Định hướng sửa đổi, bổ sung pháp luật về biển, đảo của Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật việt nam về bảo vệ chủ quyền biển, đảo trong tiến trình hội nhập quốc tế (Trang 95 - 97)

Nam

3.1.1. Xây dựng một đạo luật khung về biển, đảo

Hiện nay, bằng việc quản lý đơn ngành, chúng ta đã có những đạo luật riêng của từng ngành như Luật Dầu khí, Luật Thủy sản, Luật Du lịch, Luật

Bảo vệ môi trường, Luật Khoáng sản, Luật Tài nguyên nước, Luật Đất đai… Tuy nhiên, những đạo luật đơn lẻ này không thể đáp ứng được yêu cầu quản lý tổng hợp về biển. Hơn nữa, muốn xây dựng chính sách quản lý tổng hợp về biển, trước hết chúng ta cần phải xác định các vùng biển của quốc gia. Mặc dù, Tuyên bố ngày 12/07/1977 của Chính phủ về cơ bản đã xác định được các vùng biển của Việt Nam, nhưng Tuyên bố này chỉ là văn bản do cấp Chính phủ ban hành và đã bộc lộ một số hạn chế so với nội dung Công ước quốc tế về Luật biển năm 1982. Hơn nữa, Tuyên bố cũng không đề cập đến vấn đề quản lý các vùng biển Việt Nam. Vì vậy, Việt Nam cần xây dựng một đạo luật để quy định khung pháp lý cho quản lý biển ở mức độ vĩ mô. Đạo luật này sẽ quy định những nguyên tắc quản lý biển; phương hướng xây dựng chính sách biển quốc gia; thành lập cơ quan liên ngành với chức năng xây dựng và thực hiện các kế hoạch quản lý biển.

3.1.2. Xây dựng, sửa đổi, bổ sung các đạo luật chuyên ngành và chính sách đơn ngành chính sách đơn ngành

Việc xây dựng một đạo luật khung về quản lý biển cũng như chính sách biển toàn diện ở tầm quốc gia không đồng nghĩa với việc xem nhẹ vai trò các đạo luật chuyên ngành và chính sách đơn ngành. Cần nhấn mạnh rằng, Luật biển hay chính sách biển quốc gia chỉ là luật và chính sách khung, quy định những vấn đề tổng quát ở tầm vĩ mô. Chính vì vậy, việc xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình quản lý biển phải dựa trên các luật và chính sách chuyên ngành. Vì vậy, cần sửa đổi, bổ sung các đạo luật và chính sách chuyên ngành phù hợp với những định hướng tổng quát ở tầm vĩ mô và những mục tiêu quản lý tổng hợp của chính sách biển quốc gia;

3.1.3. Xây dựng chính sách biển, đảo quốc gia toàn diện, tổng quát

Bao gồm một số vấn đề cơ bản như: xác định mục tiêu; những nguyên tắc cơ bản áp dụng trong quản lý tổng hợp biển. Ví dụ: nguyên tắc phát triển

bền vững, nguyên tắc quản lý tổng hợp, nguyên tắc cẩn trọng... Ngoài ra, chính sách biển cũng phải xác định cụ thể những chủ thể tham gia vào việc quản lý biển; xác định những chương trình quản lý có thể thực hiện v.v.. Điều này sẽ khắc phục được thực trạng quản lý tản mạn, chồng chéo, thiếu tập trung, thống nhất dẫn tới hiệu quả khai thác, bảo vệ biển không cao.

3.1.4. Xác định lộ trình thời gian, kế hoạch chi tiết

Quản lý tổng hợp biển là một vấn đề phức tạp liên quan đến nhiều Bộ, ngành, địa phương. Hơn nữa ở Việt Nam, quản lý tổng hợp biển là một vấn đề tương đối mới mẻ và trong điều kiện nguồn nhân lực, vật lực cho công tác này còn nhiều hạn chế nên chúng ta phải tính toán từng bước thực hiện thích hợp để xây dựng và triển khai những kế hoạch quản lý tương thích với khả năng và mục tiêu chung của các ngành kinh tế biển.

3.1.5. Thành lập cơ chế phối hợp liên ngành quản lý biển, đảo

Cơ quan này bao gồm đại diện của các Bộ, ngành, địa phương liên quan đến quản lý, khai thác biển. Có như vậy mới tranh thủ được nguồn lực tổng hợp; đồng thời, giảm thiểu sự chồng chéo, mâu thuẫn về quyền, lợi ích giữa các Bộ, ngành, các địa phương. Bên cạnh đó, trong xây dựng chính sách biển quốc gia, chúng ta cũng cần phải tính đến sự tham gia rộng rãi của các tầng lớp dân cư, đặc biệt là những cộng đồng dân cư ven biển có quyền, lợi ích trực tiếp liên quan đến biển.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật việt nam về bảo vệ chủ quyền biển, đảo trong tiến trình hội nhập quốc tế (Trang 95 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)