Về hậu quả pháp lý của việc thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Mở thủ tục phá sản theo pháp luật Việt Nam (Trang 71 - 73)

2.2. Những bất cập trong quy định pháp luật về mở thủ tục phá sản

2.2.4. Về hậu quả pháp lý của việc thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

Thứ nhất, kể từ ngày Toà án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, các

tố tụng tranh tụng chống lại doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản thực hiện nghĩa vụ về tài sản, kể cả thi hành án dân sự đều bị tạm đình chỉ (theo Điều 27 Luật Phá sản):

+ Thi hành án dân sự về tài sản mà doanh nghiệp, hợp tác xã là người phải thi hành án;

+ Giải quyết vụ án đòi doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện nghĩa vụ về tài sản;

+ Xử lý tài sản bảo đảm của doanh nghiệp, hợp tác xã đối với các chủ nợ có bảo đảm, trừ trường hợp được Toà án cho phép.

Điều 27 quy định về việc phải tạm đình chỉ thi hành tất cả bản án đã có hiệu lực pháp luật trước ngày Tòa án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản là cứng nhắc, không bảo đảm lợi ích chính đáng của một số chủ nợ có liên quan đến việc giải quyết phá sản. Xuất phát từ địa vị pháp lý, khả năng kinh tế cũng như nhu cầu phải có sự ứng xử một cách đặc biệt đối với một số chủ nợ nên Luật Phá sản của nhiều nước đều có quy định, theo đó, đối với một số bản án, nhất là các bản án mà người được thi hành là các cá nhân bị doanh nghiệp mắc nợ gây thiệt hại về sức khoẻ, tính mạng, danh dự; các bản án, theo đó, Toà án yêu cầu doanh nghiệp mắc nợ phải trả lại tài sản cho người khác do tài sản này đã bị doanh nghiệp mắc nợ chiếm hữu một cách bất hợp pháp... đều được thi hành mà không bị tạm đình chỉ.

Ngoài ra quy định tại Điều 27 lấy thời điểm thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản để tạm đình chỉ là hơi sớm bởi lẽ theo quy định tại Điều 30 Luâ ̣t Phá sản thì trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, Tòa án phải ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản, nếu Tòa án mở thủ tục phá sản thì việc tạm đình chỉ không có vấn đề gì; ngược lại nếu Tòa án ra quyết định không mở thủ tục phá sản thì quyết định tạm đình chỉ phải hủy bỏ vì căn cứ tạm đình chỉ không còn. Nếu lấy thời điểm thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản để tạm đình chỉ theo quy định tại Điều 27 Luâ ̣t Phá sản làm ảnh hưởng rất nhiều đến tiến độ giải quyết các vụ án khác.

Thứ hai, sau khi thụ lý đơn yêu cầu thì nghĩa vụ về tài sản của doanh

nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản được xác định bằng (theo Điều 33 Luật Phá sản):

+ Các yêu cầu đòi doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện nghĩa vụ về tài sản được xác lập trước khi Toà án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản mà nghĩa vụ này không có bảo đảm;

+ Các yêu cầu đòi doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện nghĩa vụ về tài sản có bảo đảm được xác lập trước khi Toà án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, nhưng quyền ưu tiên thanh toán đã bị huỷ bỏ.

Theo Điều 29 của Luật thì chỉ quyết định mở thủ tục phá sản là được công bố. Điều 33 Luật Phá sản giới hạn các nghĩa vụ về tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản vào các nghĩa vụ được xác lập trước ngày Tòa án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản là không hợp lý bởi lẽ việc ra quyết định thụ lý đơn yêu cầu không được công bố nên có thể người thứ ba vẫn tiến hành giao dịch với doanh nghiệp, hợp tác xã mà không biết nó đã bị lâm vào tình trạng phá sản.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Mở thủ tục phá sản theo pháp luật Việt Nam (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)