Về chủ thể có quyền và nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Mở thủ tục phá sản theo pháp luật Việt Nam (Trang 69 - 71)

2.2. Những bất cập trong quy định pháp luật về mở thủ tục phá sản

2.2.3. Về chủ thể có quyền và nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

Toà Kinh tế thành phố Hà Nội đã nhận được một số đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản ở dạng tương tự như trên. Thậm chí một số vụ, số nợ rất nhỏ chỉ khoảng vài chục triệu so với tổng số vốn của doanh nghiệp, nhưng chủ nợ đã không khởi kiện vụ án kinh tế mà lại làm đơn yêu cầu Toà án mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp đó. Theo quy định của điều luật này, Toà án Hà Nội không thể trả lại đơn cho bên yêu cầu khi họ có đầy đủ các điều kiện để thụ lý nhưng đây lại là điều phi thực tế [Toà án nhân dân thành phố Hà Nội, tham luận tại Hội thảo chuyên đề về phá sản (tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 8/12/2006)].

Một điểm nữa là thuật ngữ “các khoản nợ” trong Điều 3 không được giải thích. Phân tích Điều 37 cho thấy “các khoản nợ” được hiểu là các nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp hình thành từ các hợp đồng dân sự, thương mại và lao động. Còn các khoản nợ thuế, các nghĩa vụ tài sản khác như nghĩa vụ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, nghĩa vụ thanh toán các khoản phạt hành chính… của doanh nghiệp không được đề cập đến. Vậy giải quyết các nghĩa vụ có tính chất tài sản này của doanh nghiệp như thế nào khi doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản?

2.2.3. Về chủ thể có quyền và nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phá sản

Thứ nhất, về quyền nộp đơn của các chủ nợ

Theo quy định của pháp luật có ba loại chủ nợ là: chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần và chủ nợ có bảo đảm toàn bộ. Luật Phá

sản doanh nghiệp 1993 trước đây cũng như Luật phá sản hiện hành chỉ dành quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản cho chủ nợ không có bảo đảm và chủ nợ có bảo đảm một phần mà không cho phép chủ nợ có bảo đảm có quyền này. Quy định này đã khiến cho chủ nợ có bảo đảm mất đi quyền bình đẳng với các chủ nợ khác. Tuy khoản nợ của họ đã được bảo đảm bằng tài sản của doanh nghiệp hay của người thứ ba, song cũng cần trao cho họ đầy đủ các quyền năng của một chủ thể kinh doanh và làm cho thủ tục phá sản được thông thoáng, hiệu quả hơn.

Thứ hai, về quyền nộp đơn của người lao động

Luật Phá sản năm 2004 không những quy định về quyền nộp đơn yêu cầu của người lao động (khoản 1 Điều 14) mà còn khẳng định quyền nộp đơn là của tập thể người lao động chứ không phải của bất kỳ cá nhân người nào nhằm hạn chế việc tự ý nộp đơn của cá nhân gây bất lợi cho doanh nghiệp. Ngoài ra Luật còn quy định rõ về việc cử đại diện cho tập thể người lao động có quyền nộp đơn là người được “quá nửa số người lao động trong doanh nghiệp, hợp tác xã tán thành bằng cách bỏ phiếu kín hoặc lấy chữ ký; đối với doanh nghiệp, hợp tác xã quy mô lớn, có nhiều đơn vị trực thuộc thì đại diện cho người lao động được cử hợp pháp phải được quá nửa số người được cử làm đại diện từ các đơn vị trực thuộc tán thành”.Toà án chỉ nhận đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của người lao động khi có gửi kèm tài liệu chứng minh: số tháng tiền lương mà doanh nghiệp, hợp tác xã còn nợ, tổng số tiền lương và các khoản nợ khác mà doanh nghiệp, hợp tác xã không trả được cho người lao động và tài liệu chứng minh căn cứ của việc yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã đó.

Để có đủ cơ sở xác định người nộp đơn là người đại diện hợp pháp cho người lao động, khi nộp đơn đến Toà án người đại diện phải nộp kèm theo đơn, biên bản bỏ phiếu hoặc thu thập chữ ký của tập thể người lao động trong doanh nghiệp, hợp tác xã chứng minh họ đã được quá nửa số phiếu hoặc chữ

ký của người lao động đồng ý cử họ làm người đại diện cho người lao động. Có thể thấy trên thực tế Tòa án rất ít khi nhận được đơn yêu cầu của người lao động vì thủ tục cử người đại diện hợp pháp quá rườm rà và phức tạp.

Thứ ba, về thời điểm phát sinh nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mắc nợ

Theo khoản 1 Điều 15 quy định: “1. Khi nhận thấy doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản thì chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã đó”. So với những đối tượng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thì chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã mắc nợ hơn ai hết là người hiểu được tình trạng thực của doanh nghiệp, hợp tác xã mình. Do vậy, nếu ý thức được lợi ích của việc nộp đơn xin tự nguyện phá sản thì doanh nghiệp, hợp tác xã sẽ sớm nộp đơn yêu cầu Toà án mở thủ tục phá sản. Tuy nhiên, Luật không định ra một thời hạn cụ thể mà chỉ quy định là khi “nhận thấy” doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản thì là rất chung chung, và là kẽ hở để cho chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã viện nhiều lý do không nộp đơn đúng thời hạn.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Mở thủ tục phá sản theo pháp luật Việt Nam (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)