2.1. Khái quát về ODA của Nhật Bản
2.1.1. Định hướng- Chiến lược ODA của Nhật Bản
Chính phủ Nhật Bản thông qua bản Hiến chương ODA lần đầu tiên vào tháng 6 năm 1992, và bản Hiến chương đó đã trở thành nền tảng cho các chính sách về viện trợ của Nhật Bản trong gần 20 năm. Hiện nay, các vấn đề như: phát triển bền vững, xoá đói giảm nghèo, củng cố hoà bình và khái niệm “ những mục tiêu phát triển thiên niên kỉ” hiện đang là các vấn đề trụ cột trong các cuộc hội nghị cấp cao của Liên Hợp Quốc, đồng thời cũng là những nội dung thảo luận chính trong các cuộc hội thảo quốc tế về ODA. Trong khi đó, ở trong nước, nhu cầu nâng cao tính linh hoạt, công khai minh bạch và tính hiệu quả của ODA trong công chúng Nhật Bản ngày càng lớn.
Để việc thực thi ODA có hiệu quả thì cần phải xem xét đến cả tình trạng kinh tế tài chính trong nước cũng như cần phải chú trọng tới các quan điểm của người dân. Kể từ năm 2002, Bộ Ngoại giao Nhật Bản đã tiến hành những biện pháp cụ thể để cải cách ODA dựa trên các mục tiêu trọng điểm là đảm bảo tính công khai, minh bạch, nâng cao tính hiệu quả, và đẩy mạnh sự tham gia của công chúng.
2.1.1.1. Mục tiêu ODA
Mục tiêu ODA của Nhật Bản là đóng góp vào nền hoà bình và phát triển của cộng đồng quốc tế, và thông qua đó đảm bảo an ninh và sự phát triển thịnh vượng của chính Nhật Bản.
Nhật Bản là quốc gia đầu tiên ở châu Á trở thành nước phát triển. Nhật Bản đã chủ động sử dụng ODA để hỗ trợ cho sự phát triển về cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội, phát triển nguồn nhân lực và hỗ trợ cho việc xây dựng thể chế ở các nước đang phát triển. Thông qua đó , Nhật Bản cũng đóng góp đáng kể cho sự phát triển kinh tế-xã hội của các nước đang phát triển, nhất là các nước Đông Á.
Ngăn chặn xung đột, khủng bố , cùng với những nỗ lực xây dựng hoà bình, thúc đẩy tiến trình dân chủ hoá và bảo vệ nhân quyền đã trở thành những vấn đề có tầm quan trọng to lớn đối với sự ổn định và phát triển của tất cả các nước trên thế giới. Nhật Bàn là một trong những quốc gia hàng đầu thế giới, quyết tâm thông qua ODA giải quyết những vấn đề đó. Thông qua đó, Nhật Bản muốn đẩy mạnh quan hệ hợp tác thân thiện với các nước khác đồng thời nâng cao vị thế của Nhật Bản trên trường quốc tế. Việc Nhật Bản theo đuổi nền hoà bình và việc tuyên bố mục tiêu đó cả trong nước và trên thế giới kà một đối sách phù hợp của quốc gia này để dành được sự đồng tình và ủng hộ của quốc tế. Chính vì vậy, trong những năm tới, ODA của Nhật Bản sẽ đóng vai trò hết sức quan trọng.
2.1.1.2. Những chính sách cơ bản về ODA
Để đạt được những mục tiêu nêu trên thì Nhật Bản đã đề ra những chính sách cơ bản sau:
a. Hỗ trợ cho tinh thần tự lực của các nước đang phát triển
Hỗ trợ cho tinh thần tự lực của các nước đang phát triển là chính sách ODA quan trọng nhất của Nhật. Để hỗ trợ các nước đang phát triển, Nhật Bản sẽ đẩy mạnh hợp tác phát triển nguồn nhân lực, xây dựng thể chế bao gồm cả việc xây dựng hệ thống pháp luật, và xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế- xã hội. Đó chính là những nhân tố cơ bản cho sự phát triển ở những quốc gia này. Nhật Bản khẳng định luôn tôn trọng và dành ưu tiên cho các chiến lược phát triển riêng của những quốc gia này. Thông qua việc thực thi chính sách này, Nhật Bản sẽ dành ưu tiên viện trợ để các nước đang phát triển có thể chủ động theo đuổi hoa bình, đẩy mạnh tiến trình dân chủ hoá, bảo vệ nhân quyền cũng như có thể tiến hành những cải cách kinh tế- xã hội.
b. Tăng cường an ninh, an toàn cho con người
Để có thể giải quyết được các mối đe doạ trực tiếp đến các cá nhân như các xung đột, thảm hoạ, bệnh tật truyền nhiễm , thì không phải chỉ cân nhắc đến viễn cảnh toàn cầu, khu vực hay quốc gia mà cũng cần phải tính đến sự an toàn của các cá nhân. Theo đó, Nhật Bản cũng sẽ mở rộng thông qua phát triển nguồn nhân lực.
Đồng thời Nhật Bản cũng sẽ mở rộng viện trợ cho việc bảo vệ và trao quyền hợp pháp cho mỗi cá nhân để đảm bảo giá trị con người được duy tri cả trong giai đoạn xung đột cũng như trong giai đoạn tái thiết và phát triển.
c. Đảm bảo sự công bằng
Khi xây dựng và thực thi các chính sách viện trợ, Nhật Bản sẽ từng bước đảm bảo sự công bằng. Để đạt được điều đó thì Nhật Bản sẽ có những quan tâm thích đáng đến những vấn đề xã hội có tính nhạy cảm, đến khoảng cách giữa nước giàu với nước nghèo, hay khoảng cách giữa các khu vực khác nhau ở các nước đang phát triển.
Thêm vào đó, Nhật cũng sẽ chú trọng tới các nhân tố tác động đến môi trường và xã hội ở các nước đang phát triển trong quá trình triển khai ODA.
d. Tận dụng kinh nghiệm và chuyên môn
Nhật Bản sẽ tận dụng các kinh nghiệm phát triển kinh tế-xã hội cũng như các kinh nghiệm hợp tác của mình khi tiến hành viện trợ cho các nước đang phát triển trên cơ sở xem xét đầy đủ đến các chiến lược phát triển cũng như nhu cầu về viện trợ của các nước đang phát triển. Đồng thời Nhật Bản cũng sẽ tận dụng các tiến bộ về công nghệ, chuyên môn, nhân lực và thể chế của mình. Việc thực thi ODA của Nhật Bản sẽ phù hợp với các chính sách cơ bản của Nhật để đảm bảo cho các chính sách này có sự gắn kết với nhau và có sự liên hệ chặt chẽ đến quá trình phát triển kinh tế-xã hội.
e. Hợp tác với cộng đồng quốc tế
Cộng đồng quốc tế ngày nay đang cùng nhau chia sẻ rất nhiều mục tiêu và chiến lược phát triển chung , và các nhà tài trợ cũng đang ngày càng đẩy mạnh hợp tác trong các hoạt động viện trợ của mình.Nhật Bản sẽ tham gia vào tiến trình đó và sẽ cố gắng đạt được vai trò chủ đạo. Song song với các nỗ lực đó, Nhật Bản cũng sẽ đẩy mạnh hợp tác với tổ chức Liên hợp quốc, các tổ chức tài chính quốc tế, các nhà tài trợ khác, các tổ chức phi chính phủ, và các doanh nghiệp tư nhân… Đặc biệt, Nhật Bản sẽ đẩy mạnh hợp tác với các tổ chức quốc tế có trình độ chuyên môn và
trung lập về chính trị, đồng thời cố gắng đảm bảo cho các chính sách của Nhật Bản sẽ phù hợp với các chính sách chung của tổ chức này.
2.1.1.3. Các vấn đề ưu tiên
Phù hợp với những mục tiêu và chính sách đã đề cập ở trên, ODA của Nhật Bản ưu tiên vào những lĩnh vực sau đây:
a. Xoá đói giảm nghèo
Xoá đói giảm nghèo là mục tiêu hàng đầu của toàn thể cộng đồng quốc tế. Đó cũng là một trong những nhân tố cần thiết loại bỏ khủng bố và các nguyên nhân gây ra bất ổn trên thế giới. Do đó, Nhật Bản sẽ dành ưu tiên cung cấp viện trợ cho các lĩnh vực như : giáo dục, y tế và sức khoẻ, nước sạch, cải thiện điều kiện vệ sinh, phát triển nông nghiệp và phát triển nguồn nhân lực ở các nước đang phát triển. Đồng thời, Nhật Bản cũng sẽ hỗ trợ các nước này nâng cao chất lượng cuộc sống, giảm tỷ lệ thất nghiệp và đạt được sự phát triển kinh tế bền vững.
b. Phát triển bền vững
Để thúc đẩy thương mại, đầu tư ở các nước đang phát triển, cũng như hỗ trợ cho sự phát triển bền vững ở các nước này, Nhật Bản sẽ ưu tiên dành viện trợ cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội, hoạch định chính sách, cũng như phát triển nguồn nhân lực ở các nước này. Viện trợ của Nhật Bản sẽ tập trung vào: hợp tác trong lĩnh vực thương mạin và đầu tư bao gồm việc bảo vệ thích đáng quyển sở hữu trí tuệ, hợp tác trong lĩnh vực công nghệ thông tin, trao đổi sinh viên, hợp tác nghiên cứu.
Có thể thấy rõ, thương mại và đầu tư có ảnh hưởng to lớn đến quá trình phát triển ở các nước nhận viện trợ, nên Nhật Bản sẽ nỗ lực để đảm bảo cho ODA và thương mại, đầu tư có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, cùng thúc đẩy kinh tế ở các nước đang phát triển đó. Để làm được như vậy, Nhật Bản sẽ đẩy mạnh mối liên hệ của dòng vốn ODA với các luồng tài chính khác cũng như đẩy mạnh hợp tác với khu vực kinh tế tư nhân, tận dụng triệt để sức mạnh và tài chính của khu vực kinh tế này.
c. Những vấn đề có tính toàn cầu
Giải quyết các vấn đề có tính toàn cầu như việc trái đất đang ấm dần lên và các vấn đề về môi trường, bệnh tật truyền nhiễm, dân số, lương thực, thảm hoạ tự nhiên, khủng bố, tội phạm quốc tế… là những vấn đề cần phải được cả cộng đồng quốc tế cùng nhau quan tâm và giải quyết. Nhật Bản sẽ thông qua ODA giải quyết các vấn đề đó và sẽ đóng vai trò chủ động trong việc tạo ra những chuẩn mực quốc tế.
d. Xây dựng hoà bình
Để ngăn chặn xung đột diễn ra ở các nước đang phát triển thì điều quan trọng là phải giải quyết được những nguyên nhân dẫn đến xung đột. Do đó, Nhật Bản sẽ thông qua ODA giải quyết những vấn đề đói nghèo và xoá bỏ bất đồng. Ngoài những khoản viện trợ cả song phương và đa phương để xây dựng hoà bình tuỳ theo tình thế yêu cầu bao gồm các khoản viện trợ để kết thúc các cuộc xung đột, viện trợ để củng cố hoà bình và tái thiết lại đất nước.
2.1.1.4. Các khu vực ưu tiên
Trên cơ sở xem xét đến những mục tiêu đã đề cập trên, thì khu vực châu Á, một khu vực có mối quan hệ gần gũi, thân thiết với Nhật Bản và có thể có những tác động hết sức to lớn đến sự ổn định và phát triển thịnh vượng của Nhật Bản, sẽ được xem là khu vực ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên, Nhật Bản sẽ xem xét viện trợ cho các nước châu Á một cách chiến lược, trên cơ sơ cân nhắc đầy đủ đến những sự đa dạng về điều kiện kinh tế-xã hội của các nước này và Nhật Bản sẽ có những thay đổi sao cho phù hợp với từng nhu cầu riêng về viện trợ của từng quốc gia.
Trong đó, Nhật Bản sẽ dành ưu tiên đặc biệt cho khu vực Đông Á, cụ thể là các nước ASEAN, những nước có nền kinh tế đang ngày càng mở rộng và có mối quan hệ kinh tế phụ thuộc lẫn nhau. Trong các năm gần đây, khu vực này đang nỗ lực nâng cao tính cạnh tranh bằng việc duy trì phát triển kinh tế và đẩy mạnh quá trình hội nhập. Nhật Bản muốn thông qua ODA đẩy mạnh mối quan hệ và xoá bỏ những bất đồng với các nước trong khu vực này.
Đồng thời , Nhật Bản cũng sẽ dành những quan tâm thích đáng cho khu vực Nam Á. Viện trợ của Nhật Bản sẽ được sử dụng để thúc đẩy quá trình dân chủ và quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường của các nước trong khu vực.
Nhật Bản cũng sẽ cung cấp viện trợ cho các khu vực khác trên cơ sở phù hợp với các mục tiêu, chính sách và vấn đề ưu tiên đã đề cập trong Hiến chương về ODA của mình, và sẽ xem xét đến những nhu cầu cũng như thực trạng phát triển của từng khu vực.
Khu vực châu Phi, khu vực có rất nhiều các nước kém phát triển và thường xuyên xảy ra xung đột, cũng như phải đối mặt với rất nhiều các vấn đề trầm trọng về phát triển, sẽ nhận được ưu tiên viện trợ từ Nhật Bản để giải quyết các vấn đề đó. Khu vực Trung Đông là khu vực có vai trò quan trọng đối với nền hoà bình và ổn định của cả cộng đồng quốc tế. Ở khu vực này đang tiềm tàng những vấn đề hết sức bất ổn. Nhật Bản sẽ cung cấp viện trợ để củng cố hoà bình và ổn định cho khu vực này.
Ngoài ra còn phải kể đến khu vực Mỹ-Latinh với rất nhiều các quốc gia phát triển tương đối tốt nhưng đồng thời cũng là những đảo quốc có nền kinh tế dễ bị tổn thương. Trên cơ sở xem xét đến những bất đồng diễn ra giữa các nước trong khu vực và trong từng nước, Nhật Bản sẽ đẩy mạnh những hợp tác cần thiết.
2.2. Tình hình thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA của Nhật Bản tại Việt Nam giai đoạn 1993-2008
Cộng đồng tài trợ quốc tế chính thức tái thiết lập quan hệ viện trợ với Việt Nam từ năm 1993 với mốc đánh dấu là Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ dành cho Việt Nam (CG) họp tại Pa-ri tháng 11/1993. Kể từ đó đến nay đã có 15 Hội nghị CG được tổ chức. Đến nay đã có 28 nhà tài trợ song phương, 23 nhà tài trợ đa phương và 350 tổ chức chính phủ với khoảng 1 500 chương trình, dự án dành cho Việt Nam. Đứng đầu trong các nhà tài trợ trên là Nhật Bản, Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển Châu Á, chiếm 70-80% tổng nguồn vốn ODA hàng năm mà các nhà tài trợ dành cho Việt Nam.Là một trong những nhà tài trợ ODA lớn nhất của Việt Nam trong những năm qua, Nhật Bản luôn dành cho Việt Nam những sự
quan tâm đặc biệt. Tuy nhiên vấn đề đáng lo hiện nay là việc sử dụng nguồn vốn ODA này của Nhật Bản liệu có hiệu quả? Trước tiên chúng ta phải có cái nhìn tổng thể về tình hình thu hút và sử dụng ODA của Nhật Bản như thế nào.
2.2.1.Tình hình cam kết và ký kết các khoản vay ODA Nhật Bản
Tình hình cam kết và ký kết ODA Nhật Bản thời kỳ 1993-2008 được trình bày ở bảng 1.
Bảng 1: Tình hình cam kết và ký kết ODA Nhật Bản ở Việt Nam thời kỳ 1993 – 2008 ĐVT: Triệu USD Năm Tổng số cam kết Ký kết Tỷ trọng(%) 1993 550.6 241.60 43.88 1994 665.3 882.40 132.63 1995 805.0 502.72 62.44 1996 850.4 558.82 65.71 1997 749.1 531.32 70.73 1998 861.0 622.28 72.27 1999 887.0 960.10 108.24 2000 790.0 923.68 116.92 2001 738.0 459.53 62.26 2002 747.0 374.74 50.16 2003 837.0 484.24 57.85 2004 902.0 615.33 68.22 2005 835.6 602.66 72.12 2006 890.3 590.26 66.30 2007 1111.2 776.11 69.84 2008 900.000 477.93 53.10 Tổng 13119.5 9603.7 73.2
Nguồn: Cơ sở dữ liệu ODA từ năm 1993 – 2008, DAD, Bộ KH &ĐT
Kể từ khi Nhật Bản nối lại viện trợ cho Việt Nam vào năm 1992, ODA của Nhật Bản tăng dần ngay cả trong những năm nền kinh tế Nhật Bản gặp nhiều khó khăn, buộc phải cắt giảm ngân sách viện trợ ( trung bình trong những năm từ 2001 Nhật Bản phải cắt giảm bình quân ngân sách cho viện trợ là 10%/năm) nhưng vẫn giữ và tăng kim ngạch ODA cho Việt Nam. Năm 2003, mặc dù Nhật tiếp tục cắt giảm 5,8% vốn ODA cho các nước nói chung, nhưng ODA cho Việt Nam vẫn là 91,7 tỉ Yen, giảm khoảng 1% so với năm 2002. Nưm 2006, mặc dù xảy ra vụ PMU
18 nhưng viện trợ của Nhật Bản dành cho Việt Nam trong những năm sau vẫn đạt ở mức tương đối cao. Năm 2007, trong số 5,4 tỷ USD mà các nhà tài trợ cam kết, ODA của Nhật Bản lên đến 1,1 tỷ USD.Năm 2008 xảy ra vụ ở PCI khiến cho số vốn ODA vào Việt Nam giảm đáng kể.
Bắt đầu từ năm 1995 , Nhật Bản liên tục là nhà tài trợ lớn nhất tại Việt Nam. Theo như kết quả nghiên cứu của UNDP trong năm 2004, ODA của Nhật Bản chiếm hơn 57% tổng giải ngân của 10 nhà tài trợ lớn nhất Việt Nam. Trong năm 2007, tỉ lệ đó