1.2. Thực trạng, nguyên nhân và tác hại của tệ tham nhũng tại Việt Nam
1.2.1.4. Đối tượng tham nhũng
Tình trạng tham nhũng trong các lĩnh vực nêu trên cũng đã cho thấy phần nào sự đa dạng, phức tạp của các đối tượng vi phạm. Có thể nói một cách khái quát, đối tượng có hành vi tham nhũng là rất rộng, từ lãnh đạo đến nhân viên, từ những người làm việc ở cơ quan trung ương đến người làm việc tại chính
quyền cơ sở, từ những người làm công tác quản lý đến người làm công tác nghiên cứu, từ những người làm trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh đến người công tác trong lĩnh vực xã hội.
Tuy nhiên, xu hướng chung qua các vụ việc gần đây cho thấy rằng ngày càng có những người có chức quyền cao, có trình độ chuyên môn giỏi trở thành kẻ tham nhũng. Đa số các đối tượng phạm tội tham nhũng là cán bộ, đảng viên. Nếu như trước kia, chủ thể các vụ án tham nhũng là những người có chức vụ quyền hạn trong các cơ quan quản lý kinh tế, các công ty nhà nước, là những người trực tiếp nắm giữ tiền, hàng và tài sản nhà nước thì nay có nhiều đối tượng tham nhũng có chực vụ cao trong các cơ quan quản lý nhà nước như thứ trưởng, vụ trưởng, phó chủ tịch tỉnh, Giám đốc sở…
Tuy nhiên, một điều đáng lưu ý trong những vụ việc tham nhũng thì tham gia của các đối tượng bên ngoài khu vực nhà nước ngày càng trở nên phổ biến nhưng cho đến nay pháp luật nước ta vẫn chưa đưa đối tượng này vào thuộc nhóm đối tượng có khả năng tham nhũng. Hành vi vi phạm của họ sẽ được xử lý bằng tội danh khác trong Bộ luật hình sự, nên giảm tác dụng đấu tranh đối với đối tượng này.