1.3.2 .Quyền sử dụng đất là tài sản riêng của vợ chồng
2.2. Tình hình chung của việc giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất khi vợ
2.2.1. Những thuận lợi trong quá trình áp dụng pháp luật
*Những thuận lợi về pháp luật
Hiện nay, đã có nhiều văn bản pháp luật được ban hành làm cơ sở pháp lý cho việc giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất khi vợ chồng ly hôn: Luật Đất đai năm 2013, Bộ luật Dân sự năm 2005, Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2004 …nhất là Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Sự ra đời của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 đã đánh dấu một bước phát triển đáng kể về đường lối giải quyết tranh chấp về tài sản của vợ chồng khi ly hôn, nhất là đối với tranh chấp về quyền sử dụng đất. Với những quy định cụ thể về căn cứ xác lập quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ, chồng, đường lối giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng một số loại đất của vợ chồng khi ly hôn đã giúp Tòa án giải quyết được thuận lợi, dễ dàng hơn.
Về các quy định pháp luật cụ thể
Thứ nhất, việc Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định một cách rõ
ràng quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung, hoặc có được trước khi kết hôn mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung là cơ sở pháp lý để giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất khi chia tài sản chung của vợ chồng.
Thứ hai, quy định giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải ghi cả họ, tên vợ
và họ, tên chồng nếu quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ và chồng. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ghi tên hai người vợ và chồng tạo điều kiện thuận lợi cho Tòa án khi giải quyết phân chia tài sản chung trong các vụ ly hôn, bảo đảm quyền lợi người phụ nữ. Bởi lẽ, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ghi tên hai người tạo ra sự bình đẳng, thống nhất về quyền hạn và trách nhiệm của cả hai vợ chồng; khắc phục được nhược điểm của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ghi tên chủ hộ chỉ tạo lợi thế cho chủ hộ, mà họ thường là người chồng. Vấn đề chia tài sản
chung của vợ chồng sau khi ly hôn là quyền sử dụng đất rất phức tạp do các giấy tờ pháp lý liên quan đến quyền sử dụng đất chỉ đứng tên một người và việc xác định quyền sử dụng đất là tài sản chung hay riêng để bảo đảm lợi ích chính đáng của mỗi người là rất khó khăn. Quy định này giúp các cơ quan giải quyết khắc phục được khó khăn đó.
Thứ ba, theo Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 03/10/2001 của Chính phủ
quy định chi tiết thi hành Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, việc nhập tài sản riêng của vợ hoặc chồng là nhà ở, quyền sử dụng đất và những tài sản khác có giá trị lớn vào khối tài sản chung của vợ chồng phải được lập thành văn bản có chữ ký của cả vợ và chồng. Văn bản này có thể được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật [3, Điều 13, khoản 1]. Đây là căn cứ pháp lý để giải quyết tranh chấp về tài sản chung, tài sản riêng. Tranh chấp về quyền sử dụng đất thường xảy ra khá phức tạp, vì vậy, một khi giữa vợ và chồng đã có văn bản thỏa thuận (có chữ ký của hai bên) tài sản riêng của một bên nhập vào khối tài sản chung của vợ chồng thì được xác định là tài sản chung.
Thứ tư, cơ chế chuyển toàn bộ vụ việc tranh chấp đất đai có giấy tờ sang Tòa
án nhân dân, khuyến khích chuyển khiếu nại về quyết định hành chính, hành vi hành chính sang khởi kiện lên tòa án hành chính có ưu điểm là nâng cao hiệu lực của Nhà nước pháp quyền.
*Những thuận lợi về phía cơ quan giải quyết tranh chấp
Nhìn chung, tòa án các cấp đã áp dụng đúng đắn các quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình , pháp luật dân sự, pháp luật đất đai…về cơ bản, đảm bảo được đường lối xét xử phù hợp, đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của vợ, chồng và những người khác có liên quan.
*Thuận lợi về tổng kết kinh nghiệm giải quyết
Hàng năm, ngành Tòa án thông qua báo cáo tổng kết công tác của ngành có hướng dẫn đường lối giải quyết cụ thể đã tháo gỡ được một số vướng mắc, khó khăn trong giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất, giúp cho các thẩm phán chủ động hơn khi xét xử.
2.2.2. Những khó khăn phát sinh khi áp dụng pháp luật hiện hành
*Những khó khăn về quy định của pháp luật
Thứ nhất, kỹ thuật lập pháp của pháp luật Việt Nam đang là vấn đề khiến nhiều nhà làm luật suy nghĩ tìm cách giải quyết. Bởi hiện nay đến ngay cả những người làm việc trong ngành luật nhiều khi còn hiểu tinh thần của điều luật không đúng, vậy làm sao khiến cho người dân đọc điều luật mà hiểu được ngay và hiểu được đúng. Làm cách nào để tìm được lời giải cho bài toán này. Có thể lấy ngay ví dụ để chứng minh về hạn chế của quy định pháp luật như sau:
Quy định của pháp luật “Việc nhập tài sản là nhà ở, quyền sử dụng đất và
các tài sản khác có giá trị lớn thuộc sở hữu riêng của một bên vợ hoặc chồng vào tài sản chung của vợ chồng theo quy định tại khoản 2 Điều 32 Luật Hôn nhân gia đình năm 2000 phải được lập thành văn bản, có chữ ký của cả vợ và chồng. Văn
bản có thể được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật”. Vấn đề
ở đây là xác định việc nhập và không nhập là rất khó khăn, bởi cũng chẳng có ranh
giới nào.
Thứ hai, bên cạnh mặt hạn chế về kỹ thuật lập pháp, còn cần phải nhắc đến một số hạn chế khác như quy định về việc cha mẹ cho vợ chồng con quyền sử dụng đất để tạo lập cuộc sống riêng, khi con cái ly hôn cha mẹ thường khai là mới chỉ cho mượn, cho tạm sử dụng chứ chưa cho hẳn. Theo Điều 722 Bộ Luật Dân sự năm
2005 quy định: “Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất là sự thỏa mãn giữa hai
bên, theo đó bên tặng cho giao quyền sử dụng đất cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, còn bên được tặng cho đồng ý nhận theo quy định của Bộ luật này
và pháp luật về đất đai”, tuy nhiên quan hệ hôn nhân gia đình là quan hệ tình cảm
nên nhiều quyết định và thỏa thuận không lập thành văn bản mà chỉ bằng lời nói, vì vậy mà khi xét xử Tòa án gặp nhiều khó khăn, bởi hiện nay chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể thế nào được coi là cha mẹ đã tặng cho vợ chồng người con quyền sử dụng đất.
Hay một ví dụ điển hình cho cả sự hạn chế về mặt kỹ thuật lập pháp và việc
28, khoản 2]. Vấn đề đặt ra ở đây là hành vi nào được coi là “chi dùng để đảm bảo
nhu cầu gia đình” và “nghĩa vụ chung ” của vợ chồng bao gồm những nghĩa vụ
nào? Và cũng chưa có mặt văn bản pháp luật nào quy định về những việc này. Nhìn chung, pháp luật Việt Nam hiện nay yếu cả về mặt nội dung và mặt hình thức. Chính vì những lẽ đó mà việc giải quyết tranh chấp tại Tòa án lúc nào cũng quá tải không giải quyết được.
Thứ ba, Khoản 1 Điều 203 Luật Đất đai năm 2013 quy định: “tranh chấp về
quyền sử dụng đất mà đương sự có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản
gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết”. Tuy nhiên, nhiều vụ việc tranh
chấp quyền sử dụng đất nhưng các cơ quan Tòa án khi tiếp nhận vụ việc thuộc thẩm quyền đã hướng dẫn cho công dân khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc trong việc ban hành các giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai năm 2003 (vụ việc tranh chấp dân sự chuyển sang khiếu nại hành chính)
Do đó, thẩm quyền giải quyết các vụ việc tranh chấp đất đai cần phải quy định một cách rõ ràng hơn để khi các cơ quan có thẩm quyền giải quyết áp dụng không có “cơ sở, căn cứ” để đùn đẩy trách nhiệm cho nhau, tạo hiệu ứng không tốt trong việc vận hành bộ máy Nhà nước.
*Khó khăn về phía cơ quan giải quyết tranh chấp
Trong thực tế, giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất của vợ chồng khi ly hôn, Tòa án gặp nhiều khó khăn trong việc thu thập, đánh giá chứng cứ, tài liệu liên quan đến quyền sử dụng đất. Việc xác định quyền sử dụng đất có là tài sản chung của vợ chồng hay không là rất khó.Thực tiễn xét xử hiện nay cho thấy, khó khăn nhất là việc xác định vợ hoặc chồng đã đưa quyền sử dụng đất là tài sản riêng của mình vào khối tài sản chung hay chưa, cha mẹ bên vợ, chồng cho chung hay cho riêng, cho hẳn hay mới chỉ cho mượn quyền sử dụng đất…
Tình hình giải quyết tranh chấp đất đai của Tòa án trong những năm vừa qua vừa chậm trễ, vừa không thống nhất. Có nhiều vụ phải qua nhiều cấp xét xử, kéo dài trong nhiều năm.
Các cấp tòa còn thiếu xót ở giai đoạn điều tra. Nhiều trường hợp, tòa án đã điều tra rất sơ sài, thiếu tính khách quan dẫn đến việc ra bản án, quyết định thiếu tính chính xác, có sai sót chưa bảo đảm được quyền lợi của các đương sự. Cho nên, nhiều bản án, quyết định đã bị kháng cáo hoặc kháng nghị.
2.2.3. Nguyên nhân chủ yếu khi giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất
Trong thực tiễn giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất của vợ chồng khi ly hôn, Tòa án gặp nhiều vướng mắc, bất cập. Những vướng mắc, bất cập đó có thể do những nguyên nhân khách quan gây ra mà cũng có thể do nguyên nhân chủ quan hay một số nguyên nhân khác.
2.2.3.1.Nguyên nhân khách quan
Đầu tiên phải kể đến đó là một số quy định của các văn bản pháp luật chưa cụ
thể, thiếu chặt chẽ đã dẫn đến nhiều cách hiểu không thống nhất, chẳng hạn như quy
định tại Khoản 1 Điều 96 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000: “Trong trường hợp vợ,
chồng sống chung với gia đình mà ly hôn, nếu tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình không xác định được thì vợ hoặc chồng được chia một phần trong khối tài sản chung của gia đình căn cứ vào công sức đóng góp của vợ chồng vào việc tạo lập, duy trì phát triển khối tài sản chung cũng như vào đời sống chung của gia đình. Việc chia một phần trong khối tài sản chung do vợ chồng thoả thuận với gia
đình; nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết”. Luật không quy định
rõ “một phần” là bao nhiêu, điều đó là một mặt tạo điều kiện cho việc xét xử của thẩm
phán được độc lập, trong thực tế giải quyết để phù hợp với từng hoàn cảnh, từng việc cụ thể, nhưng mặt khác lại có thể dẫn đến việc áp dụng pháp luật tùy tiện, không thống nhất trong cả nước. Ngoài ra, theo các quy định tại Khoản 2 Điều 28 và Khoản 3 Điều 95 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 thì nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng chưa được Luật quy định cụ thể. Bên cạnh đó, chưa có văn bản nào quy định hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân có là tài sản chung của
vợ chồng hay không? Nhu cầu chung của gia đình là gì?... Những thiếu sót này đã gây ra cho Tòa án nhiều khó khăn trong thực tiễn giải quyết.
Hay như quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 97 “Đối với đất nông nghiệp
trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản, nếu cả hai bên đều có nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử dụng đất thì được chia theo thỏa thuận của hai bên; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định tại Điều 95 của Luật này.
Trong trường hợp chỉ một bên có nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử dụng đất thì bên đó được tiếp tục sử dụng nhưng phải thanh toán cho bên kia phần giá trị
quyền sử dụng đất mà họ được hưởng;” thì hiện nay chưa có văn bản nào hướng
dẫn về việc xác định “nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử dụng”.
Theo quy định của Luật đất đai năm 2013 thì không nói rõ các bên tranh chấp là những ai và việc tranh chấp đất đai khi vợ chồng ly hôn có được loại bỏ khỏi trường hợp này không? Do vậy, ở đây đặt ra một câu hỏi: Vậy tranh chấp đất đai khi vợ chồng ly hôn có phải qua hoà giải tại Uỷ ban nhân dân không? Bàn về vấn đề này cũng có nhiều quan điểm khác nhau, có quan điểm cho rằng không cần thiết phải qua hoà giải vì nó chỉ là quan hệ phát sinh từ việc ly hôn, các bên tự thoả thuận, nếu không được thì yêu cầu toà án giải quyết. Cũng có quan điểm phân ra hai trường hợp: (1) Nếu vợ chồng tranh chấp về quyền sử dụng đất với nhau thì không cần thông qua hoà giải; (2) Nếu vợ chồng tranh chấp với bên thứ ba thì cần phải qua hoà giải. Quan điểm riêng của tác giả cho rằng: không cần thiết phải qua hoà giải ở Uỷ ban nhân dân vì nó chỉ là một trong những quan hệ phát sinh từ việc ly hôn, nếu máy móc bắt buộc phải tách ra hoà giải tại Uỷ ban nhân dân thì thủ tục sẽ rất rườm rà, phức tạp, kéo dài việc giải quyết vụ án một cách không cần thiết.
Chánh án Trương Hòa Bình cũng nhắc đến vấn đề này trong văn bản gửi đến Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nhưng Chánh án chỉ đề cập nó trên khía cạnh là tranh chấp đất đai chung chung chứ không nhắc đến tranh chấp đất đai trong quan hệ hôn nhân và Chánh án cũng không nhắc tới vấn đề khi xảy ra tranh chấp vợ chồng có qua hòa giải ở cấp xã hay không mà chỉ đề cập vấn đề thời hiệu khởi kiện. Ông cho biết thực tiễn phát sinh một số khó khăn, vướng mắc trong việc giải quyết tranh chấp đất đai. Cụ thể, theo
quy định của Luật đất đai năm 2013 tranh chấp đất đai trong trường hợp các bên không tự hòa giải được thì phải đưa ra phường, xã, thị trấn để hòa giải trong thời hạn nhất định.
Tuy nhiên, khoản 2 Điều 166 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 lại quy định "ngày khởi
kiện được tính từ ngày đương sự nộp đơn tại Tòa án hoặc ngày có dấu bưu điện nơi gửi".
Như vậy, giai đoạn Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn thực hiện hòa giải không được tính vào thời hiệu khởi kiện, dẫn đến nhiều trường hợp được hòa giải xong gửi đơn đến Tòa án thì đã hết thời hiệu khởi kiện theo quy định của pháp luật, làm thiệt hại quyền lợi chính đáng của đương sự.
Nhìn chung, trong thực tiễn giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất của vợ chồng khi ly hôn, Tòa án gặp nhiều khó khăn trong việc thu thập, đánh giá chứng cứ, tài liệu liên quan đến quyền sử dụng đất. Việc xác định quyền sử dụng đất có là tài sản chung của vợ chồng hay không là rất khó. Thực tiễn xét xử hiện nay cho thấy khó khăn nhất là việc xác định vợ hoặc chồng đã đưa quyền sử dụng đất là tài sản riêng của mình vào khối tài sản chung hay chưa, cha mẹ bên vợ, chồng cho chung hay cho riêng, cho hẳn hay mới chỉ cho mượn quyền sử dụng đất… Mặc dù đã có quy định: Nếu tài sản riêng của vợ chồng là quyền sử dụng đất thì khi nhập