Một số vấn đề lý luận về Thi hành pháp luật Bảo hiểm y tế

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thực trạng thi hành pháp luật bảo hiểm y tế bắt buộc ở Việt Nam (Trang 26 - 28)

7. Kết cấu của luận văn

1.3. Một số vấn đề lý luận về Thi hành pháp luật Bảo hiểm y tế

1.3.1. Khái niệm

Hiện nay, trên diễn đàn khoa học pháp lí, khái niệm "thi hành pháp luật" được hiểu khác nhau: "thi hành pháp luật" là một trong những hình thức thực hiện pháp luật, trong đó chủ thể pháp luật thực hiện nghĩa vụ pháp lí bằng hành vi tích cực của mình (trong trường hợp này "thi hành pháp luật" đồng nghĩa với "chấp hành pháp luật" và ngoài thi hành pháp luật còn có các hình thức thực hiện pháp luật khác là tuân thủ pháp luật - chủ thể pháp luật tự kiềm chế mình để không thực hiện hành vi mà pháp luật cấm; sử dụng pháp luật - chủ thể pháp luật sử dụng quyền pháp lí và áp dụng pháp luật - cá nhân có thẩm quyền hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền vận dụng các quy phạm pháp luật hiện hành cho từng trường hợp cụ thể, đối với cá nhân và tổ chức cụ

thể); "thi hành pháp luật" là những hoạt động của các cá nhân, tổ chức nhằm đưa pháp luật vào cuộc sống và trong trường hợp này nó đồng nghĩa với khái niệm "thực hiện pháp luật" (bao gồm bốn hình thức như đã nêu ở trên). Thậm chí có người còn mở rộng khái niệm "thi hành pháp luật" bằng việc đưa vào đó cả hoạt động "lập quy" của Chính phủ và các cơ quan của Chính phủ.

Theo PGS.TS Nguyễn Văn Động, nên đồng thời hiểu khái niệm "thi hành pháp luật" theo hai nghĩa - nghĩa hẹp và nghĩa rộng. Theo nghĩa hẹp, "thi hành pháp luật" chính là chấp hành pháp luật - hình thức thực hiện pháp luật; còn theo nghĩa rộng, "thi hành pháp luật" là "thực hiện pháp luật", tức là những hoạt động của cá nhân, tổ chức nhằm trực tiếp đưa pháp luật vào cuộc sống để tạo ra những giá trị vật chất và giá trị tinh thần cho xã hội.

Việc đồng thời hiểu khái niệm "thi hành pháp luật" theo hai nghĩa như trình bày ở trên có ý nghĩa lí luận và thực tiễn nhất định. Đối với lí luận, nó giúp chúng ta nhận thức khái niệm "thi hành pháp luật" một cách đầy đủ và toàn diện hơn theo cả bề rộng và chiều sâu, từ cấp độ thấp đến cấp độ cao và trong mối quan hệ giữa "cái riêng" và "cái chung".

Đối với thực tiễn, nó tạo thuận lợi cho việc đánh giá hiệu quả và đo lường mức độ hiệu quả của từng hình thức thực hiện pháp luật và toàn bộ hoạt động thực hiện pháp luật, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp có tính khả thi cao về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật ở nước ta hiện nay.

Trên cơ sở những nghiên cứu về khái niệm “thi hành pháp luật” có thể hiểu “thi hành pháp luật BHYT” là một trong các hình thức thực hiện pháp luật BHYT, là hoạt động của cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình một cách tích cực khi tham gia các quan hệ pháp luật về bảo hiểm y tế và chủ động thực hiện những gì mà pháp luật BHYT quy định phải làm.

1.3.2. Nguyên tắc

Nguyên tắc thi hành pháp luật BHYT là những quan điểm thống nhất, xuyên suốt trong quá trình thi hành pháp luật BHYT.

Nguyên tắc thứ nhất, mọi cá nhân, tổ chức đều có nghĩa vụ tham gia BHYT. Theo quy định của Luật BHYT sửa đổi, BHYT là hình thức bảo hiểm bắt buộc. Vì vậy, nguyên tắc thể hiện quan điểm thống nhất của Đảng và Nhà nước về chính sách BHYT.

Nguyên tắc thứ hai, mọi cá nhân, tổ chức thực hiện nghĩa vụ BHYT một cách tích cực. Nguyên tắc này thể hiện rõ bản chất của thi hành pháp luật BHYT tức là mọi người phải thực hiện nghĩa vụ của mình một cách chủ động, tích cực những điều mà pháp luật quy định. Ví dụ: tham gia BHYT đầy đủ…

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thực trạng thi hành pháp luật bảo hiểm y tế bắt buộc ở Việt Nam (Trang 26 - 28)