Đối với quyền sử dụng đất của vợ chồng được Nhà nước công nhận quyền sử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất khi vợ chồng ly hôn (Trang 53 - 64)

1.3.2 .Quyền sử dụng đất là tài sản riêng của vợ chồng

2.1. Quy định của pháp luật hiện hành về giải quyết tranh chấp về quyền sử

2.1.5. Đối với quyền sử dụng đất của vợ chồng được Nhà nước công nhận quyền sử

quyền sử dụng đất

Hiện nay, chưa có văn bản nào quy định cụ thể về trường hợp này. Một trong những căn cứ xác lập quyền sử dụng đất là được Nhà nước công nhận. Đây là điểm mới của Bộ Luật Dân sự năm 2005 so với Bộ Luật Dân sự năm 1995. Nhưng trước tiên cần phải xem xét thời điểm Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất là trước hay sau khi kết hôn. Chỉ có quyền sử dụng đất được Nhà nước công nhận trong thời kỳ hôn nhân mới là tài sản chung của vợ chồng. Việc chia quyền sử dụng đất được Nhà nước công nhận sẽ được thực hiện theo quy định tại Điều 95 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000.

Trên đây là đường lối giải quyết đối với một số loại tranh chấp về quyền sử dụng đất của vợ chồng khi ly hôn. Tuy nhiên, để Tòa án thụ lý giải quyết, các bên phải xuất trình một trong các loại giấy tờ hợp lý xác nhận quyền sử dụng đất là hợp pháp như: giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời, giấy chứng nhận giao nhà tình nghĩa gắn liền với đất, giấy tờ về thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất; giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng

đất hoặc tài sản gắn liền với đất; quyền được sử dụng đất theo bản án hoặc quyết định của tòa án.

Như vậy có thể nói, việc quy định chia tài sản là quyền sử dụng đất giữa vợ chồng khi ly hôn là một điểm mới căn bản của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 so với Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986. Những quy định đó là cơ sở pháp lý giúp Tòa án giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên, Tòa án chia như thế nào cho hợp lý, đảm bảo quyền lợi chính đáng cho các bên đương sự là một vấn đề rất khó khăn. Do vậy, đòi hỏi trong thực tiễn xét xử, một số trường hợp Tòa án cần điều tra, đánh giá chính xác, khách quan hoàn cảnh thực tế của vợ chồng, tình trạng đất đai…để chia cho phù hợp với các quy định của pháp luật.

Một số tình huống thực tiễn xét xử của Tòa án tại Việt Nam: Ví dụ 1: Trích án số 282/2011/TLST-HNGĐ ngày 18/07/2011

Nguyên đơn: Ông Phạm Văn Chung, SN 1954, TQ: Tổ 19, phường Gia Sàng, Thành phố Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên.

Bị đơn: Bà Nguyễn Thị Được, SN 1958, TQ: Tổ 19, phường Gia Sàng, Thành phố Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên.

Ông bà Chung, Được kết hôn năm 1977 trên cơ sở tự nguyện, hai bên chung sống hạnh phúc đến năm 2000 thì bắt đầu có mâu thuẫn.

Tài sản chung của ông bà gồm có 936,9m2 đất ruộng tại phường Gia Sàng,

thành phố Thái Nguyên đã được Ủy ban nhân dân thành phố Thái Nguyên cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất năm 1999 mang tên hộ ông bà Nguyễn Thị Được,

đất thể hiện tại các thửa sau: Thửa 271 tờ bản đồ số 12 diện tích 252,2m2; Thửa 55

tờ bản đồ 31 diện tích 449,3m2; Thửa 151 tờ bản đồ số 33 diện tích 196,9m2; Thửa

144 tờ bản đồ số 33 diện tích 38,5 m2 (thửa 25 tờ bản đồ 39 diện tích 686,8m2 bà

Được bán cho Công ty cổ phần bê tông từ năm 2004).

Đối với 954,1m2 đất ruộng ở phường Phan Đình Phùng, Thành phố Thái

Nguyên đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất năm 2002 mang tên hộ

ông bà Nguyễn Thị Được tại các thửa: Thửa 55 tờ bản đồ số 51 diện tích 867,2m2;

Bà Được nhận bồi thường từ Ban bồi thường giải phóng mặt bằng Thành phố Thái Nguyên là 347.569.200đ.

Ông yêu cầu được sử dụng toàn bộ đất ruộng ở phường Gia Sàng Thành phố Thái Nguyên để canh tác vì ông là người làm ruộng.

Bà Được cho rằng toàn bộ diện tích đất nông nghiệp trên là của riêng bà vì khi hợp tác xã nông nghiệp phường Gia Sàng chia ruộng đất theo khoán lô năm 1986 lúc đó ông Chung không có hộ khẩu ở địa phương nên không được chia ruộng. Ngoài ra, ông bà còn có 01 nhà xây trên đất của bố mẹ chồng cho, đất đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng mang tên ông Phạm Văn Chung, nay bà yêu cầu được chia ngôi nhà và đất theo quy định của pháp luật.

Tại biên bản định giá tài sản ngày 19/03/2012 như sau:

Đất đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số bìa 288178 do Ủy ban nhân dân Thành phố Thái Nguyên cấp ngày 18/01/2010 mang tên Phạm Văn Chung có

diện tích 162,1m2 trong đó 124,3m2 đất ở đô thị tại thửa 28 tờ bản đồ 31 có giá trị

là: 1.118.700.000đ; 37,8m2 đất trồng câu lâu năm tại thửa 71 tờ bản đồ 31 có giá trị

là: 1.852.200đ. Nhà có giá trị là: 19.958.400đ; Đất ruộng có giá trị là: 56.214.000đ Với nội dung như trên ngày 17/05/2012 Tòa án nhân dân Thành phố Thái Nguyên tuyên xử như sau:

Về quan hệ vợ chồng: đồng ý cho ly hôn Về tài sản:

- Giao cho ông Chung được quyền sở hữu 936,9m2 đất nông nghiệp tại các thửa:

Thửa 271; Thửa 55; Thửa 151; Thửa 144 và sở hữu 01 nhà xây cấp 4 tại tổ 19

phường Gia Sàng, Thành phố Thái Nguyên trên diện tích đất 162,1m2 . Tổng giá trị

nhà và đất là 76.172.400đ.

- Buộc bà Được trích chia cho ông Chung 135.698.400đ. - Bà Được được sở hữu 211.870.800đ giá trị tài sản. Về án phí:

- Ông Chung phải chịu 10.593.540đ - Bà Được phải chịu 56.210.106đ

Ngày 28/05/2012 bà Được có đơn kháng cáo toàn bộ nội dung bản án sơ thẩm số 14/2012/HNGĐ-ST ngày 17/05/2012 của Tòa án nhân dân Thành phố Thái Nguyên.

Tòa án nhân dân Tỉnh Thái Nguyên xét xử phúc thẩm vụ án trên và tuyên xử hủy bản án sơ thẩm số 14/2012/ HNGĐ-ST ngày 17/05/2012 của Tòa án nhân dân Thành phố Thái Nguyên để xét xử lại theo thủ tục chung.

Nhận xét, đánh giá:

- Tại đơn đề nghị ngày 31.10.2011 bà Được có đề nghị Tòa án đưa các con của ông bà vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nhưng Tòa án không chấp nhận.

- Trong các lời khai của chị Được đều xác định 162,1m2 đất thổ cư và đất

trồng cây lâu năm được cấp giấy chứng nhận mang tên ông Chung giá trị 1.120.552.200đ là của bố mẹ ông Chung cho và gia đình ông bà đã ở đó 19 năm từ năm 1990 đến 2009. Tòa án không xác minh đến nay bố mẹ ông Chung có giữ nguyên việc cho ông bà mảnh đất đó không (vì cụ Miên mẹ ông Chung còn sống). Hiện tại anh Kiên là con của ông Chung, bà Được vẫn sinh sống và ở tại ngôi nhà cấp 4 trên mảnh đất đó.

Tòa án nhân dân Thành phố Thái Nguyên đã không cho người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ án là các con của ông bà và bà Miên là mẹ ông Chung vào tham gia tố tụng là vi phạm nghiêm trọng về tố tụng, làm ảnh hưởng đến quyền lợi của các đương sự.

- Tòa án nhân dân Thành phố Thái Nguyên xác định mảnh đất đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số bìa 288178 do Ủy ban nhân dân Thành phố Thái Nguyên

cấp ngày 18/01/2010 mang tên Phạm Văn Chung có diện tích 162,1m2 là tài sản riêng

của ông Chung nên không chia. Nhưng thực chất, tài sản này do bố mẹ ông Chung cho mà không nói rõ là cho riêng hay cho cả vợ chồng, Tòa án đã không xác định rõ mặc dù mẹ của ông Chung là bà Miên vẫn còn sống, như vậy là vi phạm pháp luật.

Đặt giả thiết mảnh đất 162,1m2 bà Miên cho riêng ông Chung, có nghĩa là

Nguyên cũng không tính đến công sức đóng góp, duy trì khối tài sản của bà Được trong 19 năm sống trên mảnh đất đó là vi phạm quy định của pháp luật.

Qua nhận định trên có thể thấy việc xác định tài chung là quyền sử dụng đất là tài sản chung của hộ gia đình là rất phức tạp, để đảm bảo quyền lợi cho các đương sự đòi hỏi các Thẩm phán phải nắm chắc chuyên môn, nghiệp vụ để giải quyết vụ án một cách đúng đắn và kịp thời.

Ví dụ 2: Trích án số 18/2010/LHPT ngày 29/05/2010

Nguyên đơn: Nguyễn Tất Thắng, sinh năm 1957, trú quán: SN 455 Đường Phạm Văn Thuận, Phường Tân Tiến, Thành phố Biên Hòa, Đồng Nai.

Bị đơn: Nguyễn Thị Lăng, sinh năm 1959, trú quán: SN 455 Đường Phạm Văn Thuận, Phường Tân Tiến, Thành phố Biên Hòa, Đồng Nai.

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: Bà Ngô Thị Nguyệt, 77 tuổi, HKTT: Thị trấn Đình Cả - huyện Võ Nhai – Thái Nguyên; tạm trú: SN 455 Đường Phạm Văn Thuận, Phường Tân Tiến, Thành phố Biên Hòa, Đồng Nai.

Nội dung vụ án như sau:

Anh Thắng và chị Lăng kết hôn vào tháng 01/1975 trên cơ sở tự nguyện có đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân Phường Tân Tiến, Thành phố Biên Hòa, Đồng Nai. Sau khi chung sống được 3 ngày anh lại về đơn vị đóng quân tại Phường Tân Tiến, Thành phố Biên Hòa, Đồng Nai còn chị ở nhà với gia đình chồng ở Thị trấn Đình Cả - huyện Võ Nhai – Thái Nguyên được 2 tháng thì chuyển vào Đồng Nai sống cùng anh Thắng.

Về tài sản của vợ chồng: có 02 nhà số 455 và 457 ở Đường Phạm Văn Thuận, Phường Tân Tiến, Thành phố Biên Hòa, Đồng Nai được Hội đồng định giá ngày 01/12/2008 và các tài sản khác hai vợ chồng xác định giá trị là 100 triệu đồng. Tiền mặt hai vợ chồng có là 1 tỷ, chị Lăng cầm 260 triệu còn lại anh Thắng giữ.

Hai vợ chồng thống nhất số tiền chia ba phần: mẹ anh 400 triệu, vợ chồng anh mỗi người 300 triệu, về nhà đất thì anh sở hữu nhà số 455, còn chị sở hữu nhà số 457. Đất nông nghiệp anh không đề nghị tòa án giải quyết.

Về phía chị Lăng, phần tài sản chị thừa nhận lời khai của anh Thắng là đúng, chị thừa nhận tháng 5/2008 vợ chồng thỏa thuận ly hôn và phân chia tài sản nhưng

anh Thắng mới trả chị 260 triệu nên chị không ký vào giấy. Còn công sức đóng góp của mẹ chồng là có nhưng không đáng kể.

Vấn đề đặt ra ở đây là việc phân chia tài sản chung của hai bên khi vợ chồng có sống chung cùng với gia đình. Việc xác định công sức đóng góp của các bên vào khối tài sản chung đó như thế nào?

Quay trở lại vụ việc, Bà Ngô Thị Nguyệt (mẹ anh Thắng) trình bày: tài sản của vợ chồng anh Thắng hiện nay có một phần nguồn gốc tài sản của vợ chồng bà. Trước đây gia đình bà được hợp tác xã chia cho 10 thước đất ở vì không có nhu cầu sử dụng nên gia đình bà trả lại cho hợp tác xã và mua đất của ông Mạnh rồi xây nhà và ở được 10 năm, ông bà đồng ý cho vợ chồng anh Thắng bán để lấy tiền làm ăn và chuyển chỗ ở khác, nay vợ chồng anh Thắng ly hôn bà đề nghị trích trả bà một phần tài sản trong khối tài sản chung của vợ chồng anh Thắng, chị Lăng có công sức đóng góp của bà.

Với nội dung trên:

Căn cứ điều 89, 91, 92, 95, 97 Luật hôn nhân và gia đình; Căn cứ nghị định số 70/CP của Chính phủ ngày 02/06/19797

Án sơ thẩm số 03/DSST ngày 13/01/2011 của Tòa án nhân dân Thành phố Biên Hòa, Đồng Nai tuyên xử:

Anh Thắng được ly hôn chị Lăng;

Về tài sản: Giao cho anh Thắng sở hữu ngôi nhà số 455 cấp 3A, 3 tầng và

các công trình gắn liền với ngôi nhà và sử dụng ô đất ở 75,25m2 có chiều rộng

4,3m, dài 18,4m tại thửa số 61 tờ bản đồ số 06 Phường Tân Tiến, thành phố Biên Hòa, Đồng Nai, mang tên chủ hộ Nguyễn Thị Lăng. Một bên giáp nhà ông Đoan, một bên giáp nhà chị Lăng, phía sau giáp ruộng, phía trước giáp đường quốc lộ, anh Thắng được sở hữu 400 triệu. Tổng tài sản anh Thắng được sở hữu và sử dụng trị giá 1.160.235.500đ

Tạm giao 3,87m2 đất chưa hợp pháp trong 2 ô đất trên cho anh Thắng

quản lý, đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết theo luật đất đai về diện tích đất này.

Giao cho chị Lăng sở hữu ngôi nhà số 457 cấp 3A, 2 tầng chiều rộng 4,57m,

dài 12m và các công trình gắn liền với ngôi nhà và sử dụng ô đất 64,75m2 có nhà

nằm trên đó, chiều rộng 3,7m, dài 17,5m tại thửa số 62 tờ bản đồ số 06 Phường Tân Tiến, thành phố Biên Hòa, Đồng Nai, mang tên chủ hộ Nguyễn Thị Lăng. Một bên giáp nhà ông Chí, một bên giáp nhà anh Thắng, phía sau giáp ruộng, phía trước giáp đường quốc lộ. Chị Lăng được sở hữu toàn bộ đồ dùng sinh hoạt trong gia đình trị giá 100 triệu và 400 triệu tiền mặt, chị đã quản lý số tiền 260 triệu, anh Thắng phải trả cho chị Lăng 140 triệu số tài sản chị Lăng sở hữu trị giá: 1.063.149.000đ.

Tạm giao phần đất chưa hợp lý cho chị Lăng quản lý diện tích 32,77m2, một

phần đã xây nhà, một phần đất trống giáp nhà ông Đoan, một phần hành lang. Đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét giải quyết theo luật đất đai về diện tích đất này.

Trích trả công sức ông Nguyễn Văn Sơ và bà Ngô Thị Nguyệt 200 triệu, ông Sơ đã chết, bà Nguyệt được sở hữu số tiền trên, anh Thắng phải trả cho bà Nguyệt.

Ngày 25/01/2011 chị Lăng làm đơn kháng cáo với nội dung việc chia tài sản của tòa sơ thẩm là không công bằng, trích chia công sức cho bà Nguyệt là quá nhiều.

Sau khi nghiên cứu hồ sơ và thẩm tra chứng cứ tại phiên tòa, Sau khi nghe luật sư của chị Lăng phát biểu ý kiến đề nghị, Sau khi thảo luận và nghị án.

Tòa án nhân dân Tỉnh Đồng Nai nhận định.

Về tài sản: chị Lăng đề nghị xem xét khoản nợ ngân hàng công thương Phường

Tân Tiến, Thành phố Biên Hòa, Đồng Nai 450 triệu, 30m2 đất ở phía sau nhà 457 ở cấp

sơ thẩm chị không kê khai, chị không đồng ý trích trả bà Nguyệt 200 triệu.

Theo lời khai của anh Thắng, nguồn gốc đất hiện nay của vợ chồng anh mua được là do anh bán một phần đất của bố mẹ đẻ ở quê, sau khi bán đất anh đón mẹ anh là bà Nguyệt vào Phường Tân Tiến, Thành phố Biên Hòa, Đồng Nai sống cùng vợ chồng anh.

Xét thấy lời trình bày của các đương sự tại phiên tòa hôm nay có nhiều mâu

mua như thế nào, có việc vợ chồng anh chị bán đất của ông bà Nguyệt để mua nhà mới không, khoản tiền nợ ngân hàng Công thương Phường Tân Tiến, Thành phố Biên Hòa, Đồng Nai …

Bởi các lẽ trên

Căn cứ Điều 275, 277 Bộ luật tố tụng dân sự

Tòa án quyết định: Hủy án dân sự sơ thẩm số 03/DSST của Tòa án nhân dân Thành phố Biên Hòa, Đồng Nai để xét xử lại theo thủ tục chung.

Nhận xét, đánh giá:

Tòa án nhân dân Thành phố Biên Hòa – Đồng Nai đã không xác định rõ nguồn gốc thửa đất anh Thắng, chị Lăng mua có phải một phần là do ông Sơ, bà Nguyệt bán nhà để góp thêm vào mua hay không. Theo nguyên tắc tài sản mang tên vợ chồng là tài sản chung của vợ, chồng. Tòa án đã không tiến hành xác minh, thu thập chứng cứ để chứng minh việc bà Nguyệt có góp tiền vào cùng mua tài sản đó hay không, nhưng lại quyết định trích chia cho bà 200.000.000đ, làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự.

Việc trích chia tài sản không đảm bảo khiến cho các đương sự khiếu kiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất khi vợ chồng ly hôn (Trang 53 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)