1.3. Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về phòng,chống tham nhũng
1.3.3.4. Đấu tranh chống tham nhũng phải kết hợp giữa xây, phòng và chống.
chống. Vừa tích cực phòng ngừa, vừa xử lý nghiêm mọi hành vi tham nhũng.
Đấu tranh chống tham nhũng là một quá trình tự hoàn thiện của bộ máy nhà nước. Chống tham nhũng nhằm tìm ra những kẻ thoái hoá biến chất trong hàng ngũ cán bộ, công chức, vạch ra những hành vi vi phạm để trừng trị là điều hết sức quan trọng, nhưng quan trọng hơn là chúng ta tìm ra được những khiếm khuyết của bộ máy nhà nước, để từ đó đưa ra những giải pháp khắc phục hoàn thiện bộ máy đảm bảo hiệu lực, hiệu quả trong quản lý nhà nước ở các cấp, các ngành.
Để đảm bảo được hiệu quả của đấu tranh chống tham nhũng trong quá trình phát hiện và xử lý những người có hành vi tham nhũng, phải áp dụng kết hợp các biện pháp vừa có tính răn đe, giáo dục và phòng ngừa. Việc kiên quyết xử lý không có nghĩa xử lý thật nặng mà phải có sự kết hợp giữa biện pháp giáo dục chính trị tư tưởng với những biện pháp kỷ luật và pháp luật, để đạt được mục tiêu chính là mọi hành vi vi phạm phải được xử lý kịp thời, nghiêm minh.
Trong quá trình phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng, có thể rút ra những nguyên nhân, điều kiện phát sinh tham nhũng và trên cơ sở đó phải tổng hợp và đúc rút được những biện pháp tích cực để chủ động phòng ngừa. Thực tế cho thấy “phòng bệnh hơn chữa bệnh” và việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa có chọn lọc là phương thức chủ động tích cực trong đấu tranh chống tham nhũng, trong đó: giám sát, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán được coi
là phương thức chủ động tích cực nhất để đấu tranh chống những biểu hiện tham nhũng và phòng ngừa nguy cơ lan tràn tệ tham nhũng.