1.3.2 .Quyền sử dụng đất là tài sản riêng của vợ chồng
2.1. Quy định của pháp luật hiện hành về giải quyết tranh chấp về quyền sử
2.1.1. Đối với quyền sử dụng đất được Nhà nước giao đất
Theo quy định tại điểm a Khoản 2 Điều 97 Luật Hôn nhân và gia đình năm
2000: “Việc chia quyền sử dụng đất chung của vợ chồng khi ly hôn đối với đất nông
nghiệp trông cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản, nếu cả hai bên đều có nhu cầu và
có điều kiện trực tiếp sử dụng đất thì được chia theo thỏa thuận của hai bên; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định tại điều 95 của
Luật này”, tức là nếu vợ chồng không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ giải quyết theo
nguyên tắc tài sản riêng của bên nào thì thuộc quyền sở hữu của bên đó. Ngoài ra,
điểm a Khoản 2 Điều 97 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 còn quy định: “trong
trường hợp chỉ một bên có nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử dụng đất thì bên đó tiếp tục sử dụng nhưng phải thanh toán cho bên kia phần giá trị quyền sử dụng đất
mà họ được hưởng”.
Điểm b Khoản 1 Điều 24 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 03/10/2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Hôn nhân và gia đình quy định chi tiết cụ
thể điểm a Khoản 2 Điều 97 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 như sau: “Trong trường hợp chỉ một bên có nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử dụng đất, thì người đó có quyền được tiếp tục sử dụng toàn bộ đất đó sau khi đã thỏa thuận với bên kia; nếu không thỏa thuận được thì bên sử dụng đất phải thanh toán cho bên kia phần giá trị quyền sử dụng đất mà bên đó được hưởng theo mức do hai bên thỏa thuận;
nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết”, có nghĩa là chỉ bên nào
có nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử dụng đất mới có quyền được trực tiếp sử dụng đất.
Điều 95 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000: “1. Việc chia tài sản khi ly
hôn do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết. Tài sản riêng của bên nào thì thuộc quyền sở hữu của bên đó.
2. Việc chia tài sản chung được giải quyết theo các nguyên tắc sau đây: a) Tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi, nhưng có xem xét hoàn cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản, công sức đóng góp của mỗi bên vào việc tạo lập, duy trì, phát triển tài sản này. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
b) Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình;
c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
d) Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật hoặc theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần giá trị chênh lệch.
3. Việc thanh toán nghĩa vụ chung về tài sản của vợ, chồng do vợ, chồng
thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết”.
Trước đây theo quy định tại Điều 42 Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986
thì sự thỏa thuận chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn “phải được Tòa àn nhân dân
thuận của vợ chồng phải được Tòa án công nhận nữa. Do vậy, cần có hướng dẫn cụ thể của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về vấn đề này để hiểu rõ tinh thần của điều luật, tránh việc áp dụng tùy tiện, ngăn chặnn việc vợ chồng tự thỏa thuận chia tài sản khi ly hôn nhằm tẩu tán tài sản, lẩn tránh nghĩa vụ về tài sản của vợ chồng.
Ví dụ: Năm 1982, ông Nguyễn Văn An lấy bà Là Ninh Kiều và sống chung
với bố mẹ bà Là Ninh Kiều, họ có 03 người con lần lượt là Nguyễn Minh Quang, Nguyễn Minh Khánh và Nguyễn Minh Nhật sinh năm 1983, 1984, 1990. Những năm 1985 trở về trước có chính sách giao đất nông nghiệp cho những người sinh ra vào năm đó. Đến năm 1992, xã có quyết định chuyển đổi đất canh tác sang đất thổ cư. Trong phần đất chuyển đổi có 02 mảnh đất giao theo suất của Nguyễn Minh Quang và Nguyễn Minh Khánh.
Năm 1993, ông Là Văn Lăng – bố đẻ của bà Là Ninh Kiều làm thủ tục
chuyển đổi sang đất thổ cư 190m2 trong đó có cả 02 mảnh đất giao theo suất của
Nguyễn Minh Quang và Nguyễn Minh Khánh là 70m2, cộng với phần đất của ông
Là Văn Lăng và bà Nông Thị Na (vợ ông Lăng) là 120m2.
Ngày 9/8/2009, bà Là Ninh Kiều có đơn xin ly hôn gửi Tòa án nhân dân Thành phố Bảo Lộc, Tỉnh Lâm Đồng.
Tình huống đặt ra: Chia tài sản là quyền sử dụng đất khi vợ chồng ông An,
bà Kiều ly hôn như thế nào (đặt ra trong trường hợp các đương sự không tự thỏa thuận được với nhau).
Nhận xét, đánh giá:
- Mảnh đất 190m2 mà ông Lăng làm sổ đỏ là quyền sử dụng đất của hộ
gia đình.
- 02 mảnh đất được giao theo xuất của Nguyễn Minh Quang và Nguyễn Minh Khánh mà ông Lăng chuyển chung vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của hộ gia đình là tài sản của ông An, bà Kiều. Bởi vì thời điểm Nhà nước giao 02 mảnh đất theo xuất của Nguyễn Minh Quang và Nguyễn Minh Khánh là sau khi ông An, bà Kiều kết hôn, do vậy họ có quyền sử dụng đất đối với 02 mảnh đất được giao trên. Vì thế khi ông An, bà Kiều ly hôn thì phần quyền sử dụng đất của vợ
chồng ông bà khi không tiếp tục sống chung với hộ gia đình sẽ được tách và chia theo quy định của pháp luật.
Theo quy định tại Điều 27 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 03/10/2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Hôn nhân và gia đình quy định cụ thể
như sau: “Trong trường hợp cả vợ và chồng có quyền sử dụng đất nông nghiệp để
trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản, làm muối, đất lâm nghiệp được giao chung với hộ gia đình sau khi kết hôn, thì khi ly hôn, phần quyền sử dụng đất của vợ chồng và của con không tiếp tục sống chung với hộ gia đình được tách ra và chia theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 97 của Luật Hôn nhân và gia
đình năm 2000”.
- Đối với mảnh đất 120m2 được giao chung cho hộ gia đình trước khi ông
An, bà Kiều kết hôn thì vợ chồng ông bà không có quyền sử dụng đất chung với hộ gia đình. Khi ly hôn, quyền lợi của ông bà sẽ được giải quyết theo quy định tại
khoản 3 Điều 97 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000: “Trong trường hợp, vợ
chồng sống chung với gia đình mà không có quyền sử dụng đất chung với hộ gia đình thì khi ly hôn quyền lợi của bên không có quyền sử dụng đất và không tiếp tục
sống chung với gia đình được giải quyết theo quy định tại Điều 96 của Luật này”.
Có nghĩa là sẽ căn cứ vào công sức cải tạo, chăm sóc, bảo vệ đất…để chia cho bên không có quyền sử dụng đất chung với gia đình một phần tương ứng.