Phạm vi quản lý nhàn ước về kinh tế đối ngoạ

Một phần của tài liệu Kiến thức về quản lý nhà nước tham khảo theo tài liệu QLNN ngạch chuyên viên (Trang 50 - 51)

II. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ NHÀN ƯỚC ĐỐI VỚI KINH TẾ ĐỐI NGOẠ

2. Phạm vi quản lý nhàn ước về kinh tế đối ngoạ

2.1 Trong lĩnh vc ngoi thương, Nhà nước phải quản lý các mặt sau đây: - Nội dung hàng hoá xuất khẩu về các mặt số lượng, chất, chủng loại. - Nội dung hàng hoá xuất khẩu về các mặt số lượng, chất, chủng loại.

Chất lượng mọi mặt của đối tác giao dịch với các doanh nhân của nước nhà. - Lợi ích của Nhà nước phải thu được qua các hoạt động ngoại thương.

2.2 Trong lĩnh vc xut nhp khu tư bn và trí tu, Nhà nước phi qun lý các mt sau: mt sau:

- Phương hướng xuất nhập khẩu tư bản và trí tuệ, định hướng cho các chủ đầu tư, các nhà hoạt động khoa học và công nghệ trong, hoặc ngoài nước đầu tư hoặc chuyển giao tri thức vào những ngành nghề, địa bàn có lợi cho đất nước.

- Chất lượng đối tác mà thực chất là lựa chọn chủđầu tư, các nhà khoa học, đáp ứng được các đòi hỏi của đất nước.

- Chất lượng khoa học – công nghệ đi theo vốn đầu tư về các mặt có liên quan đến môi trường đất nước, đến sự an toàn lao động cho người lao động, đến chất lượng sản phẩm. - Các ảnh hưởng văn hoá, xã hội, phát sinh từ sự hiện diện kinh tế nước ngoài trên đất nước ta.

- Các tác hại có thể xảy ra trong hoạt động của các doanh nghiệp nước ngoài trên đất nước nhà về mặt sử dụng lao động, tài nguyên, môi trường, an ninh chính trị, kinh tế, văn hoá, trật tự an toàn xã hội.

3. Nội dung quản lý nhà nước đối với kinh tếđối ngoại

3.1 Xây dng và hoàn thin h thng pháp lut

Về pháp luật, trong quản lý về kinh tế đối ngoại gồm có Luật Đầu tư nước ngoài, Luật Thương mại nói chung, các chế định về ngoại thương nói riêng, danh mục các hàng hoá cấm xuất nhập, Luật Khoa học và Công nghệ, các Luật Thuế, các quy chế hoạt động của các khu chế xuất, đặc khu kinh tế…

Pháp luật phải đồng bộ, rõ ràng và nhất quán, ít thay đổi. Phải phù hợp với luật pháp và thông lệ quốc tế nhằm tạo nên hành lang pháp lý rõ ràng cho các hoạt động kinh tế đối ngoại.

Pháp luật phải được thực thi một cách nghiêm túc. Các công chức thực thi nhiệm vụ QLNN về kinh tếđối ngoại phải căn cứ vào luật pháp, không gây trở ngại cho đối tác.

3.2 Xây dng quy hoch đối vi kinh tếđối ngoi

Thông qua quy hoạch thể hiện các dự định về khu vực kinh tế trong nước, khu vực kinh tế nước ngoài, bộ phận kinh tế của nước nhà ở nước ngoài (Tư bản được xuất khẩu).

Toàn bộ viễn cảnh trên phải được thể hiện thành các dự án đầu tư. Những dự án là tài liệu để thu hút gọi vốn đầu tư nước ngoài, là cơ sở để nước nhà thực hiện những công việc cần thiết cho việc tiếp nhận đầu tư từ nước ngoài. Đồng thời các dự án trên cũng là định hướng

của Nhà nước để thu hút, khuyến khích đầu tư trong nước, hoặc đầu tư của chính ngân sách nhà nước.

3.3 Xây dng h thng kết cu h tng, đào tạo cán bộ quản lý, cán bộ và công nhân kỹ thuật nhân kỹ thuật

Kết cấu hạ tầng bao gồm điện, nước, giao thông vận tải, thông tin liên lach, các cơ sở phục vụđời sống văn hoá, y tế, giáo dục, ngân hàng, thương nghiệp phải trở thành một hệ thống đồng bộ. Kết cấu hạ tầng có thể xây dựng chung cho cả quốc gia, cũng có thể đầu tư có trọng điểm, tạo thành các đặc khu kinh tế.

Nhà nước có thểđầu tư trực tiếp vào kết cấu hạ tầng, hoặc mời thầu đối với các nhà đầu tư trong, ngoài nước, có sự tổ chức của Nhà nước.

Việc đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý và công nhân kỹ thuật với cơ cấu thích hợp, có đủ năng lực cũng như việc chuẩn bị kết cấu hạ tầng là để tiếp ứng ngoại lực, khai thác ngoại lực, nhằm nâng cao hiệu quả kinh tếđối ngoại.

3.4 Bo đảm n định v chính tr, kinh tếđể phát triển kinh tếđối ngoại

Sự ổn định về chính trị, kinh tế thể hiện ở sự rõ ràng và nhất quán về đường lối chính trị, các đạo luật cơ bản, các quan hệ ngoại giao, các chính sách kinh tế (tỷ giá hối đoái, cán cân thương mại và thanh toán quốc tế).

3.5 Thu hút đầu tư nước ngoài

- Giới thiệu các dự án đầu tư qua các cuộc hội thảo, các diễn đàn đầu tư trong và ngoài nước, các phương tiện thông tin đại chúng.

- Thực hiện các hoạt động hỗ trợ các nhà đầu tư nước ngoài tiếp cận môi trường đầu tư để họ thực hiện các nghĩa vụ của nhà đầu tư đối với nước sở tại một cách thuận lợi, nhanh chóng nhất.

3.6 Điu hành hot động ngoi thương, đầu tư và chuyển giao khoa học công nghệqua các hoạt động QLNN về các mặt trên, như: qua các hoạt động QLNN về các mặt trên, như:

- Ban bố danh mục các mặt hàng cấm xuất nhập khẩu. - Cấp phép cho các hoạt động kinh tếđối ngoại.

4. Những định hướng chính trị, pháp lý cơ bản của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực kinh tếđối ngoại và quản lý nhà nước đối với kinh tếđối ngoại

Một phần của tài liệu Kiến thức về quản lý nhà nước tham khảo theo tài liệu QLNN ngạch chuyên viên (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)