Ban hành Luật Chống tham nhũng và các văn bản phápluật phục vụ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tham nhũng và vấn đề phòng, chống tham nhũng trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay (Trang 69 - 71)

1.4. Kinh nghiệm quốc tế về phòng,chống tham nhũng

1.4.2.2. Ban hành Luật Chống tham nhũng và các văn bản phápluật phục vụ

phục vụ cho việc phòng, ngừa phát hiện và xử lý tham nhũng.

Luật Chống tham nhũng ở một số quốc gia không phải là một đạo luật độc lập mà là văn bản pháp luật bên cạnh Luật hình sự. Tại những quốc gia này việc ban hành một đạo luật riêng về phòng, chống tham nhũng nhằm tăng cường cơ sở pháp lý cho các cơ quan chức năng, đáp ứng yêu cầu của công tác đấu tranh loại tội phạm này. Trên cơ sở những chế định của Bộ luật Hình sự, Luật Chống tham nhũng quy định rõ hơn, cụ thể hơn các tội phạm về tham nhũng; xác định rõ về vai trò, trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan nhà nước có chức năng phòng, chống tham nhũng; xác định rõ về vai trò, trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan có chức năng chống tham nhũng, bổ sung các hình phạt mang tính nghiêm khắc hơn như Luật chống hôi lộ năm 1988 của Trung Quốc,

Nhiều quốc gia ban hành Luật Chống tham nhũng, Luật Sung công tài sản tham nhũng; Luật Thành lập Cơ quan chống tham nhũng chuyên trách. Các đạo luật này đề ra các quy định về phòng, ngừa tham nhũng, các biện pháp răn đe hoặc quy định rõ chức năng và quyền hạn của cơ quan chuyên trách chống tham nhũng.

Một số nước bên cạnh Bộ luật hình sự với tính chất răn đe, trừng trị, một số nước còn ban hành một số luật chuyên ngành mang tính phòng ngừa chống tham nhũng như : Luật về đạo đức công chức của Mỹ, Luật kê khai tài sản công chức của Singapo…

Dưới đây tắt một số đạo luật chống tham nhũng một số quốc gia.

Singapore ban hành 2 đạo luật là Luật Chống tham nhũng và Luật Sung công tài sản:

– Luật chống tham nhũng năm 1960 là đạo luật hết sức quan trọng phục vụ đắc lực cho các cơ quan chức năng trong công cuộc đấu tranh chống tham nhũng. Cùng với thành lập và hoàn thiện Cơ quan điều tra chống tham nhũng chuyên trách, độc lập, Luật này còn điều chỉnh những vấn đề quan trọng như quyền hạn của Chủ tịch và điều tra viên Cơ quan điều tra tham nhũng; quyền hạn của uỷ viên công tố, của Toà án, trách nhiệm và nghĩa vụ của người cung chứng cứ…

– Luật Sung công tài sản tham nhũng năm 1989, sửa đổi năm 1990 quy định những vấn đề cơ bản sau: Quyết định sung công tài sản tham nhũng; Quyết định cấm định đoạt tài sản và quyết định nộp tiền bảo đảm; phát mại tài sản…

Hàn Quốc ban hành Luật Chống tham nhũng năm 2001 quy định rõ mục đích chống tham nhũng, trách nhiệm của cơ quan nhà nước, trách nhiệm của doanh nghiệp tư nhân, trách nhiệm của công dân, nghĩa vụ của công chức nhà nước trong việc duy trì sự liêm khiết và luật hướng dẫn công chức nhà nước. Cụ thể là cấm và hạn chế công chức nhà nước nhận tiền, quà biếu hay quà tặng khác của người có liên quan đến công việc của công chức đó; cấm và hạn chế công chức nhà nước tham gia các mối nợ tài chính bên ngoài, lợi dụng vị trí của mình để ảnh hưởng những ân huệ…

Trung Quốc ban hành Luật Giám sát hành chính quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan giám sát hành chính Trung Quốc trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng quy định cụ thể.

Luật quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Giám sát hành chính (cơ quan thuộc Chính phủ) và Cơ quan Giám sát hành chính ơ các cấp theo đó khi cơ quan này điều tra các hành vi vi phạm kỷ luật hành chính như tham ô, hối lộ… có quyền kiểm tra số tiền (của các đối tượng có liên quan), đề nghị toà án áp dụng các biện pháp phong toả tài khoản tiền gửi…

Về nguyên tắc giám sát cơ quan này thực hiện việc giám sát chỉ tuân theo pháp luật; coi trọng chứng cứ từ kết quả điều tra; mọi người đều bình đẳng trong chấp hành kỷ luật hành chính…Đối tượng giám sát là các tổ chức, các

cơ quan thuộc Chính phủ và các cấp chính quyền địa phương; cán bộ, công chức Chính phủ bao gồm cả những người được giao nhiệm vụ quản lý các Công ty Nhà nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tham nhũng và vấn đề phòng, chống tham nhũng trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)