Khái quát chung về hội nhập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật việt nam về bảo vệ chủ quyền biển, đảo trong tiến trình hội nhập quốc tế (Trang 34 - 36)

Trong một thế giới mà sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng nhiều thì tất yếu đòi hỏi các quốc gia cần phải mở rộng hợp tác, tăng cường thúc đẩy giao lưu về mọi mặt. Do vậy, khi tham gia sân chơi chung cần phải có những nguyên tắc, quy định chung cho tất cả các thành viên tham gia. Theo nghĩa đơn giản thì hội nhập được hiểu là các quốc gia, các tổ chức, cá nhân đều bình đẳng, không phân biệt đối xử cùng tham gia vào một “sân chơi chung” với một “luật chơi chung”. Hội nhập quốc tế ngày nay trở thành một xu thế tất yếu, nó tác động đến tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội từ chính trị, xã hội cho đến văn hóa, nghệ thuật...Hội nhập kinh tế quốc tế ngày nay được hiểu là việc một quốc gia thực hiện chính sách kinh tế mở, tham gia các định chế về kinh tế quốc tế, thực hiện tự do hóa và thuận lợi hóa trong lĩnh vực thương mại, đầu tư. Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế nhằm mở rộng thị trường, tranh thủ vốn, công nghệ, kiến thức quản lý, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội hiện nay. Quá trình hội nhập của Việt Nam vào nền kinh tế khu vực và quốc tế đòi hỏi chúng ta phải đổi mới toàn diện, đặc biệt trong các lĩnh vực pháp luật có liên quan đến yếu tố quốc tế như lĩnh vực pháp luật về biển. Hiện nay, khu vực Đông Nam Á cùng với biển Đông là một khu vực có sự tăng trưởng kinh tế nhanh, có vai trò ngày càng quan trọng về chính trị và kinh tế, là tuyến giao thông và khu vực thương mại quan trọng của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và thế giới. Khu vực này chứa đựng nhiều triển vọng phát triển, đồng thời cũng tiềm ẩn nguy cơ bất ổn định do có sự cọ xát, xung đột về lợi ích quốc gia trên biển. Với vị trí địa lý – chính trị trong khu vực Đông Nam Á và

trung tâm biển Đông, Việt Nam là quốc gia có nhiều thuận lợi và cơ hội để phát triển, đồng thời cũng đứng trước những thử thách lớn về bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển, an ninh quốc phòng, giao thông thương mại, khai thác và bảo vệ tài nguyên, môi trường, bảo đảm thi hành pháp luật, bảo vệ tính mạng và tài sản trên biển. Trong thời đại toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, các hoạt động trên biển đã được triển khai một cách toàn diện, rộng rãi, quy mô ngày càng lớn. Tuy nhiên, lợi ích của biển và đại dương đem đến cho các nước có biển ngày càng có ý nghĩa quan trọng thì mẫu thuẫn trong các lĩnh vực này ngày càng nảy sinh và diễn ra gay gắt, đặc biệt là về mặt kinh tế và chủ quyền lãnh thổ. Những mâu thuẫn này cũng không thể tránh khỏi trong quan hệ giữa Việt Nam với các nước trong quá trình quản lý, khai thác và sử dụng biển. Muốn bảo vệ được chủ quyền quốc gia trên biển, muốn khai thác sử dụng biển một cách bền vững, muốn điều hòa các quan hệ với các nước, muốn thực hiện thành công quá trình hội nhập quốc tế, Việt Nam cần có một hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về biển chặt chẽ, khoa học và hiện đại, phù hợp với Công ước luật biển năm 1982 của Liên hợp quốc và các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế hiện đại. Đây là đòi hỏi hết sức cấp thiết đối với Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế phù hợp với chiến lược phát triển bền vững toàn cầu.

Chúng ta đang phấn đấu xây dựng đất nước công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa, trên cơ sở đảm bảo độc lập dân tộc, dân chủ, giữ vững chủ quyền quốc gia, an ninh chính trị, bảo đảm an ninh quốc phòng, bảo vệ hòa bình, ổn định, thúc đẩy hợp tác và phát triển trong khu vực biển Đông. Vì vậy, tăng cường quản lý nhà nước về biển, trong đó có việc từng bước hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, xây dựng cho được hệ thống pháp luật thống nhất về biển của Việt Nam là yêu cầu tất

yếu khách quan đặt ra, nhằm phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, góp phần thực hiện thành công các chủ trương, đường lối chiến lược của Đảng về biển.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật việt nam về bảo vệ chủ quyền biển, đảo trong tiến trình hội nhập quốc tế (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)