Đấu tranh chống tham nhũng phải gắn chặt với đổi mới kinh tế-xã

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tham nhũng và vấn đề phòng, chống tham nhũng trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay (Trang 62 - 64)

1.3. Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về phòng,chống tham nhũng

1.3.3.1. Đấu tranh chống tham nhũng phải gắn chặt với đổi mới kinh tế-xã

xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân, giữ vững ổn định chính trị, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân.

Đấu tranh chống tham nhũng phải đặt trong bối cảnh đổi mới nền kinh tế thị trường XHCN có sự quản lý của nhà nước. Đồng thời, trong thế giới đa

cực hoá đầy phức tạp như hiện nay , nhiều thế lực thù địch tranh thủ lợi dụng sự mất ổn định chính trị để thực hiện âm mưu phá hoại sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Chính vì vậy, đấu tranh chống tham nhũng phải gắn liền với việc đảm bảo giữ vững, ổn định chính trị, tăng cường đại đoàn kết toàn dân. Đấu tranh chống tham nhũng vừa phải phát hiện và xử lý kịp thời, nghiêm minh tiến tới đẩy lùi tệ nạn tham nhũng, vừa phải bảo đảm sự bình ổn kinh tế, chính trị, xã hội. Trong quá trình đấu tranh chống tham nhũng, các biện pháp phát hiện, xử lý phải được áp dụng một cách lựa chọn và dự liệu được các tình huống phát sinh. Không vì sự tha hoá của một thiểu số người mà để kẻ địch lợi dụng bôi xấu cả chế độ ta, xuyên tạc những lý tưởng mà Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn. Không vì việc xử lý một số kẻ tham nhũng mà gây xáo trộn hay đình trệ hoạt động của các cơ quan Đảng và Nhà nước. Cuộc đấu tranh chống tham nhũng không được làm xấu đi hình ảnh của một nhà nước xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân, mà cuộc đấu tranh đó phải được mục tiêu làm trong sạch bộ máy của Đảng và Nhà nước củng cố niềm tin của nhân dân vào chế độ và tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc.

1.3.3.2. Đấu tranh chống tham nhũng phải gắn liền và phục vụ cho đổi mới hệ thống chính trị, xây dựng Đảng và kiện toàn, tăng cường đoàn kết nội bộ.

Đổi mới Đảng, đổi mới hệ thống chính trị phục vụ cho đổi mới kinh tế đang là yêu cầu bức thiết hiện nay. Để đáp ứng với tình hình mới, đảm bảo hiệu quả trong quản lý nhà nước, bộ máy nhà nước cần nhà nước cần phải có những bước cải cách căn bản. Quá trình cải cách hành chính là quá trình tự hoàn thiện để tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển, đồng thời cũng chính là quá trình làm trong sạch đội ngũ cán bộ, công chức làm việc trong bộ máy đó, khiến cho họ thực sự là những người công bộc trung thành của nhân dân, toàn tâm, toàn ý phục vụ lợi ích chung của đất nước, của dân tộc, dám đấu tranh với những thói hư, tật xấu của tệ quan liêu, tham nhũng, những tư tưởng vị kỷ tư lợi.

Lịch sử đấu tranh giành độc lập dân tộc đã khẳng định vai trò, sứ mệnh lịch sứ mệnh cách mạng của Đảng ta. Ngày nay, trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc chúng ta càng nhận thức rõ vai trò lãnh đạo của Đảng. Đảng là lực lượng lãnh đạo đất nước, là lực lượng đi tiên phong trong mọi thời kỳ của sự nghiệp cách mạng. Cuộc đấu tranh chống tham nhũng cũng là cuộc đấu tranh nhằm loại trừ những khuynh hướng lệch lạc, những tư tưởng thoái hoá biến chất trong hàng ngũ những người cộng sản.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tham nhũng và vấn đề phòng, chống tham nhũng trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)