quy định này, vì vậy LĐDC làm việc tại khu

vực chính thức, phi chính thức mà không ký hợp đồng lao động theo quy định thì cũng không đƣợc tham gia BHXH bắt buộc. Thời gian đóng bảo hiểm bắt buộc quá dài (20 năm) trong khi nhiều lao động nữ di cƣ làm việc ở các doanh nghiệp chỉ 10-15 năm nhƣ vậy họ gặp khó khăn trong việc tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện để đủ thời gian đóng bảo hiểm nếu họ không kiếm đƣợc việc tại khu vực chính thức mà chuyển sang các khu vực không chính thức. Chế độ BHXH hiện nay không hấp dẫn với NLĐDC (chỉ có chế độ hƣu trí tử tuất), trong khi đó hai chế độ ngăn hạn là thai sản và tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp lại không đƣợc bao phủ trong chính sách này. Đây cũng là một khoảng trống trong các quy định pháp luật cần đƣợc xem xét lại để đảm bảo NLĐDC đƣợc tiếp cận toàn diện các quyền ASXH cơ bản (trong đó có quyền an sinh khi làm việc và quyền thai sản). Quy định đóng BHXH tự nguyện gắn liền với nơi đăng ký hộ khẩu thƣờng trú vẫn là cản trở lớn và giảm hấp dẫn của chế độ do nhiều LĐDC làm việc ở nơi đến, mà nơi đến họ chỉ có giấy tạm trú tạm vắng, không chỉ tham gia. Mặc dù, hiện nay cơ quan BHXH đã cho phép ngƣời lao động đóng qua tài khoản ngân hàng và bƣu điện; tuy nhiên do trình độ học vấn của nhiều lao động còn thấp, khả năng tiếp cận bƣu điện và ngân hàng của NLĐDC hạn chế nên phƣơng pháp tham gia này vẫn chƣa phù hợp với LĐDC.

Đồng thời, nhà nƣớc cần có hỗ trợ việc chi trả BHXH tự nguyện cho lao động nữ phi chính thức nhiều hơn và mở rộng quyền lợi BHXH tự nguyện. Hiện nay, việc đóng góp và thụ hƣởng BHXH chƣa công bằng đối với ngƣời lao động phi chính thức (bao gồm lao động tự làm, lao động gia đình không đƣợc trả công, lao động trong các doanh nghiệp phi chính thức và hợp tác xã và lao động hợp đồng miệng hoặc hợp đồng ngắn hạn trong khu vực chính thức). Nhà nƣớc cần mở rộng các chế độ của BHXH tự nguyện giống nhƣ BHXH bắt buộc, thay vì theo quy định hiện hành chỉ có hai chế độ

hƣu trí và tử tuất, bởi những chế độ ngắn hạn nhƣ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp rất thiết thực đối với NLĐ phi chính thức nói chung và lao động nữ nói riêng. Hệ thống pháp luật lao động hiện hành hầu nhƣ chƣa bao phủ tới đối tƣợng lao động phi chính thức, ngoại trừ nhóm lao động giúp việc nhà, trong khi việc làm bấp bênh, thu nhập không ổn định, và các rủi ro nhƣ ốm đau, tai nạn,… luôn rình rập họ. Do vậy, Nhà nƣớc nên xem xét hỗ trợ một phần kinh phí để ngƣời lao động phi chính thức tham gia đƣợc BHXH và BHYT.

Ngoài ra, cần có các quy định cụ thể phù hợp để đảm bảo NSDLĐ phải có trách nhiệm đồng chi trả BHXH tự nguyện. Nhà nƣớc cần có cơ chế hiệu quả hơn để đảm bảo NSDLĐ phải có trách nhiệm trả một phần chi phí tƣơng đƣơng mức đóng BHXH bắt buộc theo tiền lƣơng hàng tháng để NLĐ mua BHXH tự nguyện. Cho đến nay hầu nhƣ NSDLĐ trong khu vực phi chính thức không thực hiện quy định này và cũng không có sự kiểm tra giám sát hoặc xử phạt nào nếu không thực hiện.

Thứ tư, cần có quy định riêng cho lao động nữ di cư phi chính thức về quyền được hưởng trợ giúp xã hội

Hệ thống TGXH thƣờng xuyên hay đột xuất chƣa có chính sách nào dành riêng cho ngƣời di cƣ tại nơi đến. Các quy định về TGXH thƣờng xuyên hay đột xuất hiện nay thực hiện theo chế độ hộ khẩu thông qua xét duyệt và xác nhận đối tƣợng hƣởng từ chính quyền địa phƣơng, vì vậy lao động nữ di cƣ và ngƣời nhà của họ hầu nhƣ không đƣợc tiếp cận các quyền lợi này (trừ một số ít lao động nữ di cƣ có KT3 tại nơi đến). Các rủi ro của ngƣời di cƣ gặp phải đa phần không nằm trong danh mục TGXH đột xuất của nhà nƣớc. Các danh mục trợ giúp đột xuất hiện nay thiên về các khó khăn do thiên tai hỏa hoạn gây ra. Tuy nhiên NLĐDC làm việc ở khu vực phi chính thức thƣờng gặp các rủi ro khác khá đặc thù nhƣ rủi ro mất việc làm (trong khi lại

không đƣợc tham gia BHTN vì là lao động phi chính thức), ốm đau mà không có BHYT, bị tai nạn lao động nghiêm trọng .v.v

Thứ năm, cần thay đổi phƣơng thức tiếp cận các DVXH cơ bản

Ban hành các thông tƣ, nghị định hƣớng dẫn chi tiết cho một số quy định của luật để đảm bảo thực thi nhƣ: i) Xây dựng hƣớng dẫn thực hiện Nghị định 196/2013/NĐ-CP ban hành ngày 21/11/2013 - quy định Trung tâm giới thiệu việc làm hỗ trợ NLĐ khi di chuyển từ địa phƣơng này tới địa phƣơng khác để làm việc. Cụ thể hƣớng dẫn rõ về cơ chế hỗ trợ và mức hỗ trợ; ii) Bổ sung thêm những nghị định, thông tƣ hƣớng dẫn thực hiện chƣơng trình tín dụng ƣu đãi tạo việc làm cho NLĐDC phi chính thức tại địa phƣơng đến, nhằm tạo điều kiện cho NLĐDC đƣợc tiếp cận với nguồn vốn vay này để tạo việc làm, ổn định cuộc sống tại nơi đến; iii) Bổ sung văn bản hƣớng dẫn chi tiết việc thi hành một số quy định tại Khoản 1, Điều 38, Luật BHXH 2014. Quy định chi tiết mức hỗ trợ, đối tƣợng hỗ trợ và thời điểm thực hiện quy định về hỗ trợ tiền đóng BHXH cho NLĐ tham gia BHXH tự nguyện.

Về mua bảo hiểm y tế, với quy định hiện nay là khuyến khích mua theo hộ gia đình đang gây cản trở việc tiếp cận thẻ BHYT của NLĐDC vì một số địa phƣơng chỉ bán thẻ BHYT cho hộ gia đình mà không bán theo cá nhân, trong khi chính sách nhà nƣớc vẫn bán theo cá nhân hoặc hộ gia đình; Quy định hƣởng chế độ BHYT theo cơ sở khám, chữa bệnh đang là rào cản lớn đối với NLĐDC vì thủ tục khám chuyển tuyến rƣờm rà; trong khi chế độ BHYT khám trái tuyến lại không cao, dẫn đến tình trạng NLĐDC chọn khám phòng khám, bệnh viện tƣ hơn là bệnh viện công để hƣởng chế độ BHXH tự nguyện. Điều này lại càng gây bất lợi với NLĐDC trong tiếp cận với các dịch vụ y tế. Tiếp cận BHYT tự nguyện của ngƣời di cƣ làm việc tại khu vực phi chính thức còn gặp rào cản liên quan đến vấn đề thủ tục hành chính với việc phải có sổ đăng ký tạm trú và sự hỗ trợ của chủ nhà trọ.

Chƣa có bất kỳ quy định hỗ trợ giáo dục nào đề cập đến hỗ trợ cho con của ngƣời di cƣ tại nơi đến; mặc dù ngƣời di cƣ có quyền đƣợc hƣởng các hỗ trợ giáo dục nhƣ ngƣời dân tại nơi đến; tuy nhiên một số quy định về hộ khẩu vẫn đang là rào cản để ngƣời di cƣ thật sự bình đẳng với ngƣời dân địa phƣơng trong tiếp cận hệ thống giáo dục công, đặc biệt khi hệ thống nhà trẻ, mẫu giáo, cấp I và chế độ bán trú cấp I ở nơi đến đang bị quá tải.

Hộ khẩu vẫn là rào cản lớn nhất đối với ngƣời di cƣ trong tiếp cận nhà ở xã hội, không có hộ khẩu tại nơi đến, ngƣời di cƣ sẽ không đủ điều kiện đăng ký mua nhà ở xã hội.

Quy định về cung cấp nƣớc sạch và điện hiện nay chƣa đƣợc công bằng với NLĐDC phi chính thức. Trong khi ngƣời dân địa phƣơng có hộ khẩu thƣờng trú, có nhà ở thì đƣợc hƣởng mức phí điện, nƣớc sinh hoạt thấp, ngƣời dân di cƣ đến đều phải chịu mức chi phí điện kinh doanh cao gấp 1,5-2 lần so với mức đóng bình thƣờng và quy định của ngƣời dân.

Tóm lại, vẫn còn các quy định của pháp luật gây cản trở cho NLĐDC phi chính thức đƣợc tiếp cận với ASXH một cách đầy đủ và toàn diện. Ngoài ra các rào cản về mặt nhận thức và thực thi pháp luật trên thực tế cũng là những yếu tố cản trở không kém đối với việc thực thi quyền ASXH của NLĐDC phi chính thức.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về an sinh xã hội cho lao động nữ di cư phi chính thức tại Việt Nam (Trang 84 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)