CHƯƠNG 3 CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN ODA CỦA NHẬT BẢN TẠI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu hiệu quả sử dụng vốn oda của nhật bản tại việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 71 - 101)

3.1. Phương hướng vận động ODA của Việt Nam trong thời kỳ 2006-2010

3.1.1. Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2006-2010

Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2006-2020 có vị trí rất quan trọng: là thời kỳ kế hoạch 5 năm cuối cùng thực hiện chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm ( 2001-2010).

Mục tiêu tổng quát của kế hoạch là: “ đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Nguồn lực con người, năng lực khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế, quốc phòng, an ninh được tăng cường, thế chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được hình thành về cơ bản, vị thế của nước ta trên trường quốc tế được nâng cao”.

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, Hội nghị năm nay diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn và thách thức do những tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế-tài chính toàn cầu. Vì vậy, thông qua những trao đổi thẳng thắn tại Hội nghị, Thủ tướng hy vọng cộng đồng các nhà tài trợ sẽ tiếp tục ủng hộ Việt Nam thực hiện công cuộc phát triển kinh tế bền vững đồng thời tái khẳng định, chính phủ và nhân dân Việt Nam luôn trân trọng từng đồng vốn viện trợ ODA và bảo đảm thực hiện các cam kết với trách nhiệm cao cũng như sử dụng có hiệu quả nguồn vốn này. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết năm nay, mặc dù phải đối mặt với không ít khó khăn, nhưng nền kinh tế Việt Nam vẫn đạt được những thành tựu đáng kể, trong dó duy trì được nhịp độ tăng trường kinh tế và giảm đói nghèo.

Dự kiến, năm 2008, Việt Nam vẫn đạt mức tăng trưởng kinh tế khá cao, vào khoảng 6,7% với cơ cấu kinh tế vĩ mô cơ bản được ổn định. Các lĩnh vực cải cách

hành chính, cải thiện cơ sở hạ tầng, an sinh xã hội được bảo đảm; tỷ lệ hộ nghèo giảm 1% (còn 13%)... Lạm phát đã được kiềm chế, xuất khẩu 11 tháng tăng hơn 34% so với cùng kỳ năm trước; nhập siêu giảm mạnh; đầu tư nước ngoài tăng cao, vốn đăng kỳ đạt trên 60 tỷ USD, là mức cao nhất từ trước tới nay.

Đạt được những thành tựu quan trọng như vậy, Thủ tướng cho rằng ngoài sự nỗ lực phấn đấu của nội tại nền kinh tế, có sự ủng hộ rất to lớn từ cộng đồng các nhà tài trợ, trong đó nguồn vốn ODA là hết sức quan trọng. Trong 15 năm qua, kể từ năm 1993 đến nay, thông qua nguồn vốn ODA, các nhà tài trợ quốc tế đã tài trợ cho Việt Nam hơn 34 tỷ USD; trong đó số vốn đã giải ngân được là trên 22 tỷ USD.

Trong bài phát biểu tại Hội nghị, bà Fiona Louise Lappin, Trưởng đại diện của Bộ Phát triển Quốc tế Anh tại Việt Nam và là trưởng đoàn đại biểu Anh quốc cũng hoan nghênh chính phủ Việt Nam tiếp tục đặt mục tiêu giảm nghèo làm trọng tâm trong các chính sách kinh tế xã hội của mình và duy trì các khoản chi ngân sách cho lĩnh vực xã hội trong năm 2009. “Chúng tôi đánh giá cao các nỗ lực của chính phủ trong việc đưa ra các sáng kiến mới, đối phó với các hình thức nghèo mới và Vương quốc Anh cam kết ủng hộ mạnh mẽ các nỗ lực này nhằm đảm bảo rằng cuộc chiến chống đói nghèo vẫn tiếp tục và những thành tựu đang có được bảo vệ,” bà Louise Lappin nói.

3.1.2. Phương hướng vận động ODA của Việt Nam trong thời kỳ 2006-2010

Để đáp ứng nhu cầu phát triển nhanh và bền vững trong thời kỳ 5 năm 2006- 2010, chính phủ Việt Nam tiếp tục chủ trương huy động mọi nguồn vốn trong dó nguồn vốn trong nước có tính quyết định, nguồn vốn ODA tiếp tục giữ vị trí quan trọng.Trên đại thể, việc sử dụng ODA sẽ được định hướng:

Phát triển nông nghiệp và nông thôn gắn với xoá đói giảm nghèo, góp phần vào thực hiện chương trình CPRGS và các chương trình xoá đói giảm nghèo khác. Trong lĩnh vực này, cần ưu tiên sử dụng ODA cho các chương trình, dự án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển các ngành nghề để tăng thu nhập cho người dân; phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn ( hệ thống thuỷ lợi, lưới điện nông thôn, thông tin liên lạc, giao thông nông thôn, cấp nước sinh hoạt, trường học, trạm xá...) để hỗ trợ sản xuất, ổn định, cải thiện đời sống nhân dân; tranh thủ các nguồn vốn ODA để trồng mới, chăm sóc và bảo vệ rừng, phát triển các khu bảo tồn thiên nhiên, góp phần cải thiện môi trường sinh hoạt và giảm nhẹ hậu quả thiên tai.

Đối với hạ tầng kinh tế, cần ưu tiên sử dụng ODA cho giao thông vận tải, cải thiện các điều kiện cấp thoát nước và vệ sinh môi trường tại các khu đô thị và khu công nghiệp, phát triển các hệ thống thuỷ lợi và hệ thống phân phối điện, nhất là ở các khu vực nông thôn và miền núi.

Trong thời gian còn lại của kế hoạch, cần tranh thủ ODA để hoàn thiện hệ thống các đường quốc lộ huyết mạch, các cầu đường bộ trong cả nước, phát triển các tuyến đường trong khuôn khổ hợp tác tiểu vùng sông Mêkong mở rộng; hỗ trợ ngành đường sắt để nâng cao năng lực chạy tàu, tăng cường an toàn và cải thiện chất lượng dịch vụ, đầu tư cải tạo và xây dựng mới một số sân bay quốc tế, cải thiện vận tải đường sông trên một số tuyến chính, phát triển một số cảng biển nước sâu, nhất là ở phía Nam.

Sử dụng ODA để phát triển hệ thống thuỷ lợi 3 miền, xây dựng đê điều, kể cả đê biển, góp phần phát triển sản xuất, giảm nhẹ thiên tai.

Trong lĩnh vực năng lượng, vốn ODA sử dụng để hỗ trợ phát triển hệ thống đường dây, trạm biến thế, lưới điện phân phối, chú trọng lưới điện nông thôn, miền núi, vùng đồng bào dân tộc, coi trọng nguồn năng lượng sạch ( gió, mặt trời, địa nhiệt) để hỗ trợ năng lượng cho các vùng sâu, vùng xa, hải đảo.

Đối với hạ tầng xã hội, ngoài việc sử dụng ODA để tăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở tất cả các cấp, cần sử dụng ODA, kể cả ODA vốn vay, để đầu tư xây dựng hoàn chỉnh và đồng bộ một số trường đại học tại 3 miền Bắc, Trung, Nam. Ưu tiên kêu gọi nguồn ODA để tăng cường trang thiết bị cho các tuyến tỉnh, hỗ trợ thực hiện các chương trình quốc gia như tiêm chủng mở rộng, chương trình phòng chống sốt rét, chương trình phòng chống HIV/AIDS, chương trình dân số và phát triển....

Định hướng ODA hỗ trợ thực hiện chương trình nghị sự 21 về phát triển bền vững, nhất là các dự án góp phần giải quyết một số vấn đề môi trường bức xúc như : xử lý rác thải tại các đô thị, cấp thoát nước và xử lý nước thải.

Tranh thủ nguồn vốn ODA để tăng cường năng lực con người, chú trọng ở cấp cơ sở, tập trung vốn Oda nâng cao năng lực các trường dạy nghề, qua đó cải thiện chất lượng đội ngũ công nhân kỹ thuật, cung cấp cho khu vực kinh tế tư nhân, đẩy mạnh chuỷen giao công nghệ và kinh nghiệm quản lý, phát triển thể chế, nhất là cải cách

hành chính, xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, trong đó ưu tiên giáo dục và thực thi pháp luât.

Có thể sử dụng ODA cho một số chương trình dự án phát triển công nghiệp, có khả năng hoàn trả vốn cao, tạo ra công ăn việc làm, góp phần xoá đói giảm nghèo. Tuy nhiên cần phải được cân nhắc kỹ nếu sử dụng ODA cho các dự án sản xuất kinh doanh, quy định và thủ tục ODA thường kéo dài, làm mất cơ hội đầu tư. Hơn nữa, nhiều nhà tài trợ cung cấp ODA có ràng buộc làm cho giá công trình cao, làm ảnh hưởng tới hiệu quả dự án và khả năng trả nợ vốn vay.

3.2. Nguyên tắc đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ODA

Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ODA là một công việc phức tạp, có những chỉ tiêu có thể định lượng được những cũng có những chỉ tiêu chỉ có thể định tính được. Khi đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ODA phải xem xét một cách toàn diện. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ODA phải kết hợp phân tích định tính và định lượng; kêt shợp nhiều chỉ tiêu, cả chỉ tiêu tài chính và chỉ tiêu kinh tế-xã hội trong đó cần đặc biệt chú ý tới các chỉ tiêu kinh tế-xã hội là mục đích chính của nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức này. Một vấn đề nữa là thông tin đánh giá phải được lấy từ những nguồn tin cậy ,phản ánh đúng và chính xác ảnh hưởng của nguồn vốn này. Quy chế Quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức được ban hành kèm theo Nghị định số 17/2001/NĐ-CP ngày 04/05/2001 của chính phủ đã quy định: - Nguyên tắc 1: Thường xuyên và định kỳ cập nhật tình hình thực hiện chương trình, dự án.

Theo dõi, đánh giá hiệu quả là hoạt động thường xuyên nên nhất thiết tình hình thực hiện các chương trình, dự án phải được cập nhật liên tục và định kỳ để đảm bảo theo dõi và đánh giá chính xác tiến trình thực hiện cũng như hiệu quả sử dụng nguồn vốn.

- Nguyên tắc 2: Phân tích kết quả để tìm giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng

Mục đích của công tác đánh giá là phân tích các kết quả đạt được trên thực tế so với các mục tiêu đã đề ra như quy định trong văn kiện chương trình, dự án đã

được cấp có thẩm quyền phê duyệt, đồng thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc ( đã xảy ra hoặc tiềm ẩn) nhằm tìm ra biện pháp nhằm khắc phục hoặc ngăn ngừa có hiệu quả những hạn chế, yếu kém làm giảm hiệu quả sử dụng vốn.

- Nguyên tắc 3: Đánh giá phải thực hiện liên tục và toàn diện

Đánh giá ban đầu ngay từ khi bắt đầu thực hiện để xem xét tình hình thực tế của chương trình, dự án so với văn kiện được phê duyệt để có những biện pháp xử lý ngay từ khâu thiết kế kỹ thuật và kế hoạch thực hiện chi tiết; Đánh giá giữa kỳ nhằm xem xét quá trình thực hiện từ khi bắt đầu và đề xuất các điều chỉnh cần thiết; Đánh giá kết thúc dự án nhằm xem xét các kết quả đạt được và tổng kết toàn bộ quá trình thực hiện, rút ra các kinh nghiệm cần thiết; Đánh giá hoạt động nhằm làm rõ hiệu quả , tính bền vững và tác động kinh tế-xã hội của chương trình, dự án so với mục tiêu đặt ra ban đầu.

- Nguyên tắc 4: Cần có sự phối hợp giữa các Bộ, ngành và các cơ quan có liên quan trong việc thiết lập và vận hành hệ thống thông tin theo dõi và đánh giá hiệu quả.

Để theo dõi và đánh giá được đầy đủ và toàn diện cần có một hệ thống thông tin theo dõi và đánh giá hiệu quả. Hệ thống này không một cơ quan riêng rẽ nào có thể thực hiện được mà cần có một sự phối hợp giữa các Ban quản lý dự án, chủ dự án , cơ quan chủ quản, Bộ kế hoạch và đầu tư, Bộ Tài chính và các Bộ quản lý ngành, địa phương, Tổng cục thống kê... Trong trường hợp cần thiết có thể thuê tư vấn độc lập đánh giá. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nguyên tắc 5: Công tác báo cáo phải được thực hiện đầy đủ, đúng định kỳ quy định

Trong quá trình thực hiện chương trình, dự án ODA, Ban quản lý dự án phải xây dựng và gửi các báo cáo tháng, báo cáo quý, báo cáo năm cũng như báo cáo kết thúc cho Chủ đầu tư, Cơ quan chủ quản, Bộ kế hoạch và Đầu tư, Bộ tài chính, cơ quan cấp tỉnh liên quan và Nhà tài trợ. Hàng quý, Cơ quan chủ quản phải lập báo cáo tổng hợp về kết quả vận động ODA, báo cáo đánh giá tình hình thực hiện chương trình, dự án ODA thuộc thẩm quyền quản lý và gửi Bộ kế hoạch và Đầu tư,

Bộ tài chính, Sau đó, Bộ kế hoạch và Đầu tư sẽ lập báo cáo tổng hợp 6 tháng và báo cáo năm về tình hình thu hút và sử dụng ODA trong cả nước trình Chính phủ.

Các nguyên tắc rõ ràng này đã định hướng công tác đánh giá của Việt Nam trong thời gian tới. Công tác này sẽ là công tác đánh giá tổng hợp giữa mục tiêu ( cả về kỹ thuật và tài chính) và tác động kinh tế-xã hội được tiến hành thường xuyên với sự phối hợp của tất cả các cơ quan có liên quan trên cơ sở một hệ thống theo dõi và đánh giá thống nhất.

3.3. Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA của Nhật Bản ở Việt Nam

3.3.1. Hoàn thiện chiến lược thu hút và sử dụng ODA

Để có thể tiếp nhận nguồn vốn ODA từ Nhật Bản cũng như các nhà tài trợ song phương và đa phương khác và sử dụng có hiệu quả cao mà không bị các nhà tài trợ chi phối thì việc hoàn thiện một chiến lược thu hút và sử dụng ODA cụ thể là vô cùng quan trọng.

Trên cơ sở các nghị quyết mà các đại hội Đảng đã đề ra và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước ta trong giai đoạn tới, cần đề ra một chiến lược thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA và không ngừng hoàn thiện chiến lược đó. Chíên lược này cần tập trung vào việc sử dụng ODA với những mục tiêu phát triển rõ ràng, xác định các ưu tiên, các chiến lược cho các ngành, các cấp. Chiến lược này cần đề ra những định hướng vận động và những hành động cụ thể để thu hút sự quan tâm của Nhật Bản, đồng thời cũng cần sắp xếp các lĩnh vực có những đặc điểm mà Nhật Bản có thể phát huy được những thế mạnh vốn có của mình.

Ngoài ra, khi hoạch định chiến lược thu hút và sử dụng ODA cũng cần phải phối hợp thống nhất với các chiến lược trong lĩnh vực thương mại và FDI.

3.3.2. Nâng cao chất lượng công tác lập danh mục dự án kêu gọi đầu tư

Trước tiên, các ngành và địa phương, các đơn vị có nhu cầu vốn ODA của Nhật Bản cần nghiên cứu kĩ những chính sách ưu tiên, các vấn đề, các lĩnh vực được ưu tiên trong các chương trình viện trợ của Nhật Bản cho Việt Nam cũng như quy chế quản lý và sử dụng vốn ODA cho chính phủ Việt Nam để có những đề xuất xin cấp viện trợ phù hợp với nhu cầu của ngành, địa phương, đơn vị mình và trình chính phủ.

Trên cơ sở đó, chính phủ sẽ phải lực chọn ra danh mục các dự án ưu tiên. Sự lựa chọn các dự án này phải xuất phát từ lợi ích kinh tế- xã hội chung của đất nước cũng như phải gắn với quy hoạch tổng thể phát triển ngành, vùng lãnh thổ, đồng thời cũng phải chú ý tới hiệu quả đầu tư phát triển do các chương trình, các dự án này mang lại cho đất nước và phải kiên trì đàm phán thuyết phục phía Nhật Bản. Như đã nhấn mạnh ở trên, trong chương trình viện trợ mới của mình , Nhật Bản cũng đã khẳng định sẽ tăng thêm tính chủ động và sẽ lắng nghe ý kiến từ phía Việt nam, nên Việt Nam ta phải tận dụng triệt để cơ hội này.

3.3.3. Đa phương hoá các phương thức vận động ODA

Danh mục các chương trình, dự án sử dụng ODA được thủ tướng chính phủ phê duyệt là cơ sở để triển khai vận động trong từng thời kỳ, từng năm. Vận động ODA là công tác phức tạp đòi hỏi chúng ta ngoài việc nắm rõ các chủ trương thu hút và sử dụng ODA của Đảng và nhà nước, các định hướng phát triển kinh tế- xã

Một phần của tài liệu hiệu quả sử dụng vốn oda của nhật bản tại việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 71 - 101)