Pháp luật về biển, đảo giai đoạn từ khi đất nước thống nhất (sau 1975)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật việt nam về bảo vệ chủ quyền biển, đảo trong tiến trình hội nhập quốc tế (Trang 43 - 44)

2.2. Pháp luật về biển, đảo Việt Nam qua các thời kỳ

2.2.4. Pháp luật về biển, đảo giai đoạn từ khi đất nước thống nhất (sau 1975)

(sau 1975)

Do hoàn cảnh chiến tranh, Việt Nam chỉ thực sự có điều kiện ban hành quy định pháp lý về biển từ năm 1977. Với tuyên bố của Chính phủ ngày 12- 5-1977, Việt Nam trở thành nước đầu tiên trong khu vực thiết lập vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý. Việt Nam cũng là một trong những nước đầu tiên ở Đông Nam Á, bao gồm cả Inđônêxia và Philippin, hai quốc gia quần đảo phê chuẩn công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 trước khi Công ước có hiệu lực. Các văn bản pháp lý cơ bản về biển của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm:

- Tuyên bố của Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 12-5-1977 về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.

- Tuyên bố của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam ngày 12-11-1982.

- Các bộ luật như Bộ Luật hàng hải, Luật dầu khí, Luật biên giới quốc gia; các Nghị định của Chính phủ quy định cụ thể về xử 1ý vi phạm hành chính trong các hoạt động liên quan đến biển như môi trường, thủy sản, hàng hải, dầu khí, bảo đảm an ninh quốc phòng trên các vùng biển Việt Nam.

Bằng việc phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 vào ngày 23-6-1994 (Công ước có hiệu lực từ ngày 16-11-1994) Việt Nam đã tỏ rõ ý chí thực hiện các quyền trong các giới hạn cho phép của Công ước, có tính đến quyền tự do của các quốc gia khác. Cùng với việc phê chuẩn Công ước Luật biển năm 1982 của Liên hợp quốc, Việt Nam cũng phê chuẩn

một số Công ước biển chuyên ngành về Hàng hải quốc tế IMO, Công ước SOLAS về cứu hộ trên biển, London 01-11-1974, Công ước về mớn nước, Công ước MARPOL ngày 02-11-1973 và phần bổ sung năm 1978 về phòng chống ô nhiễm biển.

Nhìn lại hệ thống các văn bản pháp luật về biển của nước ta trong giai đoạn này, có thể nhận định rằng chúng ta cần tiếp tục nghiên cứu ban hành văn bản luật hoặc pháp lệnh về biển với nội dung toàn diện, điều chỉnh thống nhất các hoạt động bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia trên các vùng biển, đồng thời tạo một khung pháp lý cơ bản cho các hoạt động phát triển kinh tế biển, bảo vệ môi trường biển, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên biển. Bên cạnh đó, vấn đề thực thi pháp luật biển cũng hết sức quan trọng. Thực tế hiện nay, chúng ta đang còn thiếu nhiều quy định bảo đảm thực thi pháp luật trên biển trong đó có vai trò của toà án xét xử các vụ việc liên quan tới biển [10].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật việt nam về bảo vệ chủ quyền biển, đảo trong tiến trình hội nhập quốc tế (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)